Giá xăng dầu hôm nay 26/7: Giao dịch quanh mức 100USD/thùng Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Tăng ngày thứ 2 liên tiếp |
Nhóm công nghiệp, Viện Dầu mỏ Mỹ ngày 26/7 cho biết các kho dự trữ dầu thô giảm 4 triệu thùng, gấp 4 lần mức dự báo.
Stephen Brennock của nhà môi giới dầu PVM cho biết: “Cùng với quyết định của Fed về lãi suất, hôm nay chắc chắn sẽ là một phiên giao dịch tập trung vào Hoa Kỳ”.
Còn theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu tăng trở lại trong ngày giao dịch hôm qua, khi thị trường đón nhận các thông tin tích cực. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 2,4% lên 97,26 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 2,22% lên 101,67 USD/thùng.
Phiên giao dịch sáng hôm qua, dầu thô duy trì đà tăng từ khi mở cửa do lực mua “bắt đáy” tại các hỗ trợ kỹ thuật và báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ API cho biết tồn kho dầu thô giảm mạnh 4 triệu thùng. Tuy vậy, giá chỉ thật sự bật tăng mạnh mẽ khi báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho thấy tồn kho dầu thô thương mại giảm mạnh 4,5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 15/07. Kết hợp với sự sụt giảm trong tồn kho dự trữ chiến lược (SPR), con số lên đến 10,1 triệu thùng. Trong khi đó, tồn kho xăng cũng giảm mạnh 3,3 triệu thùng, và tồn kho nhiên liệu chưng cất cũng giảm 0,8 triệu thùng. Đây là thông tin tích cực đối với thị trường, nhất là khi tồn kho các sản phẩm lọc dầu đã liên tục tăng trong giai đoạn nửa đầu tháng 7. Xuất khẩu dầu của Mỹ tăng mạnh khi tuần vừa rồi chênh lệch giữa giá Brent và giá WTI tăng cao.
Đáng chú ý sản lượng dầu nội địa tại Mỹ đã đạt mức 12,1 triệu thùng/ngày, cao hơn 1 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, các công ty dịch vụ dàu khí tại Mỹ cảnh báo, trong giai đoạn 18 tháng tới, việc tăng sản lượng sẽ rất khó khăn, do thiếu hụt các thiết bị lọc và khoan dầu. Đặc biệt trong năm sau 2023, các công ty dầu khí gần như chắc chắn sẽ phỉa chịu đựng mức giá sản xuất cao hơn do lạm phát, thiếu nhân công và cả máy móc.
Dầu thô cũng nhận dược hỗ trợ từ thông tin Nga tiếp tục cắt giảm khí vận chuyển qua đường ống Nord Stream 1. Hiện tại, đường ống này chỉ vận chuyển khoảng 20% công suất bình thường, bất chấp đây là con đường chính cung cấp khí đến cho châu Âu. Nga liên tục gây sức ép cho các nước châu Âu sau khi phương Tây liên tục thảo luận khả năng áp đặt trần giá lên dầu thô của nước này. Giá khí tăng có thể khiến cho nhu cầu chuyển đổi sang sử dụng dầu thô từ các nhà máy phát điện gia tăng.
Bên cạnh đó, việc Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, và Chủ tịch Fed Jerome Powell gợi ý Fed có thể giảm tốc trong quá trình điều chỉnh lãi suất cũng hỗ trợ cho thị trường tài chính chung đi lên. Dòng tiền quay dần về các tài sản rủi ro như cổ phiếu, hàng hóa, khiến Dollar Index cũng giảm 0,69% xuống mức 106,45.
Giá dầu đã tăng vọt vào năm 2022, đạt mức cao nhất trong 14 năm là 139 USD / thùng vào tháng 3 sau khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra làm tăng thêm lo lắng về nguồn cung và khi nhu cầu phục hồi sau đại dịch.
Trong nước, liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh từ 15h ngày 21/7.
Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 còn 25.073 đồng/lít (giảm 2.715 đồng); còn xăng RON 95 là 26.070 đồng/lít (giảm 3.605 đồng).
Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm. Dầu diesel giảm 1.735 đồng, còn 24.850 đồng một lít. Dầu hoả hạ 1.099 đồng một lít, còn 25.240 đồng. Dầu mazut là 16.540 đồng một kg, tương đương mức giảm 1.164 đồng.
Đây là kỳ giảm giá thứ ba liên tiếp của giá xăng, dầu trong nước từ đầu tháng 7 đến nay. So với cuối tháng 6, mỗi lít RON 95-III rẻ hơn 6.800 đồng; E5 RON 92 hạ 6.230 đồng; dầu diesel là 5.160 đồng...