Gia Lai: Chú trọng thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến

Hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Gia Lai còn thấp. Trong thời gian tới, tỉnh tập trung thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao để tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu.
Gia Lai: Chú trọng thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Gia Lai

Chế biến nông sản chuyển biến tích cực nhưng xuất thô vẫn còn nhiều

Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Gia Lai ước đạt 22.519 tỷ đồng, tăng 6,61% so với cùng. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo ước đạt 15.059 tỷ đồng, chiếm 66,87% giá trị toàn ngành công nghiệp, tăng 5,84% so với cùng kỳ.

Công nghiệp chế biến nông sản tiếp tục giữ vị trí là nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh khi chiếm tới hơn 80% kim ngạch xuất khẩu với các mặt hàng như cà phê, cao su, trái cây…. Các nhóm ngành hàng này cũng duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu đạt 2 con số trong năm 2020, dù dịch bệnh Covid – 19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, giúp kim ngạch xuất khẩu Gia Lai cán đích ở con số 580 triệu USD, tăng tới 16% so với cùng kỳ 2019.

Trong thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã thu hút được khoảng gần 40 dự án chế biến nông sản lớn; và có 82 cơ sở sản xuất, chế biến cà phê đang hoạt động và một số nhà máy đang lắp đặt máy móc thiết bị với tổng công suất 11.800 tấn/năm;....

Nhà máy chế biến thực phẩm thuộc Công ty CP thực phẩm Đồng Giao Chi nhánh Gia Lai đi vào hoạt động từ tháng 9/2019 với công suất thiết kế 52.000 tấn sản phẩm/năm. Đây là tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại với 3 dây chuyền sản xuất tự động hóa. Hiện nay, sản phẩm của Công ty Đồng Giao đã có mặt trên hơn 60 quốc gia, trong đó, có đầy đủ các thị trường “khó tính” như EU, Mỹ, Nhật Bản.

Ông Đinh Văn Tĩnh – Phó Giám đốc Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, phụ trách chi nhánh Gia Lai cho biết năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nhà máy ước đạt 50 triệu USD, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đồng Giao. Trong đó, các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là đơn vị xuất khẩu lô hàng chanh dây đầu tiên của Việt Nam sang thị trường EU theo diện EVFTA.

Gia Lai: Chú trọng thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến
Tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô còn lớn, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm nông sản xuất khẩu còn chưa cao đang là hạn chế của công nghiệp chế biến nông sản Gia Lai

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, không thể phủ nhận công nghiệp chế biến nông sản của Gia Lai vẫn còn nhiều điểm trừ.

Gia Lai là vùng nguyên liệu cây công nghiệp lớn của cả nước với gần 100.000 ha cà phê, gần 90.000 ha cao su, hơn 14.000 ha hồ tiêu, hơn 19.000 ha cây ăn quả,…ngoài ra còn các nông sản khác như điều, sắn, mía… Đây là tiềm năng rất lớn phục vụ công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, số lượng nhà máy chế biến có hàm lượng công nghệ cao như nhà máy Đồng Giao Gia Lai không nhiều. Xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Trung Đông chủ yếu vẫn còn xuất thô, nhất là đối với mặt hàng mủ cao su, cà phê, hồ tiêu,… Tỷ lệ vùng nguyên liệu đạt chuẩn (có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ) vẫn còn thấp nên chất lượng nguyên liệu sản phẩm đầu vào vẫn còn hạn chế.

Thúc đẩy thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản

Theo Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai – ông Phạm Văn Binh, với tiềm năng lợi thế của mình, Gia Lai đã phát huy có hiệu quả các lợi thế của địa phương, bước đầu hình thành và phát triển các vùng cây trồng theo hướng tập trung, tạo nguồn nguyên liệu ổn định để các nhà máy chế biến phát huy được công suất thiết kế. Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai thông qua nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đã tập trung thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư, nhất là các dự án chế biến sâu các sản phẩm nông sản nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao.

Gia Lai: Chú trọng thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến
Tỉnh Gia Lai có lợi thế lớn trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhờ vùng nguyên liệu rộng có thổ nhưỡng phù hợp

Năm 2021, tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 610 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu nông sản đóng góp 530 triệu USD, chiếm tỷ trọng 87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngành Công Thương Gia Lai hoàn toàn có thể hoàn thành mục tiêu này nhờ dư địa chế biến và xuất khẩu của tỉnh vẫn còn nhiều. Trong đó, một số đơn vị đang hoạt động hiệu quả và tận dụng tốt các cơ hội từ ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã kí kết như Công ty Đồng Giao Gia Lai đang có ý định sẽ mở rộng nhà máy, nâng công suất sản xuất. “Với việc gia tăng đơn hàng như hiện tại, nhà máy Đồng Giao đã đạt 80% công suất thiết kế với đầu vào 150.000 tấn nguyên liệu chanh dây mỗi năm. Chúng tôi dự định có thể mở rộng, nâng công suất nhà máy để phục vụ nhu cầu xuất khẩu không chỉ chanh dây mà còn thêm các sản phẩm chế biến từ dứa”, ông Tĩnh chia sẻ.

Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai cho biết trong thời gian tới, Sở một mặt sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những doanh nghiệp đã đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất; song song với đó, sẽ chú trọng đến công tác xúc tiến để kêu gọi đầu tư các dự án công nghiệp chế biến nông sản công nghệ cao.

Trong đó, sẽ tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch; triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến được ổn định; nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp để tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Làm cầu nối thúc đẩy giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản.

Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo về các thị trường xuất khẩu trọng điểm, giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Gia Lai: Chú trọng thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến
Tỉnh Gia Lai sẽ tập trung thu hút các dự án nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao

Đặc biệt, chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật như quỹ đất sạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản. Công khai, minh bạch, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhanh, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư khi đến tìm hiểu và đầu tư dự án công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra sẽ chú trọng khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao vào chế biến nông sản, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng được việc vận hành hệ thống máy móc sản xuất hiện đại.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản xuất và áp dụng sản phẩm xanh hóa là bước đi tất yếu để dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã diễn ra vào sáng nay.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024

Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp Việt Nam 2024 (VINAMAC EXPO 2024) sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/5 tại Hà Nội.
Thanh Hóa: Nhà đầu tư chưa “mặn mà” với các Cụm công nghiệp huyện Bá Thước

Thanh Hóa: Nhà đầu tư chưa “mặn mà” với các Cụm công nghiệp huyện Bá Thước

Do đặc thù là huyện miền núi, kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, nhiều nhà đầu tư đã “một đi không trở lại".
Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp

Ninh Thuận sẽ phát triển 4 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 1.700ha và 19 cụm công nghiệp với diện tích 770ha.
Bộ Quốc phòng làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024

Bộ Quốc phòng làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024

Sáng 10/4, tại Lữ đoàn 169 (Vùng 1 Hải quân), Bộ Quốc phòng tổ chức làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024.
Thanh Hóa: Phát triển sản xuất công nghiệp làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thanh Hóa: Phát triển sản xuất công nghiệp làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát triển công nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2024 giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 14,9% trở lên.
Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, vấn đề về môi trường đang ngày càng được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Theo chuyên gia, Việt Nam có cơ hội học hỏi và được hưởng lợi từ tốc độ phát triển công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Mặc dù ngành thép có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng thời gian qua, do chưa có quy hoạch một cách bài bản nên các địa phương, doanh nghiệp còn khá lúng túng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động