Giải pháp nào để cà phê đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao?

Ông Nguyễn Văn Thao – Chủ nhiệm HTX Cà phê Bích Thao – Sơn La chia sẻ về kinh nghiệm đưa cà phê đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
An Giang quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng Longform | Cà phê Sơn La: Từ cây giảm nghèo đến thương hiệu vươn tầm thế giới

Được biết, cà phê Bích Thao là sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia đầu tiên của tỉnh Sơn La. Thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Cà phê Bích Thao đã có những hoạt động như thế nào để hỗ trợ người nông dân tỉnh Sơn La sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê? Điều đó đã mang lại lợi ích gì cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La, thưa ông?

HTX Cà phê Bích Thao được thành lập vào năm 2017. Năm 2020, cà phê của HTX được công nhân là sản phẩm OCOP 4 sao của địa phương, năm 2022 được chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Giải pháp nào để cà phê đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao?
Ông Nguyễn Văn Thao – Chủ nhiệm HTX Cà phê Bích Thao – Sơn La

Tại Sơn La, những năm 90 của thế kỷ trước, cây cà phê được trồng để xoá đói giảm nghèo. Đến những năm 2000, cây cà phê đã trở thành cây làm giàu cho bà con đồng bào các dân tộc Sơn La.

Để đạt được này, ngay từ những ngày đầu thành lập, chúng tôi đã định hướng tham khảo thị trường cà phê thế giới và trong nước để chuyển sang trồng cà phê chất lượng cao và chế biến cà phê đặc sản

Cà phê tại Sơn La đã được trồng từ những năm 90 nên hiện nay đã được gần 30 năm, đã qua thời điểm vàng để thu hái và chế biến (25 năm). Do đó, từ năm 2017, chúng tôi đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tái canh bằng cách cung cấp giống cà phê chè Arabica. Nhờ đó, dù Sơn La chỉ có 29-30.000 ha diện tích cà phê Arabica, sản lượng chỉ bằng 5% tổng lượng cà phe ecả nước nhưng diện tích cà phê Arabica hiện đứng đầu cả nước. Đây là giống cà phê đặc sản, được thế giới ưa chuộng và được bán với giá cao hơn cà phê Robusta.

Giải pháp nào để cà phê đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao?
HTX Cà phê Bích Thao có nhiều sản phẩm được xếp hạng OCOP 5 sao

Hiện nay, HTX Cà phê Bích Thao đang liên kết với 800 hộ đồng bào để chuyển sang trồng cây cà phê đặc sản, đẩy mạnh đầu tư công nghệ sơ chế và chế biến. Hiện nay cà phê đặc sản làm hàng xuất khẩu của HTX đã lên đến 97%, lượng còn lại phục vụ nội địa.

Bằng việc trồng và chế biến rang xay, hiện nay sản phẩm của chúng tôi rất ổn định, mang lại cho người trồng, HTX thu nhập ổn định.

Hiện nay cà phê Arabica đặc sản xuất khẩu có thể lên đến 230.000 – 270.000/kg, mang lại giá trị tốt cho người trồng và HTX.

Ông có thể chia sẻ một số khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình tiêu thụ cà phê?

Trước đây khi chưa thành lập HTX và chưa định hướng được việc phải sản xuất cà phê chất lượng cao, chúng tôi cũng dễ rơi vào tình trạng được mùa mất giá hoặc được giá mất mùa vì không kiểm soát được sản xuất của người dân.

Từ năm 2017, khi HTX được thành lập, chúng tôi đã định hướng sản xuất cà phê chất lượng cao theo hướng hữu cơ. Ví dụ chúng tôi sử dụng nguyên liệu từ vỏ cà phê để chuyển sang làm phân bón.

Bên cạnh đó, khó khăn của Sơn La hiện nay là cây cà phê đang bị già cỗi. Do đó các cơ quan chức năng cần có định hướng để tuyên truyền cho bà con trong vùng chuyển sang tái canh cây cà phê và trồng theo hướng chất lượng cao và đặc sản. Làm được điều đó thì sẽ duy trì được lượng cà phê theo hướng bền vững.

Về tiêu chuẩn xuất khẩu, văn hoá cà phê theo từng nước là khác nhau chứ không phải cứ là cà phê thì sẽ xuất khẩu được. Đất nước ta là nơi trồng cà phê nên phải kiểm soát được giống, phân, sơ chế để ra tạo ra được sản phẩm chất lượng. Đồng thời các doanh nghiệp phải tìm hiểu để nắm được các tiêu chuẩn của từng thị trường khác nhau. Ví dụ xuất khẩu đi Đức phải theo theo quy trình, tiêu chuẩn của Đức; xuất khẩu đi Mỹ hay Nhật thì phải theo theo quy trình, tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật…

Thời gian qua, HTX chúng tôi đã xây dựng 54 khu sơ chế lên men, xuất đi nước nào thì lên men theo tiêu chuẩn nước đó. Còn nếu sản xuất cà phê đại trà thì không thể có được giá trị cao.

