Giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giấy bao bì

Nhiều giải pháp kỹ thuật và quản lý giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy giấy bao bì đã được đưa ra.
Nhiều nội dung mới về Tiết kiệm năng lượng vừa được công bố Tập huấn “Người tiêu dùng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”

“Bài toán” nâng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường

Theo Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025 nêu: Phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam theo hướng bền vững gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường; áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, tập trung xây dựng một số thương hiệu quốc gia với sản phẩm giấy và bột giấy để cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế.

Tại Việt Nam, ngành sản xuất giấy bao bì công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, qua đó có thể thấy tiềm năng và triển vọng cho ngành công nghiệp sản xuất giấy bao bì. Do vậy, từ năm 2015, nhiều dự án đầu tư vào công nghiệp giấy bao bì đã được bắt đầu khởi động tại Việt Nam. Tuy nhiên, các dự án lớn thường chủ yếu tại khu vực phía Nam với quy mô công suất trên 100.000 tấn/năm.

Giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giấy bao bì

Áp dụng công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm năng lượng

Tại khu vực phía Bắc chỉ có những dự án quy mô nhỏ, dưới 50.000 tấn/năm, theo công nghệ sản xuất cũ. Đối với các nhà máy quy mô dưới 50.000 tấn/năm, máy móc thiết bị chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc. Các thiết bị hầu như đều hoạt động bán tự động và được vận hành theo kinh nghiệm của công nhân vận hành mà không ban hành chi tiết các quy trình vận hành cho từng thiết bị cụ thể.

Mặt khác, các thiết bị được đầu tư có nguồn gốc từ Trung Quốc hoạt động bán tự động nên độ ổn định không cao, do đó khi có trục trặc về mặt thiết bị không kịp thời điều chỉnh dẫn đến mất ổn định chất lượng sản phẩm, thất thoát nguyên vật liệu, năng lượng. Mặc dù, các nhà máy đều có đội ngũ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm và các thông số trong quá trình sản xuất, tuy nhiên, chủ yếu chỉ chú trọng đến kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra mà chưa chú ý đến kiểm tra các yếu tố công nghệ trong quá trình sản xuất. Do đó việc kiểm soát quy trình sản xuất gặp nhiều khó khăn, chất lượng sản phẩm có tính ổn định không cao.

Khả năng tiếp cận trình độ công nghệ của các nhà máy giấy bao bì quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam thấp hơn so với khu vực và thế giới các vấn đề như nước thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường, tỷ lệ thu hồi giấy loại thấp. Khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu chưa hiệu quả, kể cả nguồn nguyên liệu thứ cấp, gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, việc vận hành không hiệu quả, áp dụng và kiểm soát quy trình công nghệ sản xuất chưa phù hợp dẫn tới thời gian dừng máy nhiều, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm không ổn định. Chất lượng sản phẩm giấy bao bì công nghiệp thường ở phân khúc thấp và trung bình.

Để giải quyết được “bài toán” nâng hiệu quả quá trình sản xuất và bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải kết hợp các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm kiểm soát công nghệ, kiểm soát vận hành trong quá trình sản xuất. “Việc ứng dụng các giải pháp sản xuất phù hợp có thể góp phần tiết kiệm được khoảng 10 - 20% nước tiêu thụ cho sản xuất, 5 - 10% định mức tiêu thụ điện năng và 5% các nguyên liệu đầu vào” - đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Nhiều lợi ích mang lại nhờ áp dụng công nghệ

Trước thực tế đó, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đề xuất nhiệm vụ: “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp quy mô dưới 50.000 tấn/năm”.

Mục tiêu nhiệm vụ, xây dựng được một số giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp quy mô dưới 50.000 tấn/năm.

Việc ứng dụng kết quả góp phần giảm định mức nguyên - nhiên - vật liệu cho sản xuất 1 tấn sản phẩm. Do vậy, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng nguồn thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp) cho nhà nước. Việc sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất giấy bao bì sẽ hạn chế được nguồn phát thải ra môi trường do đó sẽ có tác động tốt đến môi trường.

Giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giấy bao bì
Công nghiệp bao bì có nhiều tiềm năng phát triển

Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất giấy bao bì công nghiệp từ nguồn nguyên liệu tái chế, thúc đẩy việc quản lý và thu gom phế liệu trong nước để tái sử dụng làm hòm hộp các tông.

Nâng cao năng lực nghiên cứu của cơ quan chủ trì, nâng cao khả năng đánh giá sự phát triển của ngành nói chung. Từ đó, định hướng được các hướng ưu tiên phát triển trong những năm tới cho giấy bao bì công nghiệp.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đã đạt được những kết quả sau: Báo cáo về hiện trạng công nghệ, dây chuyền thiết bị; các loại nguyên liệu sử dụng, sản phẩm chính; tình hình sử dụng nguyên liệu (loại nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu); các hóa chất, phụ gia sử dụng cho sản xuất; năng lượng: hơi, điện, nước của 08 nhà máy (doanh nghiệp) sản xuất giấy bao bì công nghiệp quy mô dưới 50.000 tấn/năm và trên 50.000 tấn/năm. Đánh giá chung về công nghệ, thiết bị và quản lý tại các đơn vị.

Bên cạnh đó, là bản đề xuất các giải pháp kỹ thuật (13 đề xuất), bao gồm 2 giải pháp về công nghệ; 2 giải pháp về thiết bị; 3 giải pháp về hóa chất; 6 giải pháp về hơi, nước, xử lý môi trường; bản đề xuất các giải pháp về quản lý (3 đề xuất), bao gồm phân loại nguyên liệu giấy loại cho dòng sản phẩm testliner và kraftliner, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, quy trình vận hành cụm thiết bị trong sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng cho một số nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp quy mô dưới 50.000 tấn/năm.

Đồng thời, đã tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện áp dụng một số giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng tại Công ty cổ phần Giấy Mục Sơn (quy mô công suất 42.000 tấn/năm).

Cụ thể, kết quả của nhiệm vụ đã áp dụng được 7 giải pháp về kỹ thuật, bao gồm 2 giải pháp về công nghệ: Phân tách sợi trung bình sử dụng làm lớp mặt của giấy testliner, chế độ nghiền phù hợp; 2 giải pháp về thiết bị: Sử dụng cô đặc dạng đĩa (thay thế lưới nghiêng), bổ sung sàng thải đuôi T2D; 1 giải pháp về hóa chất: sử dụng kết hợp keo chống thấm bề mặt và AKD giúp tăng khả năng chống thấm của giấy; 1 giải pháp về sử dụng nước làm kín, làm mát; 1 giải pháp về tiết kiệm hơi (bảo ôn đường ống). Cùng với đó, áp dụng được 3 giải pháp về quản lý bao gồm: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hướng dẫn phân tích, quy trình vận hành máy móc thiết bị.

Bước đầu cho thấy, các giải pháp được thực hiện, áp dụng đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Với số liệu tổng hợp được trong thời gian áp dụng, hiệu quả về công nghệ như: Sử dụng xơ sợi trung bình cho lớp mặt, kết hợp với điều kiện nghiền, cô đặc dạng đĩa… chi phí giảm 305.712 đồng/tấn sản phẩm.

Trong đó, chi phí hóa chất: Màu giảm 23.220 đồng/tấn sản phẩm, chống thấm giảm 14.400 đồng/tấn sản phẩm; hiệu quả sử dụng năng lượng: Giảm khoảng 44.231 đồng/tấn sản phẩm khi sử dụng sàng thải đuôi T2D, bảo ôn đường ống hơi, sử dụng nước làm kín, làm mát.

Các giải pháp quản lý giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc quản lý sản xuất, phân loại sản phẩm ngay từ công đoạn cắt cuộn lại, giảm thiểu thời gian dừng máy do các sự cố (tắc sàng…), nâng cao công suất chạy máy, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý trong quá trình sản xuất giấy không chỉ giúp tránh được các tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người mà còn mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp như: Tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua giảm lãng phí năng lượng, nguyên vật liệu và hóa chất phụ gia.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

ADB dành 9,8 tỷ USD giúp châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

ADB dành 9,8 tỷ USD giúp châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

ADB đã cam kết dành 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu để giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
Kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO, Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu

Kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO, Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu

