Giảm rủi ro cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam

Cùng với sự gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu, sự cạnh tranh và va chạm về lợi ích giữa các ngành sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu ngày càng phức tạp.
Doanh nghiệp phải chủ động phòng tránh các biện pháp phòng vệ thương mại Xu hướng bảo hộ thương mại đang diễn ra như thế nào?

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng chịu sức ép lớn trước các biện pháp điều tra phòng vệ thương mại (PVTM).

Bảo hộ thương mại là xu hướng trên toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) công bố mới đây cho thấy, chính sách bảo bộ thương mại có thể có nhiều hình thức, trong đó thuế quan là biện pháp được sử dụng chủ yếu. Ngoài ra còn có các rào cản phi thuế quan như: tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh, hạn ngạch, kiểm soát trao đổi, giấy phép nhập khẩu, yêu cầu về thủ tục hải quan, yêu cầu về quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt.

Thép Việt Nam xuất khẩu là mặt hàng thường xuyên đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh minh họa
Thép Việt Nam xuất khẩu là mặt hàng thường xuyên đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh minh họa

Theo báo cáo, chính sách bảo hộ thương mại có thể cho phép các chính phủ thúc đẩy thương mại và sản xuất trong nước đối với hàng hóa và dịch vụ, áp dụng trợ cấp thuế quan và hạn ngạch hoặc hạn chế hàng hóa và dịch vụ nước ngoài trên thị trường. Tuy nhiên, về lâu dài, việc từ bỏ các chính sách thương mại tự do hoặc triển khai các biện pháp bảo hộ có thể gây ảnh hưởng cho các quốc gia như làm chậm tăng trưởng kinh tế và gia tăng lạm phát.

Các biện pháp bảo hộ thương mại có thể làm hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, khi hàng nhập khẩu được nhập với thuế suất cao thì giá của hàng hoá đó sẽ được bán với giá cao, khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu bị giảm xuống.

Bên cạnh đó, các chính sách này có thể bảo hộ các nhà sản xuất trong nước, thúc đẩy thương mại và sản xuất của các doanh nghiệp nội địa; hàng hoá nội địa có cơ hội tiếp cận thị trường ít cạnh tranh hơn do các chính sách bảo hộ đã hạn chế hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.

Cá tra Việt Nam thường xuyên bị Mỹ áp thuế chống án phá giá. Ảnh minh họa
Cá tra Việt Nam thường xuyên bị Mỹ áp thuế chống án phá giá. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, chủ nghĩa bảo hộ đã trở thành xu hướng trên toàn cầu kể từ năm 2008, khi mà các quốc gia sử dụng các chính sách mới nhằm hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp nội địa trước sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, thế giới chứng kiến sự bùng nổ của các chính sách bảo hộ thương mại mạnh mẽ, đặc biệt là xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn: Trung Quốc - Mỹ; Trung Quốc - Australia; Mỹ - EU; EU và Trung Quốc; Nga - các quốc gia phương Tây.

Chú trọng cảnh báo sớm phòng vệ thương mại

Để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp cũng như duy trì dòng chảy thương mại cho hàng hóa xuất khẩu, thời gian qua, Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề PVTM, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác cảnh báo sớm.

Phó Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương) Chu Thắng Trung cho biết: Cục đã thường xuyên theo dõi và cung cấp danh sách cảnh báo một số mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra PVTM, điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ. Hoạt động này đã đưa ra dự đoán tương đối chính xác, giúp các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất, xuất khẩu, chuẩn bị nguồn lực, xây dựng kế hoạch ứng phó hiệu quả trong nhiều vụ việc.

Bên cạnh đó, Cục PVTM còn thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao nhận thức, kiến thức về PVTM một cách tổng quát và chuyên sâu cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, hiệp hội, các cơ quan liên quan. Ngoài ra, đơn vị bám sát việc trao đổi, cung cấp thông tin về PVTM để các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan cập nhật kịp thời.

Giám đốc Trung tâm Hội nhập WTO – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại tự do được thi hành đi kèm các ưu đãi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp thì cũng tồn tại song song các biện pháp PVTM.

Việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM sẽ tác động tới hoạt động xuất khẩu chung. Nếu các doanh nghiệp xử lý không tốt, hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ bị áp dụng thuế PVTM ở mức cao, làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu.

Vì vậy, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về tầm quan trọng của việc xử lý tốt vụ việc PVTM và vai trò then chốt của doanh nghiệp khi tham gia xử lý vụ việc. Đặc biệt, doanh nghiệp cần đánh giá và dự báo trước nguy cơ bị điều tra PVTM để chuẩn bị sớm và chủ động xử lý khi có vấn đề phát sinh.

