Giải pháp nào để phòng chống bệnh đậu mùa khỉ?
Sức khỏe Thứ năm, 26/05/2022 - 11:17 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tính đến ngày 25/5/2022, thế giới đã ghi nhận hơn 158 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Các ca bệnh được phát hiện đều không có tiền sử đi về từ vùng có dịch và các quốc gia ghi nhận ca bệnh chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ trước đây.
![]() |
Tính đến ngày 25/5/2022, thế giới đã ghi nhận hơn 158 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ |
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, trường hợp mắc bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Công gô. Bệnh có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
Thời gian ủ bệnh từ 5 - 21 ngày (thường từ 6 - 13 ngày). Bệnh đậu mùa khỉ có các biểu hiện triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa các ca bệnh mắc đậu mùa khỉ cụ thể: Trường hợp nghi ngờ là người ở mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng kể từ ngày 15/3/2022: Đau đầu, sốt (> 38,5oC), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, suy nhược.
Trường hợp có thể nghi ngờ khi tiếp xúc trực tiếp với người mắc; tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ tình dục; hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường hoặc đồ dùng của ca bệnh có thể hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ trong 21 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng; có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng…
Theo khuyến cáo của WHO, các trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phải được điều tra và nếu được chẩn đoán xác định phải cách ly cho đến khi các tổn thương trên da của người mắc khô, bong vảy và lành hẳn.
Trước số ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ngày càng tăng cao ở một số nước trên thế giới, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Sở Y tế tăng cường giám sát phát hiện trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu, nhất là trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ như Benin, Cameroon, Trung Phi, Công gô, Gabon, Ghana, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria, Sierra Leone và Nam Sudan.
Các cơ sở y tế tăng cường giám sát phát hiện trường hợp nghi ngờ, trường hợp có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ (theo định nghĩa của WHO). Khi phát hiện, báo cáo ngay Sở Y tế để phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur để chẩn đoán xác định ca bệnh.
Truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân về tình hình bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng chống tạm thời, đó là: Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh; thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường; che miệng khi ho, hắt hơi.
Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly. Người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.
Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương theo dõi, giám sát, xử lý các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bài 2: Bộ Y tế phân trần và câu chuyện hành lang pháp lý

Bài 1: Bệnh viện sợ đấu thầu, doanh nghiệp nói không bán được

Biến thể phụ BA.5 có tốc độ lây lan nhanh thế nào?

“Ngày hội kháng thể” cùng New Image Việt Nam

Vì sao liên tiếp hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc, chuyển công tác?
Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia y tế nêu khó khăn trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

Vì sao Bộ Y tế chưa coi Covid-19 là bệnh lưu hành?

Bệnh đau khớp gối thường gặp ở những người trẻ tuổi

Thời tiết ngày 27/6: Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt

77.000 người mắc sốt xuất huyết, 30 người tử vong

Cục Quản lý Dược cảnh báo Nexium nghi ngờ là thuốc nhập khẩu/lưu hành trái phép tại Việt Nam

Bộ Y tế nói gì về thông tin biến thể Covid-19 - Omicron mới độc hơn Delta gấp 5 lần?

Báo động "tâm dịch" sốt xuất huyết thiếu thuốc

Xây dựng khuyến cáo tiêm chủng bảo vệ trọn đời sau đại dịch Covid-19

Thu hồi thực phẩm chức năng Nam Á Cường Thận

Bộ Y tế thu hồi đăng ký lưu hành đối với kit xét nghiệm của Việt Á

Khai trương điểm hiến máu cố định Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp

Ra mắt "Ngôi nhà Ánh Dương" trợ giúp phụ nữ và trẻ em bị bạo lực đầu tiên tại miền Trung

Bộ Y tế lập 7 đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết

Tập đoàn T&T Group và SHB tặng xe cứu thương cho Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel Hà Nội

Hướng dẫn tiêm mũi 2 vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã tiêm mũi 1

51.000 liều vắc xin phòng Covid-19 tại Điện Biên có nguy cơ cao phải hủy

Hội thảo, triển lãm công nghệ y tế 4.0: Kết nối nhà cung cấp với bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh

Thời tiết ngày 20/6: Bắc Bộ, Trung Bộ nhiệt độ có nơi trên 39 độ C, nắng nóng gay gắt
