Giám sát an toàn lao động bằng công nghệ số

Đây là cách mà Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang thực hiện, nhằm giám sát an toàn vệ sinh lao động của các nhóm công nhân đang làm việc trên lưới.

Trước đây, để kiểm soát an toàn, cán bộ làm công tác an toàn phải xuống trực tiếp hiện trường. Trong khi đó, địa bàn quản lý của EVNNPC trải dài nhiều tỉnh/thành trong cả nước; phần lớn thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đi lại rất khó khăn. Quy trình này vừa tốn thời gian, công sức di chuyển, vừa kém chi phí.

5412-giam-sat-an-toan-lao-dong-bang-cong-nghe-so
Mỗi nhóm công nhân khi ra hiện trường làm việc phải sử dụng thiết bị di động thông minh

Để kiểm soát toàn bộ khối lượng công việc của từng điện lực/công ty điện lực, biết rõ đơn vị nào đang triển khai nội dung gì, công việc như thế nào, ở địa điểm nào, ai đang kiểm soát công tác an toàn tại đó… EVNNPC đã ứng dụng hệ thống phần mềm để giám sát an toàn.

Theo đó, không cần trực tiếp kiểm tra hiện trường, lãnh đạo các cấp từ điện lực đến Tổng công ty cũng có thể giám sát an toàn vệ sinh lao động của những nhóm công nhân. Mỗi nhóm công nhân khi ra hiện trường làm việc phải sử dụng thiết bị di động thông minh chụp ảnh các thao tác gửi lên hệ thống. Lúc này, cán bộ an toàn ở các cấp từ điện lực, công ty, Tổng công ty sẽ lập tức tiếp nhận được hình ảnh để theo dõi, giám sát; đồng thời có thể phân tích, đưa ra giải pháp về kỹ thuật, khắc phục sự cố mà không cần thiết phải đến trực tiếp hiện trường. Qua ứng dụng này, các cấp đều có thể giám sát đồng thời những nhóm công nhân đang thao tác trên lưới ở mọi địa điểm. Từ đó, kịp thời phát hiện ra những sai sót, điều chỉnh ngay, góp phần vào việc đảm bảo an toàn lao động.

Đối với trường hợp phải xử lý sự cố trong phòng chống thiên tai và ứng cứu khẩn cấp, người lao động cũng có thể chuyển ảnh từ hiện trường lên hệ thống. Lúc này, các phòng ban như, An toàn, Kỹ thuật, Điều độ, xây dựng cơ bản... có thể kịp thời phân tích tình huống sự cố, đưa ra phương án chỉ đạo, khắc phục nhanh nhất.

Mỗi tuần theo kế hoạch, đơn vị sẽ tiến hành đăng ký công việc trên lưới điện, trình các cấp phê duyệt trên hệ thống phần mềm.

Nhờ việc áp dụng công nghệ này mà những năm gần đây, toàn EVNNPC không xảy ra bất kỳ vụ tai nạn lao động do nguyên nhân chủ quan.

Theo lãnh đạo Ban An toàn EVNNPC, để triển khai phần mềm này, Tổng công ty cũng gặp những khó khăn nhất định, đó là việc thay đổi nhận thức, cách làm của người lao động. Trước đây, công nhân làm việc chỉ thao tác thủ công nên khi ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thường ngày cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là những công nhân lớn tuổi. Đó chưa kể việc yêu cầu phải chụp ảnh cập nhật lên hệ thống, cũng tăng thêm áp lực về việc bị giám sát khi đang làm việc. Với việc đưa phần mềm này vào hoạt động buộc mỗi cán bộ, công nhân khi làm việc phải có ý thức hơn trong việc thực hiện đúng quy trình, quy phạm an toàn, vì khi hình ảnh được gửi về hệ thống, nếu không tuân thủ quy trình an toàn sẽ bị trừ điểm.

Để khắc phục những khó khăn, Tổng công ty đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn bằng hình thức trực tuyến cho tất cả đối tượng. Thậm chí, với những đơn vị chậm thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu, Tổng công ty cử cán bộ xuống trực tiếp các tổ đội sản xuất để hướng dẫn. Đến nay, toàn bộ hệ thống đã vận hành ổn định. Công nhân cũng đã quen với các thao tác trên máy khi đi làm nhiệm vụ và ý thức tuân thủ các quy trình an toàn cũng đã được nâng lên rõ rệt.

Trong thời đại công nghệ 4.0, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, thời gian tới, EVNNPC sẽ tiếp tục phát triển các công nghệ mới vào quản lý an toàn lao động. Cụ thể, việc đăng ký, phê duyệt phương án thi công sẽ được thực hiện trên không gian mạng, thông qua chữ ký số; thay vì kết thúc mỗi phiên công tác, công nhân điện lực phải về đơn vị khóa phiếu và nhận nhiệm vụ mới. Mọi thao tác này đều thực hiện trên phần mềm, thông qua thiết bị di động cầm tay của người lao động, giúp công nhân tiết kiệm được thời gian đi lại. Tổng công ty cũng đang tiến hành nghiên cứu đưa trí tuệ nhân tạo vào phân tích hình ảnh về an toàn. Đồng thời, lắp đặt các màn hình kiểm soát an toàn tại các đội trực vận hành. Như vậy, ngoài việc trực sửa chữa và điều hành hệ thống lưới điện, Phòng trực vận hành sẽ có thêm nhiệm vụ kiểm soát an toàn, còn những người làm công tác an toàn sẽ thực hiện nhiệm vụ khác, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghệ số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Than đồng bộ thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ngành Than đồng bộ thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động

Với đặc thù khai thác khoáng sản trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm… thời gian qua, ngành Than đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Bắc Kạn: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn cho 444 doanh nghiệp

Bắc Kạn: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn cho 444 doanh nghiệp

Theo bà Lò Thị Hoán, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2021, tỉnh đã thực hiện giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 444 đơn vị, với số tiền giảm đóng hơn 1,9 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đóng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Doanh nghiệp đóng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có việc giảm mức đóng bằng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các doanh nghiệp.
Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro

Việc người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ ngày 1/7/2021 – 30/6/2022) cho người lao động, đã giúp doanh nghiệp có thêm kinh phí hỗ trợ tốt hơn người lao động.
Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Những ngày sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhiều thiết bị điện như dây cáp đồng, thanh giằng trạm biến áp… trên địa bàn thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) liên tiếp bị mất cắp, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng, gián đoạn việc cung cấp điện cho khách hàng.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Huấn luyện an toàn lao động là một trong những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên năm 2021 ước tính chỉ có khoảng 2 triệu người lao động được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa giới thiệu tổng quan dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu”. Đây là một trong những hoạt động nhằm từng bước chuyển đổi mô hình phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Sáng 4/11 tại Việt Trì (Phú Thọ), Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) kết hợp với Công ty CP Hóa chất Việt Trì tổ chức Hội nghị “Tập huấn các quy định của pháp luật về an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo sử dụng cho ngành nước”. Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, các doanh nghiệp, đối tác trong ngành nước và hóa chất tham dự.
Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

Xác định an toàn vệ sinh lao động là một trong những điều kiện bắt buộc để người lao động yên tâm làm việc, mang lại năng suất cho doanh nghiệp… thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được ngành chức năng, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chú trọng thực hiện.
An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Với việc tổ chức tập huấn, trang bị thiết bị lao động đầy đủ; tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên đến người lao động, người sử dụng lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)… các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra trong quá trình lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã giảm mạnh.
Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Cùng với sản xuất, kinh doanh, kế hoạch bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng được Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ (KĐN) xây dựng từ đầu năm, để triển khai thực hiện có hệ thống và nghiêm túc, bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty.
Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhằm cải thiện chất lượng lao động, để có thể đáp ứng kịp thời xu thế.
An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Làng nghề đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm nghìn lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, một số làng nghề luôn đối diện với nguy cơ cao mất an toàn lao động.
Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ký Văn bản số 2749/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động.
Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Trong 5 năm (2016 - 2020) thực hiện Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), công tác ATVSLĐ đã được các cấp, ngành nhiều địa phương trong cả nước quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện.
Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Mới đây tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3, tỉnh Đồng Nai, Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam (Dow Việt Nam) đã phối hợp với Hội Hóa học Việt Nam cùng các đơn vị khác và lực lượng chức năng phòng cháy chữa cháy, y tế, tổ chức diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển.
Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Đây là cách làm của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn lao động trong sản xuất.
Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Cùng với ý thức của mỗi người lao động, việc doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại sẽ giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không tốt đến môi trường, sức khỏe con người.
Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Để kiến tạo môi trường lao động thực sự hiệu quả, mang lại sự an tâm tin tưởng của đối tác, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Nam Định đã nỗ xây dựng môi trường làm việc chuẩn an toàn.
Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

So với các ngành khác, lao động trong nông nghiệp có nguy cơ mắc tai nạn lao động chỉ đứng sau xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ.
An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

Người lao động làm việc tại các công trình xây dựng luôn tiềm ẩn nguy cơ cũng như mức độ nguy hiểm cao. Chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể mất tính mạng.
An toàn lao động để phát triển bền vững

An toàn lao động để phát triển bền vững

Đây là quan điểm của nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nhờ đó, DN duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động nâng cao; đời sống vật chất, tinh thần của người lao động từng bước được cải thiện.
Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Ngành Công Thương có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, và sản xuất công nghiệp là nòng cốt trong tăng trưởng GDP của đất nước. Tuy nhiên, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như khai thác khoáng sản, điện, hóa chất, xăng dầu… luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn lao động. Vì vậy, những năm qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN) luôn là nhiệm vụ cấp bách được Bộ Công Thương quan tâm.
Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

Sự việc 7 bệnh nhân làm cùng phân xưởng của công ty sản xuất nhựa tại Thanh Miện, Hải Dương bị nhiễm độc thiếc (trong đó 1 người đã tử vong), mới đây, là lời cảnh tỉnh về vấn đề sức khỏe nghề nghiệp môi trường mới ở nước ta và sự đảm bảo an toàn cho người lao động.
An toàn lao động: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người

An toàn lao động: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người

Chỉ khi ý thức của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được chuyển hóa thành hành vi, thì các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) mới được giảm thiểu tối đa.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động