Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/2/2024: Xăng tăng từ 277-330 đồng/lít; giá dầu giảm Giá xăng dầu hôm nay ngày 6/3/2024: Giá dầu thế giới tiếp tục giảm gần 1%, vì sao? |
Ngày mai (7/3) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95 và Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Giá xăng dầu trong nước đang chịu tác động của giá xăng dầu thế giới và thị trường Singapore.
Giá xăng dầu dự báo giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 7/3/2024 |
Trên thị trường thế giới, giá dầu tuần qua đảo chiều tăng ấn tượng sau khi giảm khá mạnh vào tuần trước đó. Tính chung cả tuần qua, giá dầu Brent tăng khoảng 3,4%, dầu WTI tăng 4,6%. Tuy nhiên, sang tuần này, giá dầu thế giới có xu hướng hạ nhiệt. Giá dầu đã giảm liên tiếp ở hai phiên giao dịch đầu tuần.
Theo dữ liệu từ Oilprice, vào lúc 6h30' ngày 6/3 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 82,04 USD/thùng, giảm 0,76 USD, tương đương 0,92% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 78,24 USD/thùng, tăng 0,09 USD, tương đương 0,12% so với phiên liền trước.
Tại thị trường Singapore, trong kỳ vừa qua, giá xăng thành phẩm bình quân ở thị trường này giảm so với kỳ trước. Nhưng mức giảm không quá lớn.
Mặc dù liên minh OPEC+, vốn đang chi phối hơn 40% tổng nguồn cung dầu toàn cầu, đã kéo dài việc cắt giảm sản lượng khai thác hiện nay đến hết quý 2/2024, giá dầu thô vẫn chịu áp lực giảm do thị trường gia tăng lo ngại Trung Quốc khó đạt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay.
Trong nhiều tuần qua, giới đầu tư toàn cầu đã kỳ vọng Chính phủ Trung Quốc sẽ công bố các kế hoạch kích thích tăng trưởng quy mô lớn nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng nào được đưa ra. Do đó, nhiều nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc sẽ khó có thể sớm lấy lại đà tăng trưởng, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng nhiên liệu có thể thấp hơn kỳ vọng. Trung Quốc hiện là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu toàn cầu trong năm nay.
Bên cạnh đó, giá dầu thô còn chịu tác động từ việc dòng vốn của giới đầu cơ chuyển dịch một phần sang các thị trường khác đang tỏ ra hấp dẫn hơn như vàng và tiền số khi giá hai loại tài sản này liên tục tăng mạnh.
Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu thô cũng đã được kìm hãm khi đồng USD “hạ nhiệt” so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới. Đồng thời, nhiều tổ chức tài chính nhận định các quốc gia thành viên OPEC+ sẽ cần giữ giá dầu thô Brent ở trên ngưỡng 80 USD/thùng để cân bằng ngân sách năm nay.
Tại thị trường trong nước, dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới, lãnh đạo một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho biết, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (7/3) có thể giảm theo giá thế giới.
Các doanh nghiệp xăng dầu nhận định, nếu cơ quan điều hành không sử dụng đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng trong nước có thể giảm từ 120-220 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có khả năng giảm 270-320 đồng/lít.
Nếu dự báo trên là chính xác thì giá xăng trong nước sẽ có phiên giảm thứ tư trong năm 2024.
Trong trường hợp liên Bộ Công Thương - Tài chính trích Quỹ bình ổn giá thì giá xăng có thể giảm ít hơn, thậm chí giữ nguyên.
Tại kỳ điều hành giá xăng dầu gần đây ngày 29/2, giá bán lẻ xăng được liên bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tăng, còn giá dầu giảm. Cụ thể, giá xăng E5 tăng 280 đồng/lít, giá bán là 22.750 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng 330 đồng/lít, giá lên mức 23.920 đồng/lít.
Giá dầu diesel giảm 140 đồng/lít, giá bán xuống 20.770 đồng/lít. Giá dầu hoả cũng hạ 140 đồng/lít, giá bán còn 20.780 đồng/lít.
Ở kỳ điều hành này, liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập và cũng không chi Quỹ bình ổn giá đối với hầu hết các loại xăng dầu, trừ dầu mazut chi 300 đồng/lít.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 7 lần tăng, 3 lần giảm.