Giá gas hôm nay 2/10: Sự cố Nord Stream không tác động nhiều đến giá khí đốt Giá gas hôm nay 3/10: Duy trì đà giảm trong phiên giao dịch đầu tuần Giá gas hôm nay 4/10: Liệu đã chạm đáy? |
Những nỗ lực quyết liệt trong thời gian qua đã giúp châu Âu đa dạng hoá nguồn cung cấp khí đốt trong lúc nguồn cung từ Nga ngày càng suy giảm, bao gồm mua khí đốt hoá lỏng (LNG) từ Mỹ.
Đường ống khí đốt |
Khí đốt tự nhiên nhập khẩu qua đường ống từ Nga hiện chỉ chiếm 9-10% nhập khẩu khí đốt của EU, từ mức 41% của năm ngoái - theo số liệu của Uỷ ban châu Âu (EC).
Điển hình như Ý đã đảm bảo nhập khẩu khí đốt bổ sung trong năm nay từ các nhà cung cấp thay thế để bù đắp cho sự sụt giảm dòng chảy từ Nga sau khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine.
Một nguồn tin cho biết khí đốt của Nga hiện chiếm khoảng 10% lượng nhập khẩu của Ý, giảm từ khoảng 40%, trong khi thị phần từ Algeria và Bắc Âu đã tăng lên.
IEA dự báo nhập khẩu LNG của châu Âu sẽ tăng hơn 60 tỷ mét khối (bcm) trong năm nay, hoặc hơn gấp đôi so với lượng bổ sung năng lực xuất khẩu LNG toàn cầu.
Điều này có nghĩa là nhập khẩu LNG của châu Á có thể ở mức thấp hơn năm ngoái trong những tháng còn lại của năm 2022, do giá khí đốt cao ở châu Âu, kéo theo nhiều hàng hóa hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia Tagliapietra của Bruegel cho rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu sẽ còn kéo dài. Việc tích trữ khí đốt trong năm 2023 sẽ khó hơn năm nay, xét tới việc dự trữ của năm nay được xây dựng chủ yếu nhờ vào nhập khẩu khí đốt Nga, mà trong năm tới, nguồn này có thể bị cắt hoàn toàn.
Reuters đưa tin, hiện tại, mức dự trữ khí đốt của EU đã đầy hơn 88%. Song, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay, nếu nguồn cung của Nga sang châu Âu ngừng hoàn toàn kể từ ngày 1/11, kho khí đốt của EU sẽ đầy chưa tới 20% vào tháng 2 nếu nguồn cung LNG vẫn dồi dào. Nhưng nếu nguồn cung LNG giảm xuống mức thấp thì có thể sẽ đầy 5% vào tháng 2.
Bên cạnh đó, tại châu Âu, tiêu thụ khí đốt đã giảm 10% trong 8 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2021, do lĩnh vực công nghiệp giảm 15% vì các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng. Thậm chí, do giá năng lượng tăng vọt ở Châu Âu, cùng với tình trạng thiếu khí đốt đang buộc nhiều công ty ở Châu Âu phải chuyển địa điểm hoặc chuyển một phần hoạt động sang Mỹ…
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước có phiên giảm giá sâu với mức giảm lên đến 18.000-18.500 đồng mỗi bình 12kg từ ngày 1/10. Đây là lần giảm giá thứ 6 liên tiếp.
Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết từ ngày 1/10, giá bán gas SP giảm 1.542 đồng/kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg của thương hiệu này là 405.000 đồng.
Tương tự, đại diện thương hiệu City Petro cho hay, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp cũng giảm 1.500 đồng/kg, các loại bình gas 12kg giảm 18.000 đồng, bình 45kg giảm 67.500 đồng và bình 50kg giảm 75.000 đồng.
Do đó, bình gas loại 12kg của doanh nghiệp này đến tay người tiêu dùng không quá 426.500 đồng/bình và loại 50kg không quá 1.776.500 đồng/bình.
Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV Gas LPG miền Nam cũng cho biết, giá bán PetroVietnam Gas sẽ giảm 18.000 đồng đối với bình gas 12kg và 67.500 đồng đối với bình gas 45kg so với tháng 9.
Theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 10 là 575 USD/tấn, giảm 65 USD/tấn so với tháng trước đó, dẫn đến giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm giá mạnh.