Giá xăng dầu liên tiếp giảm sâu, ngư dân Nghệ An phấn khởi vươn khơi

Giá xăng dầu giảm mạnh trong vòng 2 tuần qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân Nghệ An bám biển, giảm bớt chi phí, tăng thu nhập mỗi lần vươn khơi.
Ngư dân Nghệ An an tâm bám biển Nghệ An: Buổi sáng nhộn nhịp ở bến cá Nghi Thuỷ - Cửa Lò

Ghi nhận tại cảng cá phường Nghi Thuỷ, thị xã Cửa Lò (nghệ An), không khí tại đây nhộn nhịp hơn hẳn cách đây hơn 1 tháng. Mỗi ngày có hàng chục con tàu lớn, nhỏ nối đuôi nhau ra khơi bám biển. Dù mỗi chuyến ra khơi không đoán biết được sản lượng hải sản được bao nhiêu, nhưng trước mắt số tiền bỏ ra cho nguyên, nhiên liệu đã giảm đáng kể.

Giá xăng dầu liên tiếp giảm sâu, ngư dân Nghệ An phấn khởi vươn khơi

Ngay sau khi giá nhiên liệu giảm, các đoàn tàu tại cảng cá Cửa Lò nối đuôi nhau ra khơi đánh bắt

Ngư dân Nguyễn Thiên Hùng (57 tuổi), thuyền trưởng tàu NA 90295 TS và NA 90296 TS phấn khởi cho biết: “Giờ giá xăng dầu giảm mạnh, tôi cùng nhiều chủ tàu khác đã lạc quan hơn. Tàu chúng tôi giảm được rất nhiều chi phí, thu nhập của các thuyền viên tăng lên đôi chút. Hy vọng với sự quan tâm của Chính phủ, Quốc hội, giá xăng dầu sẽ tiếp tục giảm để tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển...”.

Đôi tàu của ngư dân Nguyễn Thiên Hùng trung bình mỗi chuyến ra khơi kéo dài nửa tháng. Ông phải mua khoảng 45 triệu tiền dầu diesel. Việc giá xăng dầu giảm, ông ước tính tiết kiệm được gần chục triệu đồng cho một chuyến đi. Hiện tại, ông Hùng đang chuẩn bị ngư lưới cụ, nhu yếu phẩm và kiểm tra máy móc để vươn khơi, vừa đánh bắt vừa tìm ngư trường mới.

Việc tiết kiệm chi phí nhiên liệu khiến ông Hùng và nhiều ngư dân khác rất phấn khởi, kỳ vọng một vụ mùa đánh bắt thắng lợi.

“Giờ giá dầu giảm xuống ngư dân mừng lắm vì tàu cá hoạt động hiệu quả hơn, có đồng tiền trang trải giảm được gánh nặng cho gia đình sau thời gian dài. Hi vọng chuyến đi thuận lợi, đánh bắt bội thu để ngư dân chúng tôi có thêm nguồn thu nhập...”, ông Hùng chia sẻ thêm.

Vận chuyển hải sản lên điểm bán tại cảng cá Nghi Thuỷ, thị xã Cửa Lò, ông Nguyễn Văn Biên - chủ tàu cá cho hay: “Giá xăng dầu giảm khiến nguyên vật liệu giảm theo nên chi phí sử dụng cho mỗi chuyến ra khơi cũng sẽ giảm. Ngư dân mừng lắm...”.

Theo tính toán của bà con ngư dân, đối với tàu dưới 90 CV, đánh bắt gần bờ, đi về trong ngày tiêu tốn khoảng 800 lít dầu, với mức giá giảm 3.000 đồng/lít sẽ tiết kiệm được từ 2 - 3 triệu đồng mỗi chuyến. Đối với những tàu lớn, đi dài ngày, mỗi chuyến đi ngốn đến hàng ngàn lít dầu thì việc tiết kiệm được cả chục triệu tiền dầu là điều rất phấn khởi. Số tiền này được các chủ thuyền chia cho anh em thuyền viên để bù đắp cho những ngày khó khăn vừa qua hoặc trang trải cho các chi phí khác.

Giá xăng dầu liên tiếp giảm sâu, ngư dân Nghệ An phấn khởi vươn khơi

Ngư dân Cửa Lò chuẩn bị cho những chuyến ra khởi

Không chỉ chủ tàu, các thương lái thu mua thủy hải sản cũng phấn khởi không kém. Chị Nguyễn Thị Lan, một thương lái tại cảng cá Nghi Thuỷ cho biết, việc giá xăng dầu giảm đồng nghĩa với việc ngư dân sẽ ra khơi đông hơn nên việc thu mua cũng nhanh và dễ dàng hơn.

Nửa năm vừa rồi, hải sản thu mua khó hơn, do hải sản ít hơn, giá cao hơn khiến cho các nhà buôn như chúng tôi cũng gặp khó khăn. Nay giá xăng dầu giảm mạnh nên ai cũng vui. Chủ tàu vui một, thương lái như tụi chị vui mười”, chị Lan phấn khởi nói.

Ngoài việc giá xăng dầu giảm mạnh, ngư dân lại được nhân đôi niềm vui khi hải sản đánh bắt về đều được thương lái thu mua với giá cao.

Ông Võ Văn Tuất - Chủ tịch phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò) cho biết, hiện Nghi Thuỷ có 110 tàu thuyền, trong đó 46 tàu đánh bắt xa bờ, còn lại đánh bắt gần bờ. "Thời điểm này đang trong cao điểm của mùa du lịch, nhu cầu tiêu thụ hải sản tăng cao nhất trong năm. Nên các chuyến biển về, hải sản đều được các thương lái, nhà hàng, khách sạn đặt hàng, gom hàng liên tục. Bà con ngư dân có thêm niềm tin để bám biển, dù nắng nóng gay gắt nhưng tàu thuyền trên địa bàn vẫn ra khơi đều đặn...".

Không chỉ tại thị xã Cửa Lò mà ở các địa phương khác như Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, Diễn Châu... bà con ngư dân cũng trở lại bám biển. Hiện nay, Nghệ An có hơn 3.400 tàu, trong đó, có hơn 1.000 chiếc công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Với lực lượng gần 20.000 lao động nghề biển, đây được xem là một trong những ngành kinh tế trọng điểm trên địa bàn địa phương này. Việc ngư dân đồng loạt ra khơi trở lại là tín hiệu khả quan, vừa tạo thu nhập ổn định vừa đảm bảo nguồn cung hải sản trên thị trường.

Giá xăng dầu liên tiếp giảm sâu, ngư dân Nghệ An phấn khởi vươn khơi

Cảng cá Nghi Thuỷ , TX. Cửa Lò đông đúc thương lái mỗi khi thuyền về bến

Trao đổi với phóng viên, Trưởng phòng Khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Chi cục Thủy sản Nghệ An) Trần Xuân Nhuệ cho biết, hiện nay“Việc giá dầu hạ nhiệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn khơi bám biển sản xuất”.

Chiều ngày 21/7, giá xăng dầu chính thức được điều chỉnh giảm sau công bố của cơ quan quản lý Nhà nước. Đây là lần giảm thứ 6 kể từ đầu năm nay và lần thứ 2 giảm sâu liên tiếp sau chuỗi ngày tăng giá mạnh. Việc giảm giá xăng dầu lần này đã tiếp thêm động lực cho ngư dân ra khơi có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhiều ngư dân mong muốn giá xăng dầu tiếp tục giảm để vững tin vươn khơi bám biển.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Nghệ An, dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngư dân miền Trung vẫn kiên cường bám biển, xoay xở trong cơn "bão giá", sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 104.180 tấn, giá trị ước đạt 2.250,6 tỷ đồng; trong đó khai thác biển đạt 100.836 tấn, bằng 55% so với kế hoạch năm, bằng 105,36% so với cùng kỳ năm trước.

Để việc ra khơi của ngư dân được thuận lợi, ngành nông nghiệp Nghệ An cũng tạo mọi điều kiện về thủ tục pháp lý để ngư dân dễ dàng xuất bến. Đối với những tàu cá chưa đủ giấy tờ hoặc hết hạn sẽ được hướng dẫn làm lại trong thời gian ngắn nhất để ngư dân yên tâm ra khơi.

Từ đầu năm đến nay, do giá xăng dầu tăng cao, trong khi giá hải sản không tăng, nguồn lợi khai thác lại giảm… khiến nhiều tàu cá chỉ hoạt động cầm chừng do thua lỗ, thậm chí phải nằm bờ hàng tháng trời. Chính vì vậy, khi giá xăng dầu giảm đang tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm, phấn khởi vươn khơi.

Nhiều ý kiến cho rằng với sự quan tâm chỉ đạo từ Quốc hội, Chính phủ; sự vào cuộc của các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã giúp thị trường xăng dầu trong nước ổn định nguồn cung cũng như giá cả. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân giảm bớt chi phí, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động