Việc thực hiện kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 đã giúp cho sản phẩm của Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu.
Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, Tuyên Quang luôn xác định, khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng.
Nhọc nhằn chuyển đổi xanh

Nhọc nhằn chuyển đổi xanh

Các doanh nghiệp FDI đưa ra cam kết mạnh mẽ chuyển đổi xanh trong sản xuất, kinh doanh nhưng từ mục tiêu đến hành động là một chặng đường dài, khó khăn.
Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng

Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng

Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu Kristin Tilley có chuyến thăm Việt Nam trong tuần này để thúc đẩy hợp tác song phương về khí hậu và năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Dừa được công nhận là cây công nghiệp mũi nhọn với kim ngạch gần 1 tỷ USD/năm. Việc được hỗ trợ tài chính xanh sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất dừa bền vững.
Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chung của nhiều nền kinh tế, việc doanh nghiệp cần làm là nâng cao năng lực để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh.
Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Quốc hội, Chính phủ đã định hướng chủ trương, ban hành chiến lược liên quan đến chuyển đổi xanh nhưng để thành công cần sớm hiện thực hoá vào cuộc sống.
Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp

Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp

Sáng 11/4 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Chiều 5/4 tại Hà Nội diễn ra Hội thảo tham vấn ý kiến cộng đồng về tác động kinh tế-xã hội và môi trường đối với “Dự án phương tiện điện thông minh Selex”.
Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Chiều 28/3, tại TP.HCM, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo “Hướng tới mục tiêu Net Zezo: Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam – Canada".
Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

Việt Nam đang đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh là yêu cầu cấp bách.
3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra 3 kiến nghị quan trọng.
Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Báo cáo công tác thanh niên về chính sách biến đổi khí hậu vừa được UNDP và Cục Biến đổi khí hậu công bố tại Hà Nội vào chiều ngày 22/3.
Doanh nghiệp thoả thuận hợp tác thu gom, tái chế bao bì phát triển bền vững

Doanh nghiệp thoả thuận hợp tác thu gom, tái chế bao bì phát triển bền vững

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Giấy Đồng Tiến và Công ty TNHH Vĩnh Xuân nhằm thu gom tái chế bao bì.
Giải pháp vật liệu xanh cho các công trình nhà xưởng tại Việt Nam

Giải pháp vật liệu xanh cho các công trình nhà xưởng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các chủ đầu tư đang tìm kiếm, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường và có thể tái chế sử dụng.
Hà Giang: Sẽ sớm đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 4 kết nối với tỉnh Lào Cai

Hà Giang: Sẽ sớm đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 4 kết nối với tỉnh Lào Cai

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Giang gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Hiện du lịch xanh đang là xu hướng nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách. Nhiều địa phương đã xây dựng những điểm đến xanh nhằm thu hút du khách.
Phấn đấu khởi công tuyến đường sắt kết nối Hải Phòng với Vân Nam trước năm 2030

Phấn đấu khởi công tuyến đường sắt kết nối Hải Phòng với Vân Nam trước năm 2030

Việc kết nối Hải Phòng với Vân Nam (Trung Quốc) bằng đường sắt sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế và thúc đẩy hoạt động logistics trong khu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó tác động biến đổi khí hậu với dự án 2,9 triệu USD

Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó tác động biến đổi khí hậu với dự án 2,9 triệu USD

Với 2,9 triệu USD, dự án sẽ tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Công bố chuỗi hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam

Công bố chuỗi hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam

Sáng 15/3, tại Hà Nội diễn ra họp báo công bố sự kiện Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam và chuỗi các hoạt động hưởng ứng sự kiện tại VN.
Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương năm 2025

Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương năm 2025

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2025, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường.
Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?

Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?

Để tham gia vào thị trường các-bon doanh nghiệp phải thực hiện khá nhiều việc, trước hết phải kiểm kê khí nhà kính (KNK) và đánh giá được các rủi ro từ KNK.
ADB đề xuất hỗ trợ 2,1 tỷ USD cho Việt Nam để ứng phó biến đổi khí hậu và JETP

ADB đề xuất hỗ trợ 2,1 tỷ USD cho Việt Nam để ứng phó biến đổi khí hậu và JETP

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đề nghị hỗ trợ tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động