Giảm cường độ năng lượng của nhiều ngành công nghiệp

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là mục tiêu quan trọng trong chính sách năng lượng quốc gia được Chính phủ giao Bộ Công Thương làm đầu mối triển khai. Thực hiện chỉ đạo này, ngành Công Thương đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng và bước đầu thu được những kết quả tích cực.

Nỗ lực tiết kiệm năng lượng

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, an ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Bộ Công Thương đảm nhận trọng trách điều hành, cung ứng đủ năng lượng cho quốc gia, đáp ứng nhu cầu cho phát triển đất nước. Song song với việc khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và toàn xã hội, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (NLTK&HQ) là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc khai thác, chế biến và cung ứng các dạng năng lượng, đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế; đồng thời, giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

giam cuong do nang luong cua nhieu nganh cong nghiep
Hướng dẫn sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Báo cáo của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho thấy, giai đoạn 2011-2015 đã đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 5 - 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước, tương đương với việc tiết kiệm từ 11-17 triệu TOE (đơn vị tiêu thụ năng lượng). Trong đó, cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiều năng lượng giảm dần trong giai đoạn 2011-2015, đáng kể như ngành thép (giảm 8,09%); ngành xi măng (giảm 6,33%); ngành dệt sợi (giảm 7,32%).

Bộ Công Thương tập trung hướng dẫn các Sở Công Thương xây dựng và triển khai kế hoạch hành động thực hiện chương trình Quốc gia về Sử dụng NLTK&HQ giai đoạn 2020-2025 nhằm thực hiện các hoạt động thúc đẩy sử dụng NLTK7HQ.

Chia sẻ thực tế tiết kiệm năng lượng từ khối các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - cho biết, tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. “Theo đánh giá, tiềm năng kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng trong khu vực công nghiệp ở Việt Nam từ 20 - 30%, thậm chí có những khu vực lên tới 40%”, ông Trịnh Quốc Vũ thông tin.

Giải pháp chiến lược

Tháng 3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng NLTK&HQ giai đoạn 2019 - 2030. Chương trình đề ra mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 - 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 - 2025 và từ 8 - 10% trong giai đoạn 2019 - 2030.

Theo đó, hình thành thói quen sử dụng NLTK&HQ trong mọi hoạt động của xã hội; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế tiêu thụ nhiều năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã ban hành 6 Thông tư về tiêu hao năng lượng định mức/ sản phẩm ở các ngành hóa chất, thép, bia, nước giải khát, nhựa và chế biến thủy sản. Và, để giúp doanh nghiệp quen với tiết kiệm năng lượng, Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng hiệu quả đã có những hỗ trợ kỹ thuật về kiểm toán năng lượng, đào tạo hướng dẫn cán bộ của doanh nghiệp và triển khai các dự án trình diễn, quảng bá công nghiệp tiết kiệm năng lượng điển hình.

giam cuong do nang luong cua nhieu nganh cong nghiep
Cường độ năng lượng của ngành thép giảm dần

Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, xác định khu vực sản xuất công nghiệp tiếp tục là đối tượng cần nỗ lực triển khai nhiều hoạt động tiết kiệm năng lượng hơn nữa nhằm đạt được kỳ vọng giảm hệ số đàn hồi năng lượng, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường thực thi Luật Sử dụng NLTK&HQ trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội thông qua việc triển khai đồng bộ và triệt để các giải pháp quản lý, kỹ thuật, tập trung vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường; giao thông vận tải và xây dựng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng bắt buộc, loại bỏ các trang thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng. Cụ thể đến năm 2025, giảm mức tiêu hao năng lượng trung bình trong các ngành công nghiệp so với giai đoạn 2015 - 2018: Ngành thép từ 3 - 10%, hóa chất (trên 7%), nhựa (từ 18 - 22,46%), xi măng (trên 7,5%), dệt may (trên 5%), rượu, bia, nước giải khát (từ 3-6,88%), giấy (8 -15,8%)...; phấn đấu 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hệ thống quản lý năng lượng; 90% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và phê duyệt chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển hệ thống mạng lưới các đơn vị tiết kiệm năng lượng tại ít nhất 50 tỉnh, thành phố; xây dựng 1 trung tâm dữ liệu năng lượng Việt Nam.

