Giảm khó khăn cho doanh nghiệp: Chính sách triển khai cần linh hoạt, đúng thời điểm

Liên tiếp chịu các tác động của dịch Covid-19, khả năng chống chọi, chịu đựng của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất mong manh. Vì vậy, việc triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng như các thủ tục hành chính cần phải thay đổi linh hoạt, phù hợp với thực tế hơn.

Đây là nhấn mạnh của ông Tô Hoài Nam – Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp đang gặp phải trước làn sóng dịch Covid-19 thứ tư.

Giảm khó khăn cho doanh nghiệp: Chính sách triển khai cần linh hoạt, đúng thời điểm
Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trước đại dịch Covid-19

Thưa ông, dịch Covid-19 lần thứ 4 đang tiếp tục giáng đòn vào doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, khiến cho họ tiếp tục bị rút hết nguồn lực. Ông đánh giá thế nào về thực tế hiện nay của doanh nghiệp?

Có thể nói rằng, trải qua thời gian kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, sức khỏe của doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực đều bị ảnh hưởng rất nặng nề, nhất là phải kể tới lực lượng doanh nghiệp nằm trong khối dịch vụ, du lịch, vận chuyển, bán lẻ. Tôi muốn nhấn mạnh đến khối kinh doanh này bởi đây là 3 nhóm lĩnh vực có mối quan hệ, gắn bó chặt chẽ trong việc tạo chuỗi cung ứng dịch vụ. Cụ thể, khi hoạt động kinh doanh du lịch bị đóng băng, lập tức đã kéo theo một loạt sự đứt gãy liên hoàn hoạt động của vận chuyển, các hộ bán lẻ tại các điểm du lịch.

Mặt khác, dịch Covid-19 cũng đang tạo ra xu thế tiêu dùng mới, đó là người dân mua sắm trực tuyến nhiều hơn, điều này một mặt tạo hiệu quả trong phòng chống dịch, nhưng cũng đang khiến cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc thực hiện giãn cách đã ảnh hưởng lớn đến lưu thông hàng hóa, nguồn cung ứng nguyên liệu thiếu hụt, làm giảm nhịp độ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt, do khó khăn của kinh tế nói chung, ngày càng nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm đóng cửa và phá sản dẫn tới hàng loạt lao động bị mất việc làm.

Với bối cảnh đó, theo tôi lần thứ 4 bùng phát dịch Covid-19 tiếp tục gây thêm nhiều khó khăn và buộc nhiều doanh nghiệp đứng trước thử thách rất khắc nghiệt.

Vậy, ông có thể đưa ra một dự đoán khả năng đương đầu và cầm cự của doanh nghiệp là như thế nào trong tình hình dịch vẫn có những diễn biến phức tạp?

Thực tế, chúng ta không thể đưa ra một dự đoán cụ thể về khả năng cầm cự của doanh nghiệp theo cảm tính, mà cần có sự đo lường, khảo sát bằng con số cụ thể. Nhưng trước mắt, doanh nghiệp phải dốc hết các nguồn lực để ứng phó cũng như tìm cách để vượt khó như tinh thần của Chính phủ trong phòng chống dịch đó là phải chủ động, tấn công. Từ tinh thần chủ động tấn công trong phòng chống dịch, doanh nghiệp cần khai thác và phát huy mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh để tránh sự đứt gãy hoạt động sản xuất, giữ chân được người lao động và có sức để phục hồi khi dịch đi qua.

Cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, theo tôi, Chính phủ đang rất quyết liệt và có chỉ đạo kịp thời trong việc thực hiện mục tiêu kép. Đó là Chính phủ chỉ đạo giải phóng, tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, trên thực tế không phải vì dịch bệnh Chính phủ mới có những chỉ đạo, điều hành về vấn đề này, mà trong bối cảnh hiện tại thì công tác này cần được tập trung, quan tâm và thực hiện mạnh mẽ hơn.

Đến thời điểm hiện nay, sự kết hợp từ chỉ đạo của Chính phủ và sự chủ động thích ứng, dám nghĩ, dàm làm của doanh nghiệp, chúng tôi tin rằng mục tiêu kép về chống dịch hiệu quả, linh hoạt và duy trì phát triển ổn định của nền kinh tế của chúng ta sẽ thành công.

Với những khó khăn mới của doanh nghiệp, hiện tại, theo ông các cơ chế, chính sách nào cần được triển khai, thay đổi cho phù hợp với tình hình mới?

Trước những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp gặp phải từ khi dịch Covid-19 xuất hiện và cho đến hiện tại, theo tôi thì việc thay đổi cách thức hỗ trợ của một số chính sách, cơ chế là hết sức cần thiết.

Giảm khó khăn cho doanh nghiệp: Chính sách triển khai cần linh hoạt, đúng thời điểm
Ông Tô Hoài Nam – Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Trước hết là cần tái cấu trúc lại khoản nợ vay ngân hàng mới cho doanh nghiệp đang bị tác động trực diện như các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, vận chuyển. Tiếp sau đó là cần tính toán để chính sách phủ rộng hơn đến nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành nghề.

Mặt khác, trong khó khăn hiện nay, cần thiết triển khai chính sách hoãn nộp thuế để giảm áp lực cho doanh nghiệp, như đối với doanh nghiệp lớn, khi áp dụng chính sách này sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để duy trì vòng sản xuất; còn với doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực hạn chế giảm bớt áp lực tuân thủ, tập trung tâm lực để vượt qua khó khăn. Thực tế, việc triển khai chính sách này về cơ bản không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách và quy trình dễ thực hiện, do ít thủ tục; đồng thời đáp ứng được sự mong đợi của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy mạnh hỗ trợ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiểu thương trong việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, bởi đây là đối tượng đang gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận công nghệ để họ triển khai kênh kinh doanh mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường trong đại dịch.

Và tôi cũng phải nhấn mạnh rằng, trong khó khăn chính sách ra đời nhưng việc triển khai phải đúng thời điểm, đúng vào giai đoạn doanh nghiệp cần sự hỗ trợ, tiếp sức nhất chứ không chỉ là nằm trên giấy. Theo đó, cần phải có sự tính toán, nhanh nhạy để mỗi chính sách ra đời đều mang lại hiệu quả và có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Đồng thời, phải đa dạng đầu mối trung gian hỗ trợ để doanh nghiệp, người lao động tiếp cận chính sách nhanh, hiệu quả nhất.

Ngoài những chính sách hỗ trợ, nhiều ý kiến cho rằng, việc cắt giảm các thủ tục hành chính cũng sẽ là một chính sách giúp doanh nghiệp phát triển bền vững nhất? Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Cắt giảm thủ tục hành chính trong bất cứ giai đoạn, thời điểm nào cũng là việc nên làm và trong bối cảnh dịch bệnh, khi mọi hoạt động đang bị gián đoạn thì lại càng phải được đẩy mạnh nhằm hướng tới mục tiêu giảm chi phí, giảm thời gian cho doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch để họ tập trung hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm các giải pháp trong giai đoạn khó khăn. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi ích của doanh nghiệp, cộng đồng kinh doanh, theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Đặc biệt, giai đoạn hiện nay, khi hoạt động giao thương truyền thống bị gián đoạn, theo tôi cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ, giảm bớt các thủ tục hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Như, các thủ tục hải quan, thuế phải đơn giản hóa hơn, hậu kiểm nhiều hơn để giải phóng hàng hóa nhanh cho doanh nghiệp, cũng như tạo thuận lợi để cho doanh nghiệp nhập khẩu được nguyên liệu đầu vào để tiếp tục duy trì dòng chảy của hoạt động sản xuất.

Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện đang có những hoạt động nào để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt khó, thưa ông?

Hiện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tập trung cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh, các thay đổi trong sản xuất, kinh doanh, thị trường, xúc tiến thương mại tới doanh nghiệp. Đồng thời, nắm bắt các phản ánh thực tế khó khăn của doanh nghiệp do tác động của dịch Covid-19 để sớm có kiến nghị lên Chính phủ sớm nghiên cứu đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ và giảm bớt các áp lực khó khăn cho doanh nghiệp.

Hiện chúng tôi đang rất quan tâm và có những kiến nghị đến việc triển khai hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề tiền lương cho lao động mất việc làm, đây không chỉ là việc liên quan đến các quy định của pháp luật mà mang tính nhân văn rất lớn. Qua đó, còn giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động để duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy vậy, chúng tôi cũng mong muốn, Chính phủ cần mở rộng cơ hội để các đối tượng được hỗ trợ lựa chọn các trung gian tiếp cận các chính sách hiệu quả, phù hợp, như có thể tiếp cận chính sách từ cơ quan bảo hiểm xã hội, công đoàn, doanh nghiệp, cũng như tạo cơ chế mạnh mẽ hơn cho đơn vị triển khai chính sách.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và thế giới.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bên cạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công,thu hút FDI, đầu tư tư nhân phải kể đến nông nghiệp và xuất khẩu...
Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị, kinh tế thế giới vẫn hiện hữu, tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Chiều 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary.
Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Muốn tiến ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang từ việc xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều động lực tăng trưởng mới nhưng hiện thực hoá các động lực bằng thể chế và quyết tâm của doanh nghiệp mới quan trọng.
Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khẳng định: Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6% - 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng.
Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Theo Tổng cục Thống kê, để kinh tế số đạt khoảng 20% GDP vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội XIII đưa ra là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tạo cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác thương mại.
6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%- 6,5%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp.
Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Đây là thông tin được lãnh đạo tỉnh Phú Yên đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 31/12.
Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành Công Thương Đà Nẵng trong năm 2023, 6 nội dung đã được địa phương này kiến nghị nhằm tạo động lực phát triển.
Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu tại cuộc họp Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi và điện khí theo Quy hoạch điện VIII.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 01/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Vinamilk tổ chức chương trình tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động