Gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không, doanh nghiệp Việt cần điều gì?

Để gia nhập ngành công nghiệp hàng không và chuỗi sản xuất Boeing, doanh nghiệp Việt Nam phải có chứng nhận AS9100 Hệ thống Quản lý chất lượng ngành hàng không.
Hợp tác chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản Hà Nội: Áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng chuỗi sản xuất toàn cầu Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng ngành hàng không

Chiều ngày 7/11, Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình họp báo và giao thương với chủ đề: Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng đối với hàng không.

Sự kiện nhằm thúc đẩy việc hợp tác liên kết sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Hội viên HANSIBA với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI đến từ các nền kinh tế đã phát triển như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc…,

Thiếu vắng các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất của Boeing

Ông Matsumoto Izumi - Bí thư thứ nhất Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam - đánh giá, Việt Nam ngay cả lúc có dịch Covid-19 thì đều có sự đồng nhất, mọi người đều rất cố gắng. Năm ngoái tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 8%, đây là con số rất ấn tượng. Kết quả có được là do Việt Nam hạn chế dịch Covid-19 nhanh và nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam cũng là đất nước đang thu hút được sự đầu tư của nhiều nước trên thế giới.

Gia nhập chuỗi sản xuất Boeing, doanh nghiệp Việt cần điều gì?
Toàn cảnh cuộc họp báo và giao thương

Việt Nam có thế mạnh sản xuất điện, điện gia dụng. Thấy được tiềm năng này, Công ty TNHH Onaga đã mở nhà máy tại Việt Nam để có thể sản xuất các linh kiện cung cấp cho hãng Boeing. Chương trình, mục tiêu của Onaga là kết nối các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam lại với nhau.

Đã có nhiều năm trong nghề, từng đấy năm cũng là thời gian để Onaga lên kế hoạch cho chương trình này. Onago sẽ thành công trong dự án của mình tại Việt Nam cũng như kỳ vọng Onago sẽ nhận được sự hỗ trợ của các bên với dự án của mình”, ông Matsumoto Izumi tin tưởng.

Hiện tại, ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn sản xuất máy bay, hàng không vũ trụ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng máy bay, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng đối với ngành hàng không.

Ông Ishida Takayuki - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản đã đưa ra những nhận định, đánh giá về ngành công nghiệp máy bay Việt Nam và cơ hội mở rộng chuỗi cung ứng của Boeing và các nhà máy sản xuất máy bay khác tại Việt Nam cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Ishida Takayuki, dự kiến trong 20 năm tới, thị trường hàng không sẽ có khoảng 42.600 chiếc máy bay mới được sản xuất. Trong số hơn 40.000 chiếc máy bay thì khu vực châu Á chiếm khoảng 21%. Ngành hàng không Việt Nam tăng trưởng thứ 5 trên thế giới, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Hiện tại, công ty có thể sản xuất cho Boeing thì khoảng 5 công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là hiện giờ không có một doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện sản xuất cho Boeing.

Cũng theo ông Ishida Takayuki, Boeing cũng đã có cam kết sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, sản xuất linh kiện phụ trợ. Đồng thời, cũng muốn mở hội thảo để hướng tới các doanh nghiệp Việt Nam, làm sao có thể hỗ trợ tham gia trong cung ứng linh phụ kiện hàng không vũ trụ.

Tại sự kiện, ông Vũ Đình Tuyến - đại diện Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội cũng đã chia sẻ các chính sách hỗ trợ của N&G Group cho các doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ thuộc Tổ hợp sản xuất linh kiện hàng hàng không vũ trụ (Techno Part) tại Khu công nghiệp này.

Công ty Onaga Nhật Bản cùng các đối tác đã giới thiệu chứng nhận AS9100 "Hệ thống Quản lý chất lượng ngành hàng không" dành cho các công ty Việt Nam đang quan tâm và cân nhắc việc gia nhập ngành công nghiệp hàng không.

Đây là chứng chỉ thiết yếu dành cho các doanh nghiệp phụ trợ trong và ngoài nước khi có ý định tham gia vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu nói chung và của các Tập đoàn như Boeing nói riêng.

Với chứng chỉ AS9100, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoàn toàn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực này nói chung (Boeing, Airbus, Lockheed, Martin...).

Theo ông Onaga Masaru - Chủ tịch Công ty TNHH Onaga (Nhật Bản) – Việt Nam có nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên vẫn chưa lấy được lòng tin của các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Để việc hợp tác được thành công thì không thể thiếu được sự nỗ lực của tất cả các bên, cũng như sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam, Nhật Bản, Hoa Kỳ. “Keyword ở đây là thành công và để đến được thành công sẽ có rất nhiều gian nan và chúng ta tuyệt đối không được từ bỏ”, ông Onaga Masaru.

7 đề xuất từ phía HANSIBA

Nhằm thúc đẩy giao thương, hợp tác sản xuất và đào tạo để được cấp chứng nhận "Hệ thống Quản lý chất lượng ngành hàng không" - AS9100”, ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội HANSIBA – Chủ tịch Tập đoàn N&G - cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chứng chỉ sản xuất đủ điều kiện để sản xuất cho Boeing. Cách thứ nhất là Công ty Onaga Việt Nam, Công ty Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm các thủ tục để được cấp Chứng chỉ sản xuất tuy nhiên cần phải có thời gian kiểm chứng các doanh nghiệp Việt Nam. Cách thứ hai, doanh nghiệp Nhật Bản ủy thác chứng chỉ quản lý chất lượng ngành hàng không để các doanh nghiệp Việt Năm tham gia ngay vào chuỗi sản xuất của Boeing.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hoàng cũng đề xuất phía Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xây dựng quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn hàng không; đào tạo kỹ sư kỹ thuật cao và công nhân kỹ thuật cao cho các doanh nghiệp Việt Nam; tư vấn công nghệ, dây truyền và máy móc sản xuất đạt chuẩn ngành hàng không; xây dựng thiết kế - quy chuẩn của 1 nhà máy có nhà xưởng theo tiêu chuẩn đủ điều kiện sản xuất sản phẩm theo yêu cầu ngành hàng không; cùng nhau chọn lựa sản phẩm để sản xuất, tức là đầu ra cho các sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Ông Nguyễn Hoàng cũng đề xuất, các bên cùng nhau thúc đẩy các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam cho các doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tư sản xuất tại Việt Nam trong lĩnh vực hàng không vũ trụ nói chung và Boeing nói riêng.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng, với tiềm năng phát triển của ngành hàng không Việt Nam, HANSIBA cùng với Tập đoàn N&G và Tập đoàn Onaga (đại diện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vùng Kobe – Nhật Bản) đang là đối tác hàng đầu của Boeing trong việc triển khai xây dựng nhà máy sản xuất linh phụ kiện công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu đưa doanh nghiệp Việt Nam bắt tay cùng các doanh nghiệp quốc tế tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không vũ trụ - một lĩnh vực quan trọng đòi hỏi trình độ, công nghệ cao.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Nóng: Toyota

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Tại Triển lãm SEMA ở Mỹ diễn ra từ ngày 5/11, Toyota hứa hẹn gây chú ý khi trưng bày phiên bản bán tải cho mẫu xe Toyota Land Cruiser.
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động