Giá gas hôm nay 4/2: Nhiều yếu tố khiến xu hướng tăng giảm thất thường Giá gas hôm nay 6/2: Khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần Giá gas hôm nay 7/2: Tiếp tục tăng; kế hoạch khởi động lại Freeport |
Mặc dù có sự tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay nhưng nhìn chung trên thị trường thế giới giá khí đốt đã "hạ nhiệt" so với thời điểm cao kỷ lục vào tháng 8/2022 (trên 9 USD/mmBTU).
Sự sụt giảm về giá khí đốt xảy ra sau khi mùa đông năm 2022/23 bắt đầu ấm áp bất thường dẫn đến nhu cầu về nhiên liệu sưởi ấm sụt giảm.
Nga ngắt nguồn cung, châu Âu vẫn dư thừa khí đốt |
Sự sụt giảm này của giá khí đốt cũng đã trái ngược với những gì diễn ra vào đầu năm ngoái, khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào cuối tháng 2/2022 thổi bùng mối lo về nguồn cung và đẩy giá năng lượng tăng chóng mặt.
Trong suốt năm ngoái, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu là một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của thế giới, trong bối cảnh Nga cắt gần như toàn bộ cung cấp khí đốt cho khu vực này qua các đường ống dẫn.
Tuy nhiên, giờ đây, châu Âu đã có thể yên tâm phần nào khi dự trữ khí đốt của các nước trong khu vực đã gần đầy; các tàu chờ khí đốt hoá lỏng (LNG) đang xếp hàng chờ vào cảng vì không có đủ suất để dỡ hàng và giá khí đốt sụt giảm nhanh.
Liên minh châu Âu (EU) đã xây dựng được một lá chắn quan trọng cho mùa đông năm nay, khi dự trữ khí đốt của khu vực đã gần đầy. Cụ thể, dự trữ khí đốt của châu Âu hiện ở mức 72% công suất - gấp đôi thời điểm này năm ngoái.
Giá khí đốt giảm trong bối cảnh dữ liệu thống kê cho thấy lạm phát bắt đầu giảm nhanh tại các nền kinh tế lớn của châu Âu gồm Đức và Pháp từ cuối năm ngoái.
Thời tiết ôn hòa, viện trợ của chính phủ, các kho dự trữ khí đốt hoạt động hết công suất và năng lượng nhập khẩu từ các khu vực khác đã giúp châu Âu hạn chế thiệt hại kinh tế do xung đột Nga - Ukraina gây ra. Theo Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA), năm 2022, nhập khẩu LNG ở Châu Âu đã tăng 60% so với năm trước.
Việc giá khí đốt trên sàn TTF giảm mạnh gần đây đã phản ánh niềm tin rằng dù thời tiết có chuyển lạnh hơn hay trong vài tháng tới, châu Âu vẫn có đủ khí đốt dự trữ và nguồn cung khí hoá lỏng (LNG) để đáp ứng nhu cầu.
Lượng khí đốt dự trữ trong kho của Mỹ cũng được lấp đầy. Ông John Kilduff - Phó Tổng giám đốc Quỹ phòng hộ năng lượng Again Capital, New York cho biết, chúng tôi có thể kết thúc mùa đông với lượng lưu trữ vẫn cao hơn khoảng 2-3% so với mức của năm trước.
Tại thị trường trong nước từ ngày 1/2, giá gas bán lẻ tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng tăng trung bình 63.000 - 64.000 đồng, loại 45 kg tăng 235.000 - 236.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.
Cụ thể, với thương hiệu City Petro, từ ngày 1/2, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp này tăng 5.250 đồng/kg. Bình gas loại 12kg của City Petro tăng 63.000 đồng/bình và loại bình gas 45kg tăng đến 236.000 đồng/bình.
Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 62.000đồng bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng ở mức 477.000 đồng/bình 12kg.
Tương tự, Petrolimex Gas Sài Gòn cũng thông báo tăng 63.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ đến người tiêu dùng khu vực TP. Hồ Chí Minh là 486.000 đồng/bình 12 kg.
Hiện, nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới và tỷ giá. Trong khi đó, giá gas thế giới tháng 2/2023 chốt ở mức 790 USD/tấn, tăng 192,5 USD/tấn so với tháng 1, từ đó đẩy giá gas bán lẻ tháng 2/2023 tăng mạnh.
Như vậy, sau lần giảm vào đầu tháng 1/2023, giá gas đã quay đầu bật tăng mạnh. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 1 lần tăng và 1 lần giảm. Hiện, giá loại nhiên liệu này đã lên mức tương đương thời điểm hồi tháng 3 - 4/2022.