Thứ tư 14/05/2025 18:17

Gia Lai: Công nghiệp chế biến dự kiến góp khoảng 1.121 tỷ đồng giá trị tăng thêm

Công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp lớn cho ngành công nghiệp Gia Lai, năm 2024 ngành này dự kiến đóng góp khoảng 1.121 tỷ đồng giá trị tăng thêm.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Gia Lai ước đạt hơn 4.797 tỷ đồng, đạt 13,7% kế hoạch và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ước thực hiện 3.203,7 tỷ đồng, đạt 14,5% kế hoạch và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Sở Công Thương Gia Lai, nhờ thị trường mở rộng, các nhà máy phát huy công suất và một số nhà máy mới đi vào hoạt động ổn định nên nhiều sản phẩm có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Đường tinh chế, tinh bột mì, chè, nước ép trái cây, chế biến sữa, phân vi sinh, đá granite… Đây là tín hiệu lạc quan để ngành công nghiệp chế biến tiếp tục tăng trưởng và đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp.

Chế biến gỗ tại huyện Kbang. Ảnh Lê Nam

Với mục tiêu tăng trưởng khoảng 13% (tương ứng khoảng 2.659 tỷ đồng) so với năm 2023, giá trị ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh ước đạt khoảng 22.143 tỷ đồng trong năm 2024. Theo dự kiến của Sở Công Thương, nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến chủ yếu đóng góp vào giá trị tăng thêm khoảng 1.121 tỷ đồng.

Trong đó, nhóm sản phẩm đường tinh chế có giá trị tăng thêm 248,8 tỷ đồng; sản phẩm nước ép trái cây có giá trị tăng thêm 299,5 tỷ đồng; sản phẩm tinh bột mì có giá trị tăng thêm 229,9 tỷ đồng; sản phẩm sữa có giá trị tăng thêm 109,8 tỷ đồng; nhóm sản phẩm gỗ MDF có giá trị tăng thêm 215,8 tỷ đồng.

Nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến khác sẽ đóng góp vào giá trị tăng thêm 1.263,7 tỷ đồng. Trong đó, giá trị tăng thêm của nhóm sản phẩm gỗ, viên nén nhiên liệu (trừ ván MDF) là 56,4 tỷ đồng; nhóm sản phẩm điều, trái cây sấy, nước uống dược liệu, hồ tiêu có giá trị tăng thêm 82,3 tỷ đồng; nhóm xi măng, gạch, bê tông công trình, chế biến sản phẩm từ khai khoáng, thức ăn gia súc gia cầm, nước uống tinh khiết... có giá trị tăng thêm 264,3 tỷ đồng; nhóm công nghiệp chế biến khác và công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng thêm 860,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các dự án mới đi vào hoạt động và phát huy công suất năm 2024 sẽ đóng góp vào giá trị tăng thêm hơn 275 tỷ đồng.

Được biết ngành Công Thương Gia Lai đang nỗ lực huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu-cụm công nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp có công nghệ, giá trị gia tăng cao.

Hỗ trợ thực hiện các đề án từ nguồn vốn khuyến công cho doanh nghiệp, hộ sản xuất ở nông thôn để nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư công nghiệp chế biến dược liệu, thức ăn chăn nuôi, chế biến rau củ quả, các dự án chế biến sâu các sản phẩm sau đường, chế biến cà phê, hồ tiêu; các sản phẩm tiêu dùng từ cao su, sản xuất cồn sinh học từ mì lát...

Mục tiêu trong thời gian tới sẽ thu hút và hình thành một số doanh nghiệp chế biến nông sản hiện đại, có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm với các nước trong khu vực; các cụm công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ và kết nối tiêu thụ nông sản.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình