Đắk Nông: Thu hồi đất Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm bị lấn chiếm Đắk Nông: Cần làm rõ nguồn gốc đất trong trong triển khai Cụm CN-TTCN Quảng Tâm |
Ngày 28/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế cho biết, UBND tỉnh có chỉ đạo đối với các đơn vị liên quan về việc kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân bị thu hồi đất thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua huyện Chư Sê ngay sau khi có buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải về vấn đề này.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê, tỉnh Gia Lai hoàn thành vào tháng 6/2019 nhưng đến nay việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến giá bồi thường đất, thiếu các phương án và chính sách hỗ trợ cho người dân sau khi thu hồi đất dự án vẫn diễn ra. |
Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu UBND huyện Chư Sê tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan những thiếu sót trong việc thực hiện hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho các đối tượng bị ảnh hưởng, đủ điều kiện theo quy định.
Đồng thời, đề nghị huyện này phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát, tính toán cụ thể tổng kinh phí hỗ trợ các trường hợp bị hỗ trợ thiếu; cam kết và chịu trách nhiệm về giá trị hỗ trợ là đúng, đầy đủ theo quy định về bồi thường, hỗ trợ và thu hồi đất dự án.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê, tỉnh Gia Lai có chiều dài 10,82km, do Ban quản lý dự án 6-Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, UBND huyện Chư Sê có trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Dự án được thi công từ tháng 5/2018 và hoàn thành vào tháng 6/2019.
Tuy nhiên, từ khi dự án đường tránh được hoàn thành cho đến nay việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho 217 hộ dân bị ảnh hưởng với tổng kinh phí hơn 26 tỉ đồng vẫn chưa được UBND huyện Chư Sê thực hiện xong.
Cụ thể, có khoảng 70 hộ dân, cá nhân thường xuyên gửi đơn khiến nại, khiếu kiện liên quan đến giá bồi thường đất, thiếu các phương án và chính sách hỗ trợ cho người dân sau khi thu hồi đất dự án.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai, việc vẫn diễn ra tình trạng trên nguyên nhân chính là do UBND huyện Chư Sê chưa có cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Sở Tài Nguyên và Môi trường cũng đã kiến nghị UBND huyện này lập phương án bồi thường, hỗ trợ bổ sung đối với các trường hợp thuộc đối tượng được hỗ trợ nhằm sớm ổn định cuộc sống. Huyện Chư Sê tiếp tục có phương án cụ thể về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với các trường hợp có đất bị thu hồi thực hiện dự án.