Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngày 8/5, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên với chủ đề “Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam”.
Ngành thép thích ứng để xuất khẩu bền vững Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo các bên liên quan đến từ các Bộ, ngành và cơ sở nghiên cứu, đào tạo: Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Thành viên Độc lập Hội đồng Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội, các thành viên trong cộng đồng ngoại giao và khu vực tư nhân.

Toàn cảnh toạ đàm
Toàn cảnh toạ đàm

Buổi thảo luận này đánh dấu sự ra mắt của chuỗi “Tọa đàm khí hậu Hà Nội”, một chuỗi sự kiện mới nhằm trao đổi về các chủ đề khác nhau liên quan đến biến đổi khí hậu. Tọa đàm Khí hậu Hà Nội cung cấp một nền tảng để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức và thúc đẩy hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, cộng đồng khoa học và công chúng.

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam
TS Guido Hildner - Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, TS Guido Hildner- Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức, nhấn mạnh, quyết định tổ chức 'Tọa đàm khí hậu' tại Việt Nam là sự ghi nhận đối với tham vọng khí hậu của Việt Nam và là minh chứng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa Đức và Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng.

Sản xuất thép trên toàn thế giới tạo ra tối thiểu là 7% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Dấu chân carbon của nó chạm tới hầu hết các ngành công nghiệp. Ngành thép của Đức là một trong những ngành phát thải CO2 lớn nhất. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất thép, hiện dẫn đầu Đông Nam Á, vẫn là một trong những ngành phát thải carbon chính của đất nước.

Châu Âu và Đức đặt mục tiêu trở thành những nước đi đầu trong sản xuất thép có hàm lượng CO2 thấp. “Mục tiêu chính của chúng tôi là gắn sự thịnh vượng với giảm phát thải carbon. Trên thực tế, quá trình chuyển đổi xanh của các ngành công nghiệp nặng là một thách thức toàn cầu. Một trong những mục tiêu chính của diễn đàn này là cung cấp hỗ trợ cho các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trong quá trình nỗ lực tiến tới phát triển nền công nghiệp thân thiện với khí hậu”- Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức nói.

Trong buổi thảo luận, các chuyên gia quốc tế đã khám phá các khía cạnh công nghệ, kinh tế và chính sách của việc chuyển đổi sản xuất thép sang các phương pháp bền vững hơn. Thép là một trong những vật liệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và là thành phần trung tâm của nền kinh tế toàn cầu, do đó thép trở thành ưu tiên toàn cầu trong việc giảm phát thải carbon. Việc khử carbon trong các lĩnh vực khó có thể cắt giảm như thép đòi hỏi phải áp dụng nhiều công cụ, công nghệ và huy động đầu tư, qua đó giảm lượng khí thải carbon trong sản phẩm.

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam
Ông Chu Hoàng Đức Anh- đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhấn mạnh sự cần thiết của việc giảm thải carbon đối với ngành thép

Ông Chu Hoàng Đức Anh- đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhấn mạnh sự cần thiết của việc giảm thải carbon và ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những trọng tâm nhiệm vụ hàng đầu và cấp thiết hiện nay, đặc biệt là ngành thép là một phân khúc quan trọng trong ngành sản xuất công nghiệp, có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn.

GS TS Bùi Anh Hòa, giảng viên, Trưởng Khoa Kỹ thuật vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về quy trình sản xuất thép tại Việt Nam và các phân tích của ông về cách giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất thép dưới góc độ khoa học.

Bà Cécile Seguineaud, nhà phân tích chính sách công nghiệp, Chương trình Huy động đầu tư và tài chính cho năng lượng sạch, OECD cũng nhìn nhận, cần đầu tư nhiều vào công nghệ carbon thấp để điều chỉnh tăng trưởng ngành công nghiệp cho phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của các quốc gia. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong việc thiết kế các giải pháp tài chính và cải thiện các điều kiện khung giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của ngành thép.

Bên cạnh đó, bà Jennifer Pham, Cố vấn khu vực về Chuỗi giá trị bền vững, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, trình bày về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU nhằm giải quyết nguy cơ rò rỉ carbon, tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất thép và khuyến khích các ngành công nghiệp trên toàn cầu giảm phát thải carbon và nắm bắt các công nghệ xanh hơn.

Buổi tọa đàm đóng vai trò quan trọng trong việc nêu bật nhu cầu cấp thiết về khử carbon trong các ngành công nghiệp phát thải nặng và tái khẳng định tầm quan trọng của hành động khí hậu toàn cầu. Trong bối cảnh ngành thép đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định, bởi thông qua mô hình sản xuất kinh doanh tuần hoàn, bền vững và phát thải carbon thấp lĩnh vực này sẽ đóng góp trực tiếp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới sản xuất – tiêu dùng xanh và bền vững.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thép trong nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất trong 3 năm

TP. Hồ Chí Minh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất trong 3 năm

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng trưởng 5,3% so với cùng ky, tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Ngành dệt may, da giày: Phát triển thị trường mới nhưng không “nới cũ”

Ngành dệt may, da giày: Phát triển thị trường mới nhưng không “nới cũ”

Đa dạng thị trường xuất khẩu, phát triển bền vững là những giải pháp quan trọng Bộ Công Thương đã và đang hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 8,9% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 5 tiếp tục xu hướng tăng trưởng, theo đó IIP tháng 5 tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Quảng Bình: 52 sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Bình: 52 sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Chiều ngày 28/5, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Bình đã lựa chọn 52 sản phẩm đạt tiêu chí.
Công bố chuẩn y Bí thư Đảng ủy, quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Giấy Việt Nam

Công bố chuẩn y Bí thư Đảng ủy, quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Giấy Việt Nam

Sáng 28/5, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố chuẩn y Bí thư Đảng ủy, bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025

Đề nghị xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025

Cục Công Thương địa phương đã gửi công văn tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025.
Cách nào tạo dựng thị trường cho ngành cơ khí Việt Nam?

