Giá gas hôm nay 18/1: Giá gas tăng tới 9,33% Giá gas hôm nay 19/1: Nguồn cung ổn định và dự trữ tăng Giá gas hôm nay 20/1: Vì sao không giữ được đà tăng? |
Mới đây, Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom cho biết, đã giảm 23% khối lượng vận chuyển khí đốt hàng ngày tới EU qua Ukraina, xuống còn 25,1 triệu mét khối. Công suất qua trạm ở Sudzha là 35,5 triệu mét khối vào đầu tháng 1, giảm từ hơn 40 triệu mét khối trong vài tháng qua.
Trạm tiếp nhận khí đốt ở Mecklenburg, Đức |
Nguồn cung của Gazprom cho EU - khách hàng lớn nhất, đã giảm vào năm ngoái do hậu quả của lệnh trừng phạt sâu rộng chống Nga. Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng, khối lượng thấp hơn là do nhiệt độ mùa đông ấm áp bất thường ở hầu hết châu Âu và dự trữ khí đốt cao của châu lục này.
Theo trang Oilprice, các quốc gia châu Âu được giải cứu khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt trong mùa đông này nhờ có sự chuẩn bị và yếu tố may mắn. May mắn là thời tiết đặc biệt ôn hòa đã biến lượng dự trữ thoải mái vào giữa tháng 12/2022 thành nguồn cung dồi dào vào giữa tháng 1/2023.
Cùng với đó, sự chuẩn bị của các nhà hoạch định chính sách và thị trường khí đốt tương lai đảm bảo dự trữ ở mức cao nhất được ghi nhận trước khi bắt đầu mùa đông. Hiện tại, dự trữ khí đốt của châu Âu vẫn đầy khoảng 84%, cao hơn nhiều so với mức 52% cùng thời điểm này năm ngoái.
Ủy ban châu Âu (EC) cũng vừa thông báo cơ quan này sẽ khởi động kế hoạch mua khí đốt chung trước khi mùa hè đến nhằm giúp các nước thành viên làm đầy kho dự trữ và tránh tình trạng thiếu năng lượng vào mùa đông tới.
Hiện tại, Đức đã chấm dứt phụ thuộc vào khí đốt Nga. Giảm phụ thuộc khí đốt Nga cũng đã trở thành ưu tiên số một, không chỉ đối với Đức mà còn đối với toàn Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, nhà phân tích Javier Blas tại Bloomberg dự báo rằng, châu Âu sẽ bắt đầu mua lại khí đốt Nga vào tháng 12 tới, nhất là khi chênh lệch giữa giá khí đốt chuyển qua đường ống từ Nga và giá khí hóa lỏng (LNG) chuyển từ cách châu Âu nửa vòng trái đất là rất lớn.
Nhà phân tích Blas cho hay, châu Âu có thể sẽ không bao giờ quay trở lại các hợp đồng dài hạn như trước đây với Nga và có thể dần dần sẽ cần nhập khẩu ít khí đốt hơn nhờ có năng lượng tái tạo. Nhưng nếu châu Âu muốn duy trì tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm và công nghiệp nặng, thì châu lục này sẽ cần một ít khí đốt giá rẻ. Với châu Âu, không có loại khí đốt nào rẻ hơn so với khí đốt Nga.
Còn tại thị trường trong nước, từ ngày 1/1/2023, giá gas bán lẻ trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng giảm trung bình 14.000-23.000 đồng, loại 45 kg giảm hơn 50.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.
Người dùng sẽ tiết kiệm được 1.917 đồng đồng cho mỗi kg gas (tương đương 23.000 đồng một bình 12 kg) so với tháng trước. Giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) khi mua tại các điểm bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Giá gas trong nước giảm mạnh là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 1/2023 ở mức 597,5 USD/tấn, giảm 52,5 USD/tấn so với tháng 12 và biến động tỷ giá USD nên Tổng Công ty Gas thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 1/2023 tại thị trường Hà Nội là 418.500 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.673.800 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 22.400 đồng/bình 12 kg và 89.800 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).
Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết, từ ngày 1/1/2023, giá gas của hãng này giảm 23.000 đồng bình 12 kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng 415.000 đồng/bình 12 kg.
Tương tự, thương hiệu gas City Petro cũng có mức giảm tương tự. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng ở mức 447.500 đồng/bình 12 kg; 1.678.000 đồng/bình 45 kg.
Tại Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam, từ 1/1/2023 giá gas giảm 14.000 đồng/bình 12 kg và 52.515 đồng/bình 45 kg so với tháng 12. Như vậy, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 428.912 đồng/bình 12 kg và 1.608.420 đồng/ bình 45 kg.