Giá lợn hơi hôm nay 20/6: Đi ngang trên diện rộng Giá lợn hơi hôm nay 21/6: Dao động trong khoảng 51.000 - 58.000 đồng/kg |
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay tiếp tục đi ngang và dao động trong khoảng 56.000 - 57.000 đồng/kg. Hiện tại, mức giá thấp nhất khu vực được chứng kiến tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ và Hà Nam là 56.000 đồng/kg. Thương lái tại các tỉnh thành còn lại vẫn tiếp tục thu mua heo hơi tại ngưỡng 57.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay 22/6 giảm nhẹ tại một số địa phương |
Trong khi đó, tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay giảm nhẹ ở một vài nơi so với ngày trước đó và dao động trong khoảng 51.000 - 56.000 đồng/kg.
Theo đó, thương lái tại hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đang cùng giao dịch với giá 53.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Mức giá cao nhất trong khu vực là 56.000 đồng/kg, tiếp tục được ghi nhận tại Thanh Hóa. Bình Định là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại không ghi nhận thay đổi mới về giá.
Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Trung – Tây Nguyên, tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh giảm nhẹ và dao động trong khoảng 53.000 - 58.000 đồng/kg.
Cụ thể, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai lần lượt giảm 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg xuống chung mức 54.000 đồng/kg, ngang bằng với các tỉnh Tây Ninh, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng. Ngoại trừ tỉnh Kiên Giang hiện đang giao dịch với giá thấp nhất là 53.000 đồng/kg, các tỉnh thành còn lại đều đang thu mua ổn định trong khoảng 55.000 - 58.000 đồng/kg. Trong đó, An Giang là địa phương ghi nhận giá lợn hơi cao nhất khu vực 58.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất cả nước.
Tại hội thảo khởi động mô hình thí điểm về chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát dịch tả lợn châu Phi diễn ra ngày 21/6, bà Rana Karadshed - Giám đốc phụ trách nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã và đang gây ra sự tàn phá nặng nề đối với ngành công nghiệp thịt lợn thương mại trên toàn cầu. Do đó, việc Việt Nam vừa công bố vacxin dịch tả lợn châu Phi là bước đột phá trong lĩnh vực thú y và được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, để khống chế dịch bệnh nguy hiểm này thì vẫn tập trung vào an toàn sinh học và thực hành chăn nuôi tốt để phát triển bền vững, kiểm soát dịch bệnh và giảm chi phí trong bối cảnh giá vật tư đầu vào trong nông nghiệp đang ở mức cao.
Việc khởi động chương trình xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học phòng dịch tả lợn châu Phi thể hiện một bước tiến nhưng đầy thách thức nhằm đảm bảo Việt Nam dẫn đầu khu vực về phục hồi sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.
“Hợp tác công tư không thể có sự thành công nếu không có sự nhất trí tham gia mạnh mẽ từ Chính phủ và các doanh nghiệp tham gia. Vì vậy, sự tham gia của các đại biểu, doanh nghiệp là minh chứng cho cam kết việc chung tay với Chính phủ để chống lại dịch tả lợn châu Phi và đảm bảo người chăn nuôi nhận ra tiềm năng của dự án”, bà Rana Karadshed nhấn mạnh.