Cách nào tạo dựng thị trường cho ngành cơ khí Việt Nam?

Cả nước có khoảng 3.100 DN ngành cơ khí, cơ hội phát triển đối với ngành này đang rộng mở, nhưng thực tế các sản phẩm cơ khí chưa có chỗ đứng trên thị trường.
Tạo điều kiện thuận lợi để ngành đóng tàu Khánh Hòa phát triển

Tạo điều kiện thuận lợi để ngành đóng tàu Khánh Hòa phát triển

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang đến kiểm tra tình hình sản xuất của Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS), sáng 27/5.
Hải Phòng gặp khó trong phát triển cụm công nghiệp

Hải Phòng gặp khó trong phát triển cụm công nghiệp

Khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính là nguyên nhân gây khó khăn cho Hải Phòng trong công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Hà Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 7,51%

Hà Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 7,51%

Sáng 27/5, Hà Giang tổ chức phiên họp tháng 5, trực tuyến tới các huyện, thành phố nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế- xã hội tháng 5.
Không gian kinh tế số rộng mở trong ngành công nghiệp, thương mại điện tử

Không gian kinh tế số rộng mở trong ngành công nghiệp, thương mại điện tử

Theo Bộ TT&TT, một số ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế và nhiều không gian phát triển kinh tế số như: Nông nghiệp, thương mại điện tử, sản xuất công nghiệp…
Bổ sung chính sách mới thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng

Bổ sung chính sách mới thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp quốc phòng có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Đổi mới công tác khuyến công: Hướng nào phù hợp?

Đổi mới công tác khuyến công: Hướng nào phù hợp?

Đổi mới công tác khuyến công là yêu cầu cấp thiết nhưng thực hiện theo hướng nào, cơ chế khuyến khích ra sao đang được Bộ Công Thương bàn thảo.
Thêm “trợ lực” để ngành công nghiệp ô tô bứt phá

Thêm “trợ lực” để ngành công nghiệp ô tô bứt phá

Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, cần cấp thiết xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Các hiệp định thương mại sẽ tác động mạnh tới ngành ô tô Việt Nam?

Các hiệp định thương mại sẽ tác động mạnh tới ngành ô tô Việt Nam?

Các DN ô tô Việt Nam cần tìm hiểu kỹ cam kết EVFTA để tận dụng cơ hội từ Hiệp định cũng như sẵn sàng cho tương lai cạnh tranh khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan.
Bộ Công Thương giải quyết triệt để các vướng mắc cho phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương giải quyết triệt để các vướng mắc cho phát triển cụm công nghiệp

Địa phương còn lúng túng trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, xử lý chuyển giao các cụm công nghiệp do nhà nước làm chủ đầu tư và cần được hỗ trợ tháo gỡ.
Ngành công nghiệp- “giải bài toán” phụ thuộc FDI

Ngành công nghiệp- “giải bài toán” phụ thuộc FDI

Tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo đang ở mức cao, nhưng đóng góp chính thuộc khối doanh nghiệp FDI.
Đa dạng hình thức hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn

Đa dạng hình thức hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn

Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ từ tăng năng lực sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, Bộ Công Thương đã và đang tạo đà cho công nghiệp nông thôn phát triển.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nói gì về việc cung ứng điện cho Foxconn?

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nói gì về việc cung ứng điện cho Foxconn?

Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định sẽ đảm bảo cung ứng điện phục vụ cho các doanh nghiệp tốt nhất và không có chuyện thiếu điện.
Phát triển công nghiệp hóa chất theo hướng tập trung, hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn

Phát triển công nghiệp hóa chất theo hướng tập trung, hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn

Đến năm 2030, tăng trưởng công nghiệp hóa chất đạt bình quân từ 10 - 11%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt 4-5%.
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Hơn 2.000 sáng kiến cải tiến làm lợi hơn 50 tỷ đồng

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Hơn 2.000 sáng kiến cải tiến làm lợi hơn 50 tỷ đồng

Trong năm 2023, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng có hơn 2.000 sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật được đưa vào áp dụng trong sản xuất, làm lợi hơn 50 tỷ đồng.
“Cảng Xanh” đánh thức sức mạnh của hệ thống điện bờ

“Cảng Xanh” đánh thức sức mạnh của hệ thống điện bờ

Công nghệ iMSPO không chỉ giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mà còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành và tăng tính linh hoạt cho ngành cảng biển.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040.
Ngành sữa trong nước đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu

Ngành sữa trong nước đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu

Nguồn trong nước hiện chỉ đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu sữa dùng chế biến, do đó còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp ngành sữa tăng sản lượng.
Công nghiệp phát triển mất cân đối, cần “hoá giải” điểm nghẽn?

Công nghiệp phát triển mất cân đối, cần “hoá giải” điểm nghẽn?

Thời gian qua,chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI đặt ra yêu cầu hướng tới hình thành hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động