Ông Đỗ Hữu Hào - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam:
Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch

Bản chất cuối cùng của tiết kiệm năng lượng là đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất. Đổi mới, nâng cấp, cải tiến sắp xếp lại dây chuyền sản xuất là ba yếu tố quan trọng. Nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường, xây dựng doanh nghiệp xanh, xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp bền vững.

giam cuong do nang luong cua nhieu nganh cong nghiep
Vận hành các nhà máy điện an toàn, hiệu quả

Do đó, để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong khu, cụm công nghiệp tại Việt Nam, cần đưa ra các hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng: Thay đổi dây chuyền, công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng; xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng, hiệu suất thấp, đồng thời, đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững đáng tin cậy. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; chú trọng phát triển công nghệ môi trường, công nghệ sạch, công nghệ năng lượng mới...

PGS-TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:
Tuân thủ nguyên tắc thị trường

So với mức trung bình của thế giới, tiêu thụ năng lượng Việt Nam chỉ bằng khoảng 30-35%, tiêu thụ điện chỉ bằng khoảng 60%, nhưng so với khu vực, Việt Nam còn thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, vấn đề sử dụng bền vững và hiệu quả năng lượng mới là điều cần được quan tâm đặc biệt. Trong khi đó, hiện nay, cường độ điện khoảng 1,15 -1,2 kWh/USD, được dự báo tăng lên vào năm 2020 -2025. Đồng thời, tỷ lệ tốc độ tăng trưởng điện so với tăng GDP Việt Nam hiện tại trên 1,5 và có xu thế tăng.

Để đáp ứng nhu cầu mới như hiện nay, Việt Nam cần tiến kịp mức tiêu dùng năng lượng thế giới phát triển. Đặc biệt, đẩy mạnh phát triển công nghệ sản xuất năng lượng hiệu quả (công nghệ cao) và bền vững (công nghệ sạch), công nghệ sử dụng tiết kiệm năng lượng, dịch chuyển cơ cấu năng lượng (năng lượng tái tạo – sạch) và rủi ro hệ thống mới. Ngoài ra, trong Cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu sử dụng năng lượng, cần điều chỉnh chiến lược phát triển năng lượng (điện) cả phía cung lẫn phía cầu, trên căn bản giá cả - thị trường điều tiết. Bên cạnh đó, cũng cần dựa nhiều vào khu vực tư nhân và tuân thủ nguyên tắc thị trường nhằm cạnh tranh và công khai – minh bạch.

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN):
Vận hành hiệu quả các nhà máy điện

Với tốc độ tăng trưởng phụ tải khoảng 10%/năm như hiện nay, mỗi năm cần sản suất bổ sung khoảng 20 ÷ 25 tỷ kWh, tương đương với khoảng 3.000 ÷ 4.000 MW công suất từ các dự án nguồn điện đưa vào vận hành thương mại. Trong khi đó, nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ, gây khó khăn cho tình hình cung cấp điện. Trước tình hình này, EVN đã có những giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành các nhà máy điện và hệ thống truyền tải điện. Cụ thể, EVN đã ban hành quy trình kiểm toán năng lượng cho các loại hình nhà máy điện để thống nhất tiến hành đo đạc, lập hồ sơ, đánh giá và triển khai thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong các nhà máy điện. Phối hợp với các hiệp hội, đơn vị tư vấn trong và ngoài nước có chuyên môn sâu để hợp tác đào tạo chuyên gia, ứng dụng công nghệ cao cho công tác vận hành, sửa chữa nhà máy điện và hệ thống điện.

Bên cạnh đó, EVN cũng từng bước áp dụng biện pháp sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị theo trọng tâm độ tin cậy (RCM), để nâng cao ổn định, an toàn trong vận hành nhà máy điện và lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích, thúc đẩy đầu tư xây dựng điện mặt trời áp mái, năng lượng tái tạo tại chỗ nhằm bổ sung nguồn năng lượng cho hệ thống điện quốc gia.

Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương):
Tập trung cho công tác tuyên truyền

Ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 280/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (NLTK&HQ) giai đoạn 2019 - 2030” do Bộ Công Thương xây dựng. Với mục tiêu thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trên tất cả các mặt của nền kinh tế và toàn xã hội, theo tôi, trong quá trình thực hiện, phải tập trung hơn cho công tác tuyên truyền về NLTK&HQ.

Bởi, theo thống kê, các doanh nghiệp trọng điểm chiếm 40% mức tiêu hao năng lượng của cả nước, nếu tập trung tuyên truyền cho các doanh nghiệp này về sử dụng năng lượng, sẽ tiết kiệm được lượng điện năng đáng kể.
Trên cơ sở đó, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững sẽ hướng dẫn các Sở Công Thương địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch hành động NLTK&HQ để đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ. Bên cạnh đó, Vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành ban hành các hướng dẫn chi tiết, tập huấn xây dựng kế hoạch hành động cho các địa phương bắt đầu từ đầu năm 2020 và kế hoạch trung hạn 2021 - 2025. Tiếp tục phối hợp với EVN tổ chức cho một số doanh nghiệp ký cam kết tiết kiệm 10% tiêu thụ điện trong năm 2019.

