Giảm ùn tắc giao thông: Thu phí ô tô vào nội đô có khả thi?

Sở GTVT TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất UBND TP cho xây dựng 34 trạm thu phí ô tô nhằm thực hiện dự án “Thu phí xe ô tô vào trung tâm TP để hạn chế ùn tắc giao thông (UTGT)”.

Mục tiêu của dự án nhằm góp phần kéo giảm UTGT ở khu vực trung tâm TP, thúc đẩy người dân sử dụng vận tải hành khách công cộng, giảm ô nhiễm môi trường, bổ sung nguồn ngân sách để bảo trì đường bộ và phát triển giao thông công cộng (GTCC) TP.

Chỉ áp dụng “phí tắc nghẽn” khi GTCC phát triển

Đề xuất của Sở GTVT đã gặp phải nhiều ý kiến phản biện, không đồng tình của người dân TP cũng như giới chuyên gia. Anh Nguyễn Nam Trung (quận 1, TP Hồ Chí Minh), người từng học và làm việc ở nhiều quốc gia phương Tây khẳng định: Phí nhằm giảm UTGT là phí tắc nghẽn (congrestion charge), một loại phí đánh vào người sử dụng hàng hóa, dịch vụ công tại thời điểm nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng cung ứng. Ví như giá điện, giá taxi Grab, giá vé máy bay, tàu hỏa… thường tăng cao vào giờ/mùa cao điểm và giảm thấp hơn vào giờ/mùa thấp điểm.

giam un tac giao thong thu phi o to vao noi do co kha thi
Tắc đường vào giờ cao điểm tại TP Hồ Chí Minh

Đối với phí tắc nghẽn đánh trên xe ô tô vào trung tâm TP, hiện chỉ mới áp dụng tại 5 TP lớn của nước ngoài: London (Vương quốc Anh), Stockholm và Gothenburg (Thụy Điển), Milan (Italia), Singapore nhưng với quy mô rất hạn chế, chủ yếu để điều tiết lượng khách du lịch đổ về theo mùa.

“Đặc điểm chung của 5 TP nước ngoài đang áp dụng phí tắc nghẽn là xe ô tô trở thành phương tiện giao thông chủ yếu bên cạnh xe công cộng phát triển đầy đủ, hiệu quả; lượng xe cá nhân chiếm tuyệt đại đa số; GDP bình quân đầu người đều ở mức siêu cao. Hơn nữa, phí tắc nghẽn chỉ áp dụng vào giờ cao điểm, thời điểm dễ xảy ra UTGT” - anh Trung cho biết.

Trước đó, việc thu phí tắc nghẽn đã từng được đề xuất ở nhiều TP như: Hồng Kông, Bắc Kinh, Quảng Châu (Trung Quốc), New York, San Francisco (Mỹ), Manchester (Vương quốc Anh)... nhưng đều vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng. Nhiều nhà nghiên cứu còn tuyên bố chính sách phí tắc nghẽn đào sâu thêm bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo.

Cụ thể, hạn chế quyền đi lại của người nghèo để người giàu có thể đi lại nhanh hơn, thuận tiện hơn. “Với hầu hết cư dân sống quanh khu vực, phí tắc nghẽn chỉ là một tên gọi khác của thuế, đánh vào cộng đồng dân cư đó. Nhiều báo cáo cho thấy hoạt động kinh doanh của các DN và cửa hàng trong khu vực bị tính phí tắc nghẽn giảm trung bình 25% so với trước” - anh Trung cho biết.

Chống ùn tắc hay nhằm thu phí?

Theo một số ý kiến, đối với đề xuất áp dụng thu phí tắc nghẽn của Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, cần nhìn lại GDP bình quân đầu người năm 2018 của TP ước khoảng 7.000 USD, chỉ bằng 1/10 GDP bình quân đầu người của 5 TP đã thu phí tắc nghẽn nêu trên. Về các dịch vụ GTCC ở TP, hiện chỉ đáp ứng vỏn vẹn 3% nhu cầu đi lại của người dân.

Số liệu năm 2017 cho thấy TP Hồ Chí Minh có 7,6 triệu xe máy, 700.000 ô tô. Như vậy có thế thấy xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu với số lượng gấp 10 lần ô tô. Đây là điểm hoàn toàn khác biệt khi so sánh với các TP đang hoặc dự kiến sẽ áp dụng phí tắc nghẽn.

Trong tổng số xe ô tô, đích ngắm của phí tắc nghẽn gồm: Xe công vụ, xe buýt, xe của các cơ quan quản lý Nhà nước, xe của các DN có trụ sở trong khu trung tâm, xe kinh doanh, dịch vụ vận tải, xe cá nhân.

giam un tac giao thong thu phi o to vao noi do co kha thi
Xe ô tô lưu thông trên đường Nguyễn Văn Cừ rẽ vào Trần Hưng Đạo (quận 1) dự kiến phải nộp phí

Trong các loại xe này, chỉ có xe cá nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bốn loại hình còn lại vẫn hoạt động bình thường và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển phí tắc nghẽn lên người sử dụng. Bởi vậy, có thể khẳng định phí tắc nghẽn không thể làm giảm UTGT ở khu vực trung tâm TP. Thậm chí nó sẽ gây tắc nghẽn ở các khu vực vành đai, do các xe di chuyển tránh tâm TP gây ra.

Trong các mục tiêu của dự án xây 34 cổng thu phí đa làn không dừng của Sở GTVT đưa ra, có mục tiêu nhằm “bổ sung nguồn ngân sách để bảo trì đường bộ và phát triển GTCC TP”.

Theo chị Hoàng Thanh Ngân (quận 3, TP Hồ Chí Minh), mục tiêu chính của dự án là thu phí. Với mức thu phí thấp nhất 40.000 đồng/xe, đã cao hơn gấp đôi mức phí thu ở tất cả các trạm BOT đang bao vây TP. Trong khi lưu lượng xe di chuyển trong TP cao hơn nhiều nên lượng tiền thu được rất lớn.

Một con số so sánh vào năm 2010 cho thấy, Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (ITD) đã trình dự án tương tự với kinh phí 1.200 tỷ đồng, phí thu 30.000 – 50.000 đồng/lượt ô tô, thu từ 6 - 20 giờ mỗi ngày và hoàn vốn trong 2 năm. Với lưu lượng xe qua hầm Thủ Thiêm hiện tại khoảng 25.000 ô tô/ngày, nếu thu mức 40.000 đồng/lượt, chỉ riêng tiền thu ở trạm này đã đủ hoàn vốn toàn bộ dự án sau 8 tháng, chưa kể 33 trạm còn lại cũng có lưu lượng xe nhiều không kém!

Còn nhớ hồi năm 2012, TP Hồ Chí Minh đã cho xây trạm thu phí hầm Thủ Thiêm, rồi phải đập vào năm 2017 “để chia sẻ khó khăn với người dân”. Nay Sở GTVT lại trình UBND TP thu phí chống ùn tắc ở ngay cửa hầm Thủ Thiêm. Phải chăng đây là cách thu phí hầm Thủ Thiêm trá hình?

Trả lời báo chí, KTS Ngô Viết Nam Sơn khẳng định đề xuất của Sở GTVT thu phí vào trung tâm TP không phải giải pháp tốt nhất và chưa đúng thời điểm. Giải pháp tốt nhất là mở nút thắt giao thông để có thời gian phát triển GTCC như trên thế giới đã làm, chứ không phải cứ thu phí sẽ giảm UTGT. Kẹt xe ở nội thành chỉ tập trung ở 2 đô thị đặc biệt (TP Hồ Chí Minh và Hà Nội) và có thể ở các đô thị loại 1.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho rằng, lắp trạm thu phí sẽ giảm xe cá nhân và phát triển GTCC là cái nhìn khá hẹp trong khi giao thông không chỉ ở nội thành. "Cứ thấy chỗ nào kẹt xe lại thu phí sẽ có nhiều nguy cơ, một người có việc phải vào trung tâm TP đi ra đi vào rồi bị thu phí là bất hợp lý.

Tại sao không dùng phí giữ xe nội thành, phí bãi xe để phát triển GTCC, như vậy sẽ hợp lý hơn. Phương án giải bài toán giảm UTGT là quy hoạch, tổ chức quy hoạch đô thị. Số tiền xây 34 cổng thu phí nên để đầu tư nghiên cứu GTCC sao cho hiệu quả hơn" - KTS Ngô Viết Nam Sơn nhận định.

34 cổng thu phí trên vành đai bao quanh dự án: Địa điểm dự án nằm trong khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh gồm quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10. Phạm vi dự án là vành đai thu phí bao gồm các tuyến: Hoàng Sa (dọc theo bờ kè kênh Thị Nghè - Nhiêu Lộc) đến đường Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Quy mô dự án xây 34 cổng thu phí đa làn không dừng, tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng, nguồn ngân sách TP, dự kiến năm 2019 - 2021.
Theo Kinh tế đô thị
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ùn tắc giao thông

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực, tăng tốc thực hiện mọi nhiệm vụ đề ra, đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh ước hoàn thành kế hoạch.
Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2029/QĐ-UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thành phố Thanh Hóa sẽ có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 0 giờ, ngày 1/1/2025
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.

Tin cùng chuyên mục

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các hạng mục khu tái định cư giai đoạn 4 để bố trí cho các hộ còn lại tại dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng cùng phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị tăng cường kiểm tra, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu vào những tháng cuối năm.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất 39,4 ha làm vật liệu san lấp tại huyện Như Thanh.
Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa năm 2024 tại tỉnh Thanh Hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động