Tuy nhiên, mức giá này vẫn đang sát mức cao nhất gần một tháng được ghi nhận vào ngày 23/9. Thép trong nước vẫn ổn định từ sau phiên tăng giá chiều 13/9.
Giá thép thế giới giao tháng 1.2023 giảm nhẹ 8 nhân dân tệ/tấn |
Giá quặng sắt tăng giá hơn 3%
Cụ thể, giá quặng 63,5% giao tại cảng Thiên Tân ở mức 101 USD/tấn, tăng 3% so với ngày trước đó sau khi giảm liên tiếp từ ngày 15/9. Theo Hellenic Shipping News, một số nhà đầu tư đang tích cực bán và các nhà máy thép cũng đang tích cực mua các loại quặng sắt.
Quặng PBF (Pilbara Blend Fines), loại quặng được sử dụng chính trong các lò cao của Trung Quốc, tại cảng Sơn Đông là 750-753 nhân dân tệ/tấn (khoảng 106 USD/tấn), tăng 5-18 nhân dân tệ/tấn. PBF tại cảng Đường Sơn là 756-765 nhân dân tệ/tấn (107-109 USD/tấn), tăng 15-30 nhân dân tệ/tấn so với ngày trước đó.
Tồn kho tại 10 cảng lớn nhất Trung Quốc đến hết tuần này là 90 triệu tấn, giảm 2,3% theo tháng. Trong tuần này, xuất khẩu tăng và việc kiểm soát dịch bệnh ở một số vùng của Trung Quốc đã hạn chế nhu cầu về quặng sắt trong nước.
Giá một số loại thép cũng tăng. Giá thép thế giới ghi nhận, tại Trung Quốc, giá thép cuộn cán nóng là 3.920 nhân dân tệ/tấn (553 USD/tấn), tăng 1,1% so với ngày trước đó sau khi giảm liên tiếp trong vài ngày trước đó. So với cuối tháng 7, giá mặt hàng này giảm 12%. Giá thép thanh vằn cũng tăng 1,1% lên 3.903 nhân dân tệ/tấn (550 USD/tấn).
Trong khi đó, tại châu Âu, người mua thép thận trọng quay trở lại thị trường sau khi kỳ nghỉ hè truyền thống kéo dài đến đầu tháng 9. Lượng hàng tồn kho vẫn tương đối cao so với nhu cầu hiện tại.
Tuy nhiên, nhận thấy rằng mức đáy của chu kỳ hiện tại đã đạt đến, một số người mua đã đặt hàng với số lượng nhỏ để giảm giá trị hàng tồn kho trung bình của họ.
Giá thép châu Âu tiếp tục giảm trong tháng trước. Vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9, các nhà máy bắt đầu công bố mức tăng, phù hợp với sự gia tăng chi phí, trên phạm vi sản phẩm thép carbon.
Khi số lượng các đơn đặt hàng có xu hướng giảm, các nhà máy thép thực hiện điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu thực tế. Việc cắt giảm công suất cũng đã được triển khai, song có lẽ không đủ sớm.
Nhìn chung, ngành công nghiệp thép đang trông đợi các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến việc cung cấp năng lượng và sự gia tăng chi phí.
Thép trong nước ổn định sau phiên tăng chiều 13/9
Thép trong nước hôm nay ngày 27/9 vẫn giữ ổn định sau phiên tăng thứ ba liên tiếp từ 31/8, tăng mạnh nhất gần 900.000 đồng/tấn.
Tổng mức tăng của giá thép sau 3 lần liên tiếp từ 31/8 đến nay là hơn 2 triệu đồng/tấn.
Diễn biến giá thép Hòa Phát miền Bắc 30 ngày qua |
Theo đó, thép Việt Nhật tăng lần lượt 880.000 đồng/tấn và 470.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 15,02 triệu đồng/tấn và 15,22 triệu đồng/tấn.
Tại khu vực miền Bắc, thép Hòa Phát điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, còn thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên với 15,12 triệu đồng/tấn. Sau điều chỉnh, giá CB240 là 14,82 triệu đồng/tấn.
Diễn biến giá thép Việt Ý 30 ngày qua |
Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 400.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 400.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,63 triệu đồng/tấn.
Với thép Kyoei, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,12 triệu đồng/tấn và 15,38 triệu đồng/tấn sau khi tăng lần lượt 480.000 đồng/tấn và 130.000 đồng/tấn.
Với thép Miền Nam, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,43 triệu đồng/tấn và 15,83 triệu đồng/tấn sau khi lần lượt tăng 410.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn.
Về thép Thái Nguyên, hai loại trên là 15,2 triệu đồng/tấn và 15,66 triệu đồng/tấn sau khi tăng 580.000 đồng/tấn và 490.000 đồng/tấn.