Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 31/10/2023
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 31/10/2023 giảm nhẹ và dao động trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay ngày 31/10/2023: Tăng/giảm 1.000 đồng/kg |
Theo đó, sau khi giảm một giá, hiện heo hơi tại tỉnh Lào Cai đang được thương lái thu mua ở mức 51.000 đồng/kg.
Cùng ghi nhận mức giảm trên, hiện thương lái tại Bắc Giang, Hà Nội đang cùng thu mua heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.
Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động mới về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hưng Yên, Thái Bình.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại Yên Bái, Ninh Bình.
Các địa phương khác trong khu vực ghi nhận giá heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Bắc ngày 31/10/2023 giảm nhẹ |
Giá heo hơi mới nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Tại khu vực này, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực 50.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đắk Lắk, Ninh Thuận.
Ở chiều ngược lại, các địa phương còn lại gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận ghi nhận mức giá heo hơi cao nhất khu vực 52.000 đồng/kg.
Riêng Quảng Bình, hiện ghi nhận mức giá heo hơi 51.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay 31/10/2023 đi ngang trên diện rộng |
Giá heo hơi miền Nam hôm nay 31/10/2023
Tại khu vực phía Nam, giá heo hơi hôm nay biến động không đồng nhất và dao động trong khoảng 50.000 - 54.000 đồng/kg.
Theo đó, sau khi giảm một giá, hiện thương lái tại Bến Tre đang thu mua heo hơi với giá 51.000 đồng/kg.
Ở chiều ngược lại, cùng tăng 1.000 đồng/kg, thương lái tại 3 tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang đang cùng thu mua heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.
Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động mới về giá, trong đó, heo hơi tại Cà Mau tiếp tục được thu mua với giá cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg.
Bình Dương, An Giang hiện là các địa phương ghi nhận giá heo hơi thấp nhất khu vực 50.000 đồng/kg.
Các địa phương khác trong khu vực ghi nhận giá heo hơi quanh mức 51.000 – 53.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay ngày 31/10/2023 biến động trái chiều |
Biến động tăng/giảm giá heo hơi ngày 31/10/2023 tại các khu vực
Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 8108/VPCP-NN gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) và viêm da nổi cục.
Nội dung Công văn nêu rõ, liên quan đến đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 5683/BNN-TY về việc hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do ASF và bệnh viêm da nổi cục, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có ý kiến như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT bổ sung bệnh ASF vào Danh mục các bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch và Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT bổ sung bệnh viêm da nổi cục vào Danh mục các bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh ASF và viêm da nổi cục theo đúng quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP cho đến khi Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật được ban hành và có hiệu lực thi hành. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trong quá trình thực hiện phải bảo đảm đúng quy định, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, trục lợi chính sách.
Theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với heo, 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò…
Tại các kỳ họp thứ 3, 4, 5 Quốc hội khóa XV, cử tri nhiều địa phương như: Nghệ An, Thanh Hóa, Cà Mau, Quảng Nam, Đắk Lắk, Bến Tre… đã kiến nghị về việc từ năm 2021 đến nay, người chăn nuôi không được hỗ trợ thiệt hại do bệnh ASF và đề nghị có chính sách hỗ trợ. Do đó, mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống bệnh dịch tả heo Châu Phi.
Liên quan đến việc xây dựng Nghị định mới về cơ chế hỗ trợ, phòng, chống dịch bệnh động vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đang tổ chức xây dựng dự thảo và sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành đúng tiến độ vào quý IV/2024 hoặc có thể trình vào đầu năm 2024.
Tại Việt Nam, ASF lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 2/2019 tại hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, sau đó lây lan ra phạm vi cả nước, khiến 6 triệu con heo buộc phải tiêu hủy, thiệt hại trên 30.000 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số CPI năm 2020. ASF tiếp tục xảy ra trong các năm 2020, 2021, 2022 với số heo phải tiêu hủy lần lượt là 86.462 con, 279.910 con, 60.554 con. Riêng trong năm 2023, tính đến ngày 20/9 đã có 12.079 con heo bị tiêu hủy. Hiện dịch bệnh vẫn còn xảy ra rải rác ở một số địa phương.