Giá gas hôm nay 14/10: Lên xuống thất thường Giá gas hôm nay 15/10: Sắc đỏ bao trùm trong phiên giao dịch cuối tuần Giá gas hôm nay 16/10: Trượt giá khó phán đoán |
Đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, các nước EU đã gấp rút lấp đầy các kho trữ năng lượng. Theo Cơ sở Hạ tầng Khí châu Âu, mức dự trữ trong các kho chứa ngầm đã đạt gần 91%.
Đường ống khí đốt |
Đặc biệt, mới đây, Tập đoàn điều hành hệ thống vận chuyển khí đốt của Pháp - GRTgaz cho biết đã chính thức cung cấp khí đốt trực tiếp cho Đức, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Khí đốt được vận chuyển từ thành phố Obergailbach thuộc tỉnh Moselle của Pháp nằm sát biên giới Pháp - Đức đến điểm kết nối vào hệ thống khí đốt của Đức. Công suất vận chuyển là 31 Ggwh mỗi ngày và có thể tăng lên tối đa 100 Ggwh mỗi ngày nếu cần thiết.
Trong các nước châu Âu, Pháp đã sớm hoàn tất việc trữ đầy 100% kho dự trữ khí đốt và được cho là có nhiều lợi thế hơn Đức trong nguồn cung năng lượng nhờ số lượng nhà máy điện hạt nhân đông đảo.
Ngoài vấn đề nