Giá nông sản đua nhau lập kỷ lục Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 27/7/2023: Giá dầu WTI giảm còn 78,78 USD/thùng; Giá ngô và lúa mì sụt giảm |
Đây là thông tin được ông Ralph Bean, Tham tán Công sứ Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ chia sẻ tại hội thảo Đối thoại chính sách Việt Nam - Châu Phi: Hợp tác Nam - Nam hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực, diễn ra chiều ngày 12/12 tại Hậu Giang.
Ông Ralph Bean, Tham tán Công sứ Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ |
Dẫn thông tin từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, ông Bean cho biết, năm 2022 là năm áp lực trong chuỗi cung ứng toàn cầu hạ nhiệt sau khi đạt đỉnh trong bối cảnh Covid-19 (do đứt gãy chuỗi cung ứng khiến nhiều bên liên quan bị tác động).
Ông Ralph Bean đã lấy ví dụ về giá phân bón - một mặt hàng quan trọng đối với nông nghiệp. Theo đó, một số nước hạn chế xuất khẩu mặt hàng này, kết hợp với xung đột địa chính trị trên thế giới, khiến giá phân bón tăng khoảng 5 lần, chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm qua. Trong khi đó, số liệu thống kê đã chỉ rõ ảnh hưởng của thị trường phân bón quốc tế, giá phân bón sụt giảm trong giai đoạn 2020-2021, nhưng lại duy trì ở mức cao khi xảy ra xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine và hạn chế xuất khẩu của một số quốc gia.
Bên cạnh đó, giá năng lượng gồm giá dầu thô và khí tự nhiên bắt đầu giảm từ tháng 8/2022 và đến nay lại bị đẩy lên mức cao.
“Tất cả những yếu tố trên đã tác động mạnh mẽ đến chi phí nông nghiệp. Giá nông sản cũng biến đổi theo hướng khó đoán định. Lấy năm 2010 làm mốc, giá dầu và khô đậu tăng hơn 1,7 lần vào đầu năm 2022. Dù có xu hướng giảm từ sau lần đạt đỉnh, giá khô đậu vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung của các nước đang phát triển”- ông Ralph Bean phân tích.
Theo ông Ralph Bean, ngành lúa gạo cũng đang chứng kiến mức độ tiêu dùng, nhu cầu của người dân tăng cao, đặc biệt tại khu vực cận Sahara, châu Phi, Đông Nam Á. Tuy nhiên xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2023 được dự báo ở mức 53,3 triệu và giảm 2,8 triệu so với năm ngoái. Điều này một phần là do Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thông dụng vào cuối tháng 7/2023. Ngoài ra, nguồn cung từ Thái Lan, Việt Nam còn hạn chế trong khi các nước láng giềng Pakistan và Miến Điện có sản lượng thấp hơn trong niên vụ 2022/23.
Thực tế, những biến động nói trên của thị trường đã khiến giá gạo toàn cầu lên cơn sốt ở mức cao kể từ tháng 7 tới nay. Thậm chí, trong những báo cáo gần đây được Ngân hàng thế giới đưa ra còn nhận định rằng giá gạo toàn cầu có khả năng khó hạ nhiệt trước năm 2024.
Chính vì vậy, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, giải pháp tìm kiếm an ninh lương thực trên toàn thế giới là điều cần thiết để hạn chế những tác động của biến động thị trường, các vấn đề khủng hoảng địa chính trị. Quan trọng hơn, sự hợp tác giữa các quốc gia đóng vai trò giải quyết vấn đề đảm bảo tính ổn định của thị trường và đảm bảo an ninh lương thực.