Chương trình đã được triển khai đồng bộ và thực hiện nhiều nội dung khác nhau, từ việc nâng cao nhận thức, đưa nội dung tiết kiệm năng lượng vào chương trình giáo dục và đào tạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông từ Trung ương đến các địa phương trên cả nước về lợi ích và các giải pháp tiết kiệm năng lượng đến việc hỗ trợ triển khai thực hiện các mô hình sử dụng năng lượng, sử dụng trang thiết bị hiệu suất cao.

Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC):
Khuyến khích sử dụng điện mặt trời áp mái

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc khuyến khích, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, EVNSPC đang tập trung tuyên truyền, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện mặt trời (ĐMT) áp mái tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam, từ Ninh Thuận đến Cà Mau. Hướng phát triển này mang lại những lợi ích trực tiếp về kinh tế và môi trường.

Tính đến tháng 7/2019, EVNSPC có 4.817 khách hàng đã lắp đặt công tơ 2 chiều bán điện qua hình thức dự án năng lượng mặt trời trên mái nhà. Ngoài ra, EVNSPC cũng triển khai lắp đặt tại tất cả mái nhà văn phòng các công ty điện lực, trạm biến áp phân phối do EVNSPC quản lý.

Để đạt mục tiêu về phát triển hệ thống ĐMT áp mái tại các tỉnh, thành phố phía Nam, năm 2019, EVNSPC đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể như: Phổ biến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông, khuyến khích sử dụng ĐMT mái nhà; sẵn sàng tư vấn, quy trình đăng ký, tiếp nhận hồ sơ lắp đặt, nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán ĐMT mái nhà; lắp đặt miễn phí công tơ 2 chiều đo đếm điện năng; ký hợp đồng mua bán ĐMT mái nhà dư từ doanh nghiệp và người dân. Đối với người dân từ Ninh Thuận đến Cà Mau, lắp đặt ĐMT trên mái nhà sẽ được tổng công ty gắn miễn phí công tơ đo đếm hai chiều và ký hợp đồng mua bán điện.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Trưởng Ban Kinh doanh, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI):
Tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh

6 tháng đầu năm 2019, Hà Nội đã có 165/225 khách hàng trọng điểm (tiêu thụ điện trên 1 triệu kWh/năm) đồng ý và ký thỏa thuận tham gia Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện (DR). Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình Quốc gia về quản lý nhu cầu điện (DSM) giai đoạn 2018 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 8/3/2018.

EVN HANOI đang từng bước mở rộng đối tượng khách hàng tham gia Chương trình Quốc gia về DSM đến tất cả các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; kết hợp việc hỗ trợ, khuyến khích khách hàng tham gia sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái. Đối với Chương trình DR, khách hàng sẽ chủ động điều chỉnh nhu cầu sử dụng điện như tiết giảm các phụ tải không cần thiết, không ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất trong khoảng thời gian cụ thể theo đề nghị của đơn vị thực hiện, căn cứ trên các hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên.

Việc điều chỉnh phụ tải điện chính là một hoạt động, giải pháp của toàn ngành điện lực nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

Lan Anh - Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TKV tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong năm 2022

TKV tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong năm 2022

Trong năm 2022, nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến xử lý 156 triệu m3 nước thải mỏ, xử lý 3.800 tấn chất thải nguy hại và trồng mới 1 triệu cây xanh trên diện tích 210ha.
Công ty Xây lắp mỏ - TKV: Phấn đấu đạt doanh thu trên 900 tỷ đồng trong năm 2022

Công ty Xây lắp mỏ - TKV: Phấn đấu đạt doanh thu trên 900 tỷ đồng trong năm 2022

Năm 2021 Công ty Xây lắp mỏ - TKV sản xuất kinh doanh (SXKD) trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, công ty đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu SXKD được Tập đoàn giao và Nghị quyết Hội nghị người lao động năm 2021 đã đề ra, thu nhập và đời sống của người lao động được đảm bảo.
Đảng ủy Than Quảng Ninh phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong sản xuất kinh doanh

Đảng ủy Than Quảng Ninh phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong sản xuất kinh doanh

Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đạo dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, với sự phối hợp của Đảng ủy Than Quảng Ninh cùng với lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng các cấp cấp ủy các cơ quan, địa phương đã hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh (SXKD) và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
TKV phấn đấu tiêu thụ 43 triệu tấn than trong năm 2022

TKV phấn đấu tiêu thụ 43 triệu tấn than trong năm 2022

Năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD), việc làm, thu nhập, đời sống người lao động được đảm bảo. Đặc biệt, Tập đoàn TKV đã thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19.
TKV thực hiện nhiều chính sách thu hút lao động trong năm 2022

TKV thực hiện nhiều chính sách thu hút lao động trong năm 2022

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã lên kế hoạch thu hút nguồn lực lao động cho các đơn vị sản xuất than hầm lò.

Tin cùng chuyên mục

EVNNPC: Đồng hành cùng khách hàng vượt khó

EVNNPC: Đồng hành cùng khách hàng vượt khó

Xác định tri ân là hành động bày tỏ sự trân trọng, ghi nhớ và biết ơn sự chia sẻ đồng hành của khách hàng, vì thế, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã chỉ đạo các đơn vị triển khai hiệu quả các hoạt động này trong năm 2021.
Công ty Cổ phần Than Hà Lầm: Đặt quyền lợi người lao động ở vị trí trung tâm

Công ty Cổ phần Than Hà Lầm: Đặt quyền lợi người lao động ở vị trí trung tâm

Bên cạnh đảm bảo công tác phòng, chống dịch đạt kết quả tốt, Công ty Cổ phần Than Hà Lầm luôn đặt quyền lợi của người lao động (NLĐ) ở vị trí trung tâm, quan tâm, chăm lo chu đáo tới đời sống của NLĐ.
Than Núi Béo khai thác tấn than hầm lò thứ 1 triệu

Than Núi Béo khai thác tấn than hầm lò thứ 1 triệu

Sau thời gian thực hiện khai thác hầm lò từ năm 2017, Công ty CP than Núi Béo vừa đón tấn than hầm lò thứ 1 triệu. Sự kiện này đã khẳng định bước tiến mới của Than Núi Béo trên con đường tiến tới làm chủ mỏ hầm lò, chuyển đổi thành công từ khai thác than lộ thiên sang khai thác hầm lò, đảm bảo việc làm, đời sống người lao động sau khi kết thúc khai thác lộ thiên.
Đảng ủy Than Quảng Ninh tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo

Đảng ủy Than Quảng Ninh tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo

Ngày 19/11, Đảng ủy Than Quảng Ninh đã tổ chức lễ tổng kết công tác giáo dục lý luận chính trị; phong trào thi đua “Dân vận khéo”; hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng hình ảnh “ Người thợ mỏ - Người chiến sĩ” năm 2021.
“Xanh hóa” môi trường vùng than

“Xanh hóa” môi trường vùng than

Thực hiện chiến lược phát triển bền vững, các đơn vị thuộc ngành than, đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để cải thiện môi trường mỗi năm, góp phần hiện thực hóa mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” toàn diện và hiệu quả.
“Kỷ luật và Đồng tâm” là sức mạnh nội sinh của TKV và vùng mỏ

“Kỷ luật và Đồng tâm” là sức mạnh nội sinh của TKV và vùng mỏ

Ngày 11/11, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã long trọng tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống công nhân vùng mỏ - Truyền thống ngành Than 12/11 (1936 - 2021), tuyên dương các điển hình tiên tiến.
TKV tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021

TKV tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021

Trong 3 ngày (từ 8-10/11), tại Trung tâm Cấp cứu mỏ - Vinacomin, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021.
Than Quang Hanh tọa đàm trao đổi kinh nghiệm công tác điều hành sản xuất

Than Quang Hanh tọa đàm trao đổi kinh nghiệm công tác điều hành sản xuất

Công ty Than Quang Hanh vừa tổ chức Hội nghị tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa lãnh đạo công ty và các đồng chí phó phòng, phó quản đốc, kỹ sư trẻ trong công tác điều hành sản xuất năm 2021. Tham gia tọa đàm có 175 cán bộ công nhân viên là phó phòng, phó quản đốc, các kỹ sư trẻ và người lao động đang làm việc trực tiếp trong hầm lò có trình độ chuyên môn.
Quảng Ninh và ngành Than phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số

Quảng Ninh và ngành Than phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành Than 12/11 (1936– 2021), (ngày 7/11) Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh- Nguyễn Xuân Ký, cùng lãnh đạo UBND tỉnh và HĐND tỉnh đã đi thăm, động viên thợ lò, công nhân, cán bộ một số đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
TKV tổ chức triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”

TKV tổ chức triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”

Ngày 5/11, tại Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức Triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”.
Công đoàn TKV: Tích cực chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn TKV: Tích cực chăm lo đời sống người lao động

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, chịu tác động của đại dịch Covid-19 trong điều kiện đặc thù nhưng Công đoàn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã kịp thời có các biện pháp hỗ trợ về việc làm, thu nhập cũng như các chế độ chính sách đối với người lao động bị ảnh hưởng do dịch, bệnh.
Sáng kiến giúp nâng cao năng suất ở Than Hạ Long

Sáng kiến giúp nâng cao năng suất ở Than Hạ Long

Để góp phần hoàn thành mục tiêu sản xuất, kinh doanh,nâng cao năng suất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nhiều sáng kiến ở Phân xưởng Cơ điện của Công ty Than Hạ Long (TKV) đã được phát huy và đi vào sản xuất.
EVN giúp Quảng Trị hiện thực hóa giấc mơ điện gió

EVN giúp Quảng Trị hiện thực hóa giấc mơ điện gió

Quảng Trị xác định năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió là 1 trong 3 trụ cột tạo đột phá phát triển kinh tế địa phương đến năm 2030.
TKV: Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

TKV: Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) 9 tháng đầu năm 2021 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, cùng với giá vật tư sắt thép, nhiên liệu tăng, thời tiết quý III mưa nhiều… Tuy nhiên, các chỉ tiêu SXKD cơ bản hoàn thành.
Ngành than: Thiết lập “lá chắn” phòng Covid-19

Ngành than: Thiết lập “lá chắn” phòng Covid-19

Tính đến giữa tháng 9/2021, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hoàn thành việc tiêm vắc - xin phòng Covid-19 mũi 1 cho toàn bộ hơn 70 nghìn công nhân lao động (CNLĐ) trong toàn ngành. Đây được coi là “lá chắn” vắc-xin giúp tập đoàn từng bước ngăn ngừa, đẩy lùi dịch bệnh, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm cho CNLĐ.
Công đoàn TKV hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị 9 tháng đầu năm 2021

Công đoàn TKV hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị 9 tháng đầu năm 2021

Ngày 15/10/2021, Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức hội nghị tuyên dương tập thể, cá nhân xuất sắc thực hiện tháng công nhân, tháng an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phong trào thợ mỏ sáng tạo và phát động thi đua quý IV năm 2021 theo hình thức trực tuyến tại 6 điểm cầu.
Hiệu quả từ việc gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Hiệu quả từ việc gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Những năm qua, Đoàn Thanh niên Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đoàn viên thanh niên. Nhờ đó, nhiều hoạt động cụ thể đã được tổ chức, nhiều phong trào đã được phát động và triển khai thực hiện, đảm bảo an toàn, thiết thực và hiệu quả, thu hút tập hợp đông đảo Đoàn viên thanh niên nhiệt tình, hăng hái tham gia, phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết tuổi trẻ.
Nữ công nhân tận tụy, yêu nghề

Nữ công nhân tận tụy, yêu nghề

Nhiệt huyết, tận tụy, yêu nghề - Đó là nhận xét của mọi người dành cho nữ công nhân Phùng Thị Lan - một trong những công nhân tiêu biểu của Phân xưởng Chế biến than – Công ty Than Quang Hanh TKV.
Công nhân lao động TKV tham gia thi viết về công tác dân tộc, tôn giáo

Công nhân lao động TKV tham gia thi viết về công tác dân tộc, tôn giáo

Công đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang chỉ đạo các tổ chức công đoàn trực thuộc rốt ráo vận động đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức- người lao động (CNVC- NLĐ) tham gia cuộc thi “Công chức, viên chức, lao động viết về công tác dân tộc, tôn giáo” theo phát động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
TKV: Chiến dịch 90 ngày tập trung sản xuất hơn 9 triệu tấn than sạch

TKV: Chiến dịch 90 ngày tập trung sản xuất hơn 9 triệu tấn than sạch

Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành sản xuất tại Quảng Ninh - ông Nguyễn Mạnh Điệp - cho biết: Quý IV/2021, các đơn vị sản xuất than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tại Quảng Ninh sẽ tập trung sản xuất hơn 9,3 triệu tấn than sạch, phấn đấu sản lượng than sạch đạt hơn 39,1 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn (tính số tròn) so với kế hoạch đầu năm, góp phần cho kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng 2 con số trong năm 2021.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động