CôngThương - Theo Tiến sĩ Phạm Hữu Hồng Thái- Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing - Việt Nam hiện có khoảng 20 AMC thuộc các ngân hàng thương mại nhưng quy mô các công ty này quá nhỏ, không đủ năng lực và công cụ xử lý các khoản nợ xấu của nhau. “Trong việc phát triển các công ty mua bán nợ, các doanh nghiệp này sẽ làm méo mó thị trường mua bán nợ, khiến nó trở thành độc quyền thay vì vốn dĩ nên là thị trường tự do. Một độc quyền sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề về tính minh bạch, lợi ích nhóm, hiệu quả hoạt động, tiêu cực”- ông Thái bày tỏ.
Một chuyên gia kinh tế cho rằng, để phát triển thị trường mua bán nợ, Việt Nam cần hoàn thiện khung thể chế cho việc xử lý và mua bán nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, đây là việc làm cấp bách cần triển khai ngay. Song song đó là phát triển các thị trường vốn, thị trường mua bán, sáp nhập và khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Phó tổng giám đốc Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) - ông Phạm Mạnh Thường - cho biết: Hiện nay có nhiều hình thức xử lý nợ xấu (khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ, bán nợ…; quản lý thu nợ, bán nợ theo lô, tái cơ cấu doanh nghiệp…), nhưng qua thực tế, hoạt động của DATC còn rất nhiều rào cản như vấn đề thuế hay cơ chế chính sách với doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Ông Thường cho biết thêm, với số vốn khiêm tốn, DATC khó lòng đáp ứng nhu cầu xử lý nợ xấu khổng lồ và cấp bách của nền kinh tế. Vìthế, để vượt rào cản chính sách trong xử lý nợ xấu thì cần kết hợp mô hình xử lý nợ tập trung với phát triển thị trường mua bán nơ; khuyến khích tài chính và cơ chế pháp lý để thu hút đầu tư vào thị trường mua bán nợ thứ cấp; xử lý bất cập về thuế, tòaán và thi hành án…
Nợ xấu cũng là một loại hàng hóa nên việc phát triển hoạt động mua bán nợ là hướng đi tích cực, yêu cầu cấp thiết trước mắt là phải xử lý nhanh chóng nợ xấu để khơi thông dòng vốn tín dụng, hỗ trợ cho doanh nghiệp.