Giống như nhiều nông sản, cà phê Việt Nam đang rơi vào cảnh bấp bênh đầu ra, giá cả không ổn định. Vậy theo ông làm thế nào để giải quyết vấn đề tiêu thụ cà phê một cách bền vững?

Trước tiên, cần tập huấn cho các hộ để sản xuất cà phê chất lượng cao. Nhìn chung, những năm gần đây, nhu cầu, thị phần của thế giới đều hướng đến cà phê chất lượng cao và cà phê đặc sản. Cho nên cần định hướng đầu tư máy móc, thiết bị nhà xưởng, đào tạo nhân lực từ nhận thức của người nông dân để làm sao trồng, chế biến được lượng cà phê chất lượng, kiểm soát được cà phê mình làm ra. Sau đó mới tính đến xuất khẩu.

Hiện nay chúng tôi xuất khẩu 97%, tiêu thụ trong nước chỉ 3%. Song 3 năm gần đây, kể cả thị trường trong nước cũng có tín hiệu vui khi nhu cầu tăng lên. Hiện nhiều doanh nghiệp bán trong nước còn khó tính hơn xuất khẩu. Do đó, khi hướng đến cà phê chất lượng cao thì sẽ không lo đầu ra cho sản phẩm.

Vấn đề thị trường đầu ra luôn là điều “trăn trở” của doanh nghiệp và người nông dân. Vậy ông có đề xuất kiến nghị gì với cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề này?

Theo tôi, các cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung tuyên truyền và hỗ trợ cho bà con về máy móc thiết bị để tập trung chế biến sâu cà phê nhằm mang lại lợi ích hiệu quả. Khi chế biến sâu, sản phẩm của ta không lo đầu ra bị ùn ứ theo mùa vụ vì khi đã chế biến sâu sẽ giúp kéo dài thời gian tiêu thụ cho sản phẩm.

Các nhà khoa học và Bộ Nông nghiệp cũng cần nghiên cứu, để lựa chọn các giống cây cà phê hiệu quả cũng như cây trồng xen hiệu quả. Bởi đặc trưng của cây cà phê là rất cần trồng xen với các cây che bóng mát. Hiện tại HTX chúng tôi có khoảng 800 hộ liên kết, diện tích 1.500 ha, một năm xuất khẩu 6.000 – 8.000 tấn, nhu cầu về nguồn cây che bóng và cây ăn quả trồng xen là rất lớn.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan (ghi)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ninh Bình: Triển khai hiệu quả Chương trình OCOP

Ninh Bình: Triển khai hiệu quả Chương trình OCOP

Chương trình OCOP đã được tỉnh Ninh Bình triển khai có hiệu quả với việc phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Chợ phiên OCOP Thanh Hóa thu hút hàng trăm nghìn người xem, chốt hàng nghìn đơn hàng

Chợ phiên OCOP Thanh Hóa thu hút hàng trăm nghìn người xem, chốt hàng nghìn đơn hàng

Chợ phiên OCOP Thanh Hóa ngày 18/11 kéo dài 4 tiếng đã thu hút hơn 375.000 người xem livestream, mang về 205 triệu đồng doanh thu và 1.000 đơn hàng OCOP.
Longform | Khi “hạt gạo làng ta” trở thành sản phẩm OCOP

Longform | Khi “hạt gạo làng ta” trở thành sản phẩm OCOP

Khi “hạt gạo làng ta” trở thành sản phẩm OCOP sẽ không chỉ tạo sức bật cho kinh tế nông thôn mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Đắk Nông: Tổ chức Diễn đàn thúc đẩy nông nghiệp xanh gắn với phát triển sản phẩm OCOP và du lịch

Đắk Nông: Tổ chức Diễn đàn thúc đẩy nông nghiệp xanh gắn với phát triển sản phẩm OCOP và du lịch

Các sản phẩm OCOP sẽ là cầu nối để thúc đẩy sự phát triển du lịch nông thôn tại Đắk Nông.
Từ ngày 13 - 19/11 diễn ra không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình

Từ ngày 13 - 19/11 diễn ra không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình

Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tại tỉnh Ninh Bình diễn ra từ 13 - 19/11.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Bình Dương: Tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP được Bình Dương đẩy mạnh triển khai. Đến nay toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng địa phương.
Bắt tay hợp tác nâng tầm sản phẩm OCOP

Bắt tay hợp tác nâng tầm sản phẩm OCOP

Sự bắt tay hợp tác chiến lược giữa giữa “3 nhà” sẽ góp phần nâng tầm sản phẩm OCOP.
Quảng Nam tiếp tục đề nghị thay đổi mô hình thí điểm chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025

Quảng Nam tiếp tục đề nghị thay đổi mô hình thí điểm chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025

Quảng Nam tiếp tục đề nghị thay đổi mô hình thí điểm chương trình OCOP sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thống nhất với đề nghị trước đó.
Thanh Hóa: Nhiều sản phẩm OCOP đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính

Thanh Hóa: Nhiều sản phẩm OCOP đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa chia sẻ về kết quả đạt được của chương trình OCOP.
Quảng Nam muốn thay đổi mô hình thí điểm chương trình OCOP: Vì sao Bộ NN&PTNT nói không?