Những tháng cuối năm 2023, Cục PVTM sẽ tiếp tục triển khai thực thi pháp luật PVTM một cách công khai, minh bạch, công bằng; tiến hành điều tra các vụ việc PVTM mới khi có đề nghị của ngành sản xuất trong nước, rà soát các biện pháp PVTM đang có hiệu lực đối với hàng nhập khẩu.

Theo kinhtedothi.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, EU đã ban hành thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.
Kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ vừa ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
Rút đơn rà soát thuế xi măng Việt Nam tại Philippines

Rút đơn rà soát thuế xi măng Việt Nam tại Philippines

Theo thông báo của Ủy ban thuế Philippines (TC), nguyên đơn đã rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá xi măng Việt Nam.
EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

Ủy ban châu Âu (EC) vừa có thông báo không áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát nhập khẩu vào EU.
Quy định mới về phòng vệ thương mại Hoa Kỳ năm 2025

Quy định mới về phòng vệ thương mại Hoa Kỳ năm 2025

Quy định mới về phòng vệ thương mại Hoa Kỳ năm 2025 vừa được ban hành. Theo đó, Hoa Kỳ đã sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định hiện hành.

Tin cùng chuyên mục

Kết quả rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ với đường mía nhập khẩu

Kết quả rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ với đường mía nhập khẩu

Bộ Công Thương ban hành Quyết định kết quả rà soát áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt khó trên thị trường quốc tế

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt khó trên thị trường quốc tế

Tận dụng các FTA để đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại trên thị trường quốc tế.
Sợi Elastomeric Filament Yarn bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ

Sợi Elastomeric Filament Yarn bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ

Ấn Độ đã nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Rà soát áp dụng chống bán phá giá sợi dài polyeser

Rà soát áp dụng chống bán phá giá sợi dài polyeser

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài polyeser nhập khẩu.
Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Thái Lan khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với tôn kẽm

Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với tôn kẽm

Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Canada kết luận rà soát giá trị thông thường ống dẫn dầu

Canada kết luận rà soát giá trị thông thường ống dẫn dầu

Canada đã ban hành kết luận đợt rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với mặt hàng ống dẫn dầu (OCTG) nhập khẩu từ một số nước.
Thái Lan rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá thép

Thái Lan rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá thép

Thái Lan thông báo khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép các bon cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc...
Phòng vệ thương mại: Biến ‘nguy’ thành ‘cơ’ trước ‘bão’ thương trường

Phòng vệ thương mại: Biến ‘nguy’ thành ‘cơ’ trước ‘bão’ thương trường

Các quốc gia sẽ có xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng nhiều, cùng với đó, mức độ phức tạp và quy mô của các vụ việc cũng tăng lên.
Việt Nam-Hoa Kỳ đạt thoả thuận giải quyết vụ tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO

Việt Nam-Hoa Kỳ đạt thoả thuận giải quyết vụ tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO

Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt thoả thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp thuỷ sản vượt qua khó khăn

Cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp thuỷ sản vượt qua khó khăn

Những cảnh báo sớm về nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhằm vượt qua các vụ kiện.
Doanh nghiệp gỗ tạo sức mạnh ‘bó đũa’ ứng phó phòng vệ

Doanh nghiệp gỗ tạo sức mạnh ‘bó đũa’ ứng phó phòng vệ

Trước tần suất xuất hiện các vụ kiện phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tạo sức mạnh ‘bó đũa’ để ứng phó.
Ban hành câu hỏi điều tra chống bán phá giá thép cán nguội

Ban hành câu hỏi điều tra chống bán phá giá thép cán nguội

Bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội vừa được ban hành.
Doanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Từ chỗ hoang mang, đến nay, doanh nghiệp thép Việt Nam đã làm quen và chủ động hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Năm 2025 cần thúc đẩy công tác cảnh báo sớm

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Năm 2025 cần thúc đẩy công tác cảnh báo sớm

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân yêu cầu, năm 2025 cần thúc đẩy công tác cảnh báo sớm và để đạt hiệu quả phải tích cực phối hợp với các hiệp hội ngành hàng.
Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp

Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp

Năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu bảo vệ sản xuất trong nước

Xây dựng cơ sở dữ liệu bảo vệ sản xuất trong nước

Xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngành sản xuất trong nước có liên quan đến những biện pháp phòng vệ thương mại trong hội nhập kinh tế giai đoạn 2025 - 2030.
Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại giúp xuất khẩu bền vững

Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại giúp xuất khẩu bền vững

Bộ Công Thương đã tăng cường triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại hướng tới xuất khẩu bền vững.
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament yarn

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament yarn

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với sợi nylon filament yarn có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động