CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 3 THÁNG 11)
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Trình Quốc hội tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục
Tiêu điểm
Đội ngũ Tổng thống đắc cử Donald Trump xem xét 3 'kịch bản' chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
TỔNG THUẬT: Toạ đàm: “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”
Điều gì đã đẩy giá cà phê thế giới vượt mốc kỷ lục?
Bắc Giang: Bãi tập kết khoáng sản trái phép ở Thị xã Việt Yên đe dọa an toàn đê điều
Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024
Hộp thư bạn đọc ngày 28/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Weki IQ; thu tiền trông xe trái quy định
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/11: Ukraine ồ ạt tấn công Crimea; Nga có thể dùng ‘siêu vũ khí’?
Doanh nghiệp cần có ý thức hơn trong bảo vệ thương hiệu
Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/11/2024: Giá xăng tăng trở lại, lên sát 21.000 đồng/lít
Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?
Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam - Canada thúc đẩy đầu tư vào công nghiệp, năng lượng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Canada
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
TỔNG THUẬT: Toạ đàm: “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”
Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự
Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh
Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng
Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’
TRỰC TIẾP: Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Sáng 28/11, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Từ vận động đến tự hào sản xuất tiêu dùng hàng Việt.
Tọa đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam |
Tham gia chương trình có ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương; TS Nguyễn Minh Phong, ông Hoàng Thế Nhu - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 – CTCP; bà Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Đông.
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử và các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok của báo.
Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật
Những ngày qua, trên mạng xã hội chia sẻ nhiều thông tin, danh sách liệt kê các đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ chia tách, sáp nhập.
Danh sách này bao gồm các cột thông tin về các tỉnh cũ sẽ chia tách, sáp nhập; tên gọi tỉnh mới; nơi đặt tỉnh lỵ; diện tích tách nhập và tổng diện tích mới; dân số từng đơn vị tách nhập và tổng dân số đơn vị hành chính mới; dữ liệu tổng sản phẩm trên địa bàn.
Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh. Ảnh: Báo Chính phủ |
Trao đổi với Báo Công Thương chiều 27/11, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ khẳng định, các thông tin, hình ảnh danh sách sáp nhập các tỉnh thành và các bộ ngành đang làn truyền trên mạng xã hội là không chính xác. Hiện chưa có cơ quan có thẩm quyền nào cung cấp thông tin về việc sáp nhập.
Theo ông Minh, hiện Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng đang triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đúng như chỉ đạo của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư.
Liên quan nội dung này, ông Minh thông tin, những thông tin về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị đang được thực hiện theo chế độ mật, nếu đưa lên mạng là sai quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước và ai vi phạm sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
"Bộ Nội vụ cũng đã trao đổi với phía Bộ Công an, đề nghị cơ quan an ninh mạng xem xét, xử lý việc đưa các thông tin không đúng, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội", người phát ngôn Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ Nội vụ đã báo cáo tổng kết thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương gửi tới Bộ Tư pháp.
Theo đó, tính đến ngày 30/6, cả nước có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh (58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương).
705 đơn vị hành chính cấp huyện (523 huyện, 46 quận, 51 thị xã, 84 thành phố thuộc tỉnh và một thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương); 10.595 đơn vị hành chính cấp xã (8.192 xã, 1.784 phường, 619 thị trấn).
Bộ Nội vụ đề xuất rà soát, bổ sung các quy định của Luật để đẩy mạnh việc tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã từ nay đến năm 2030 và nghiên cứu để thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Online Friday 2024 lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 28/11/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Online Friday 2024 lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số; FTA Index: Thúc đẩy các địa phương tối ưu hóa lợi ích từ các FTA; phát triển logistics, khơi thông dòng chảy thương mại.
Online Friday 2024 lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số
Điểm nhấn của Online Friday 2024 là không gian trải nghiệm hàng Việt Nam nổi bật bên cạnh sự tham gia của các thương hiệu nhập khẩu, chính hãng |
Theo kế hoạch của Bộ Công Thương, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ khởi động với 60 giờ mua sắm trực tuyến từ 0h ngày 29/11 đến 12h ngày 1/12/2024 trên các hệ thống website, ứng dụng thuộc chương trình.
Sự kiện năm nay đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số. Bộ Công Thương dự kiến tổ chức không gian trải nghiệm, triển lãm sản phẩm chính hãng và giải pháp chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt tại TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điểm nhấn của Online Friday 2024 là không gian trải nghiệm hàng Việt Nam nổi bật bên cạnh sự tham gia của các thương hiệu nhập khẩu, chính hãng. Tại đây, cùng với những sản phẩm cam kết chính hãng từ các nhà bán hàng, chương trình còn giới thiệu nhiều sản phẩm Việt Nam chất lượng cao với ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn từ nhãn hàng cũng như từ các sàn thương mại điện tử.
Online Friday 2024 không chỉ là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm mà còn là minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
Thông qua các hoạt động trải nghiệm và tương tác sáng tạo, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới chinh phục mọi thị trường, khẳng định chất lượng và vị thế của sản phẩm Việt trên trường quốc tế.
Bên cạnh các hoạt động trải nghiệm và mua sắm, chương trình cũng tổ chức nhiều hội thảo trực tuyến, kết nối các chuyên gia và doanh nghiệp nhằm cập nhật các xu hướng và chính sách mới. Đây là một phần trong chiến lược của Bộ Công Thương nhằm không ngừng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc nâng cao kỹ năng và năng lực ứng dụng công nghệ số.
Thông qua việc cung cấp mã mua sắm ưu đãi, khung giờ vàng và không gian trải nghiệm trực tiếp, Online Friday 2024 mang tới không gian mua sắm và là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam. Đây là dịp để người tiêu dùng trải nghiệm những tiện ích công nghệ tiên tiến nhất, đồng thời góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số.
FTA Index: Thúc đẩy các địa phương tối ưu hóa lợi ích từ các FTA
Các chỉ số đo lường của FTA Index còn hỗ trợ doanh nghiệp tối đa từ khâu sản xuất đến khi bán hàng, xuất khẩu |
Từ năm 2022, trên cơ sở các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng Đề án Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các FTA (FTA Index).
Các chỉ số đo lường của FTA Index không chỉ là cơ sở để doanh nghiệp, địa phương tự “soi mình”, đánh giá về kết quả của quá trình thực hiện, tận dụng FTA mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tối đa từ khâu sản xuất đến khi bán hàng, xuất khẩu, góp phần duy trì được chuỗi giá trị đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Để khai thác hiệu quả các FTA, trong năm 2024, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các thành viên Tổ công tác ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các FTA (FTA Index) và các đơn vị có liên quan triển khai việc lựa chọn đơn vị thực hiện Đề án FTA Index dựa trên Bộ tiêu chí và điều kiện đã được Tổ công tác FTA Index thông qua năm 2023 theo đúng quy trình, thủ tục hiện hành.
Để xây dựng Bộ chỉ số FTA Index năm 2024, các chuyên gia cũng thảo luận nhiều về các vấn đề về đối tượng, nội dung khảo sát, phương pháp thu thập, quy trình xử lý thông tin, tổng hợp kết quả điều tra,…
Theo các chuyên gia, nếu tất cả 63 tỉnh, thành phố đều quan tâm đến việc thực hiện FTA, đều quan tâm và trăn trở làm thế nào để giúp cho các doanh nghiệp tận dụng FTA hơn nữa chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn, giống như những kết quả chúng ta đã đạt được từ khi có chỉ số PCI.
Đối với Hải Phòng, rất quan tâm với việc triển khai đề án…, sẵn sàng hỗ trợ nhà trước, điều tra viên tiếp cận doanh nghiệp để thực hiện các khảo sát cụ thể tại địa phương.
Đến nay, cơ quan chuyên ngành của Bộ Công Thương đã phối hợp với Trường Đại học Ngoại thương xây dựng bảng câu hỏi điều tra cho doanh nghiệp tại các địa phương, phương pháp điều tra và phương pháp tính toán Bộ chỉ số FTA Index năm 2024.
Trong đó, dự kiến đối tượng điều tra gồm 4.000 doanh nghiệp thuộc 63 tỉnh, thành phố có hoạt động xuất khẩu hàng hóa hoặc nhập khẩu hàng hóa, thuộc một số ngành kinh tế trực tiếp liên quan đến tận dụng các FTA.
Phát triển logistics, khơi thông dòng chảy thương mại
Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ sẽ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa |
Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ sẽ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin...
Là ngành dịch vụ thiết yếu đóng góp vào quá trình lưu thông hàng hoá từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tốc độ tăng trưởng logistics Việt Nam bình quân hằng năm từ 14-16%, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tính đến giữa tháng 10/2024 đã vượt 610 tỷ USD và đang tiến gần mốc 800 tỷ USD.
Với đánh giá gần đây nhất của tổ chức… chủ thể là hàng hoá, là nhân tố quan trọng của hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu.
Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành, địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, đẩy mạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập môi trường thuận lợi cho ngành dịch vụ logistics phát triển. Từ đó lan tỏa và hỗ trợ các ngành kinh tế khác, đặc biệt là lĩnh vực thương mại.
Tác động dễ nhìn thấy nhất là hoạt động logistics cho hoạt động thương mại điện tử… lưu thông và phân phối hàng hoá cho kênh thương mại điện tử.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Chiến lược đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hiệp hội trong việc kết nối doanh nghiệp; phát triển logistics xanh, bền vững; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics; phát triển nguồn hàng; xây dựng trung tâm logistics tạo được sự liên kết.
Theo các chuyên gia, với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, sự nỗ lực quyết tâm của các doanh nghiệp và các hiệp hội… sự phát triển của ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới sẽ là góp phần khơi thông hàng hóa thương mại, xuất nhập khẩu; đồng thời, góp phần hiện thực hóa được tất cả các mục tiêu về tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra trong thời gian qua trong một tương lai rất gần.
[TRỰC TIẾP]:Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) sáng ngày 28/11/2024
Sáng 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, biểu quyết thông qua các nội dung: về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thúc đẩy tài chính xanh: ‘Chìa khóa’ cho tăng trưởng bền vững
Sáng 27/11, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam" nhằm trao đổi, thảo luận về các giải pháp nhằm góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng xanh.
Tọa đàm có sự tham gia của Bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương; Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước; TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; TS. Lê Hải Trung - Phó Trưởng khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng; ông Phạm Ngọc Khang - Tổng Giám đốc, Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam cùng đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các bộ ngành.
Tọa đàm "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam" |
Phát biểu tại hội thảo "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam", Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Tiến Cường nhấn mạnh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước. Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyên đề quan trọng về định hướng phát triển của đất nước: Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam đã yêu cầu đẩy mạnh công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã tập trung thảo luận các vấn đề: Phát triển tài chính xanh đóng góp vào tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam; Xây dựng và phát triển các dịch vụ tài chính xanh cũng như các chiến lược quản trị rủi ro về môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh; Nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân và doanh nghiệp; Tạo lập hành lang pháp lý công bằng và có hiệu lực cho hoạt động, giám sát và bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo người tiêu dùng được cung cấp đầy đủ thông tin và đối xử công bằng.
Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế khi Thủ tướng Chính phủ cam kết tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) về phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 và mục tiêu này tiếp tục được nhấn mạnh tại COP 28.