Quảng Nam muốn thay đổi mô hình thí điểm chương trình OCOP: Vì sao Bộ NN&PTNT nói không?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thống nhất với đề nghị của UBND Quảng Nam về việc thay mô hình thí điểm chương trình OCOP.
Khai mạc không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Khai mạc không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Sáng 3/11, diễn ra lễ khai mạc không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tại tỉnh Lâm Đồng.
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh thu hút người dân và du khách

Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh thu hút người dân và du khách

Với nhiều sản vật hấp dẫn, đặc trưng trong tỉnh và vùng, miền trên cả nước, Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Nin thu hút rất đông người dân, du khách.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc trưng các vùng, miền tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc trưng các vùng, miền tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của các vùng, miền đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh cũng như cả nước.
Thái Nguyên tổ chức Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch 2023

Thái Nguyên tổ chức Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch 2023

Nhằm quảng bá sản phẩm nông sản và giới thiệu sản phẩm OCOP, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch 2023.
Longform | Chương trình OCOP tại Bắc Ninh: Chắp cánh đưa sản phẩm từ “làng” ra “phố”

Longform | Chương trình OCOP tại Bắc Ninh: Chắp cánh đưa sản phẩm từ “làng” ra “phố”

Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu.
Đa dạng sản phẩm OCOP tại hội chợ lễ hội chùa Keo Thái Bình 2023

Đa dạng sản phẩm OCOP tại hội chợ lễ hội chùa Keo Thái Bình 2023

Lần đầu tiên tổ chức kết hợp, hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP trong lễ hội chùa Keo Thái Bình mùa Thu 2023 đã thu hút đông đảo người mua, kẻ bán.
Quảng Nam: Đề nghị thống nhất mô hình thí điểm chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025

Quảng Nam: Đề nghị thống nhất mô hình thí điểm chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025

UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ NN&PTNT thống nhất mô hình Phát triển sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng làng cổ Lộc Yên, huyện Tiên Phước.
Longform | Thảo thơm sản phẩm OCOP Cao Bằng

Longform | Thảo thơm sản phẩm OCOP Cao Bằng

Hạt dẻ Trùng Khánh, lục trà và hồng trà Kolia, lạp sườn, thịt xông khói, miến dong… là những sản phẩm OCOP độc đáo, chất lượng và giá trị của Cao Bằng.
Đặc sản OCOP bán qua livestream TikTok thu về hơn 100 tỷ đồng trong vòng 6 tháng

Đặc sản OCOP bán qua livestream TikTok thu về hơn 100 tỷ đồng trong vòng 6 tháng

Trong vòng 6 tháng qua có 800 phiên LIVE được lên sóng trên TikTok Shop đã mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng cho các sản phẩm đặc sản OCOP tại 14 tỉnh thành.
Sắp diễn ra Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng miền năm 2023

Sắp diễn ra Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng miền năm 2023

Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2023 từ ngày 27 đến 29/10 tại TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh phát triển du lịch sinh thái kết hợp trải nghiệm sản phẩm OCOP

TP. Hồ Chí Minh phát triển du lịch sinh thái kết hợp trải nghiệm sản phẩm OCOP

Để sản phẩm OCOP và du lịch của TP. Hồ Chí Minh phát triển mạnh cần có sự kết hợp song song thông qua nhiều hoạt động và sự hỗ trợ công nghệ số.
Bắc Giang: Đến hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Bắc Giang: Đến hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Khẳng định chất lượng sản phẩm OCOP Bắc Giang

Khẳng định chất lượng sản phẩm OCOP Bắc Giang

Bắc Giang được xếp vào một trong 5 tỉnh đi đầu cả nước phê duyệt đề án và triển khai thực hiện Chương trình OCOP một cách bài bản, có hệ thống.
Longform | Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Longform | Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng đã được đưa lên môi trường kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm này.
Longform | Gốm sứ Tân Thịnh: Rạng danh sản phẩm OCOP tại làng gốm cổ ven sông

Longform | Gốm sứ Tân Thịnh: Rạng danh sản phẩm OCOP tại làng gốm cổ ven sông

Sản phẩm gốm sứ Tân Thịnh (làng gốm Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội) vinh dự là một trong số ít sản phẩm được vinh danh sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động