Thứ tư 14/05/2025 16:09

Giảm thuế môi trường với xăng dầu, gỡ khó cho ngành vận tải

Theo các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang cần phục hồi sau thời gian đình trệ vì dịch Covid-19, nếu giá xăng dầu tăng cao sẽ kéo theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành khác, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải, logictisc… Theo đó, nhiều đề nghị được đưa ra như cần giảm thuế môi trường, thuế VAT để kìm đà tăng nóng của giá xăng dầu.

Nhiều tài xế có nguy cơ “giải nghệ”

Từ sau Tết Nguyên đán, với dịch Covid-19 bùng phát mạnh, đặc biệt là tại Hà Nội khiến lượng khách ít, thu nhập giảm, trong khi giá xăng dầu tăng liên tiếp khiến nhiều tài xế taxi, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Anh Nguyễn Quốc Hùng (30 tuổi, quê Thái Bình), tài xế một hãng xe công nghệ ở Hà Nội cho biết: "Từ ngày 1/3, khi biết tin giá xăng dầu lại tiếp tục tăng anh em tài xế chúng tôi rất lo lắng. Những ngày qua, dịch bùng phát ngày càng mạnh, lượng khách vốn đã ít nay còn giảm mạnh, giá xăng lại liên tục tăng cao, nhiều tài xế xe công nghệ như chúng tôi chỉ muốn "giải nghệ"".

Xăng dầu tăng mạnh khiến nhiều tài xế taxi, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo anh Hùng, với thời điểm chưa có dịch mỗi tháng anh chạy trung bình cũng được từ 15-20 triệu đồng, nhưng từ khi có dịch thu nhập đã giảm hơn một nửa. Hai năm qua, ảnh hưởng của dịch công việc của anh đã bấp bênh, nay xăng tăng nữa thu nhập lại giảm đi. "Với mức thu nhập 7-8 triệu đồng/tháng đến bản thân còn chưa đủ sống chứ chưa nói tới phải nuôi gia đình" - anh Hùng bày tỏ.

Cùng cảnh, anh Hoàng Ngọc Tú (Phú Thọ) - một tài xế Grabcar cho biết: “Nếu trước đây mỗi ngày tôi kiếm được khoảng 400.000 - 600.000 đồng thì bây giờ giảm còn 200.000 - 300.000 đồng. Số tiền này không đủ để tôi trang trải cuộc sống vì còn phải lo cơm nước và tiền học cho con. Chắc tôi phải tạm nghỉ một thời gian, đợi dịch đỡ hơn và xăng rẻ đi mới chạy tiếp”.

Cũng theo các doanh nghiệp vận tải cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp đang “chết đứng” vì giá xăng dầu liên tục tăng cao. Nhiều doanh nghiệp đang phải tính toán phương án kinh doanh làm thế nào để hòa vốn chứ đừng nói có lãi. Để gỡ gạc chi phí, anh Nguyễn Mạnh Tuấn (lái xe khách tuyến Hà Nội - Lạng Sơn) đã tranh thủ lợi thế xe nhỏ để vận chuyển thêm hàng hóa cho khách, kiếm thêm thu nhập.

Theo các hiệp hội taxi, năm qua, các hãng taxi được hoạt động nhưng rất cầm chừng vì phải chấp hành quy định không được phép chở quá 50% số ghế. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự với số lượng lớn. Điển hình, tại Vinasun đã cắt giảm hơn 2.500 nhân viên, trong đó khoảng 1.800 tài xế, do hoạt động kinh doanh bị thu hẹp vì dịch bệnh.

Trong khi đó, tại kỳ điều hành giá ngày 1/3, mỗi lít xăng E5 RON 92 đã tăng lên mức 26.070 đồng, xăng RON 95 là 26.830 đồng. Đây đã là lần tăng thứ 6 liên tiếp của giá xăng trong nước từ giữa tháng 12/2021 đến nay. Các doanh nghiệp taxi cho rằng, nếu nhà chức trách không đưa ra phương án giảm thuế môi trường để kìm giá xăng, họ buộc phải điều chỉnh giá cước.

Cần giảm thuế môi trường với xăng dầu

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế đang cần phục hồi sau thời gian đình trệ vì dịch Covid-19, nếu giá xăng dầu tăng cao sẽ kéo theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành khác, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải, logictisc… Việt Nam hiện điều hành giá xăng dầu dựa trên giá xăng dầu thế giới và chưa áp dụng trợ giá xăng dầu, nhưng trước biến động tăng nóng của giá xăng dầu thế giới, đang có nhiều đề nghị giảm thuế môi trường, thuế VAT để kìm đà tăng nóng của giá xăng dầu.

Chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long cho hay, giá xăng dầu trong nước hiện nay phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới. Việt Nam không có cách nào làm giá xăng thế giới hạ nhiệt, chỉ có thể ổn định giá mặt bằng này bằng cách điều chỉnh hai van là thuế và quỹ bình ổn giá (BOG). Với việc quỹ bình ổn nay đã cạn, chỉ còn trông vào điều chỉnh thuế phí.

Các chuyên gia cho rằng, chỉ có điều chỉnh thuế, phí xăng dầu mới có thể giúp doanh nghiệp vận tải bớt khó và người tiêu dùng được hưởng lợi.

Thực tế cho thấy, hiện mỗi lít xăng dầu bán ra thị trường phải gánh 4 loại thuế gồm, thuế giá trị gia tăng 10%, thuế nhập khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và thuế bảo vệ môi trường từ 3.800 - 4.000 đồng/lít. Các chuyên gia cho rằng, trong số này, thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt là có thể giảm. Vì nếu thuế bảo vệ môi trường giảm khoảng 2.000 đồng, không chỉ giá cước vận tải mà giá hàng hoá trên thị trường sẽ ổn định. Mặt khác, doanh nghiệp taxi sẽ không phải gánh thêm các chi phí phát sinh của quá trình điều chỉnh giá.

Theo tính toán của ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, chi phí xăng dầu đang chiếm 30-35% tổng chi phí mỗi cuốc xe di chuyển. Đợt tăng lần thứ 6 liên tiếp đang khiến chi phí nhiên liệu đầu vào của ngành này ngày càng tăng. Do đó, chỉ có điều chỉnh thuế, phí xăng dầu mới có thể giúp doanh nghiệp vận tải bớt khó và người tiêu dùng được hưởng lợi.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

PVEP kiên định đường lối, giữ vững vai trò chủ lực trong ngành dầu khí

Giá dầu giảm mạnh: Cơ hội vàng cho ngành lọc hóa dầu Việt Nam

Bước tiến lớn của Ai Cập trong ngành dầu khí

Giá dầu giảm khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về thuế

Sau sắp xếp, Petrovietnam sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án đặc biệt

Dự báo giá dầu năm 2025/2026 có nguy cơ giảm

Giá dầu tăng khi Mỹ hủy giấy phép của Chevron tại Venezuela

Petrovietnam nộp ngân sách 'khủng' ngay tháng đầu năm 2025

Thuế quan Trung Quốc sẽ cản trở xuất khẩu LNG của Mỹ?

Petrovietnam bứt phá trong kỷ nguyên năng lượng mới

Bộ Công Thương kiểm tra nguồn cung xăng dầu Tết Ất Tỵ

Petrovietnam muốn 'bắt tay' các đối tác Czech phát triển năng lượng

Kiến nghị chỉnh sửa quy định ứng phó sự cố tràn dầu

Petrovietnam ra quân quyết tâm hoàn thành dự án nhiệt điện lớn tốp đầu Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Phản ứng của thị trường dầu sau quyết định hoãn tăng sản lượng của OPEC+

Quan chức OPEC+ hé lộ kế hoạch giảm sản lượng dầu trong năm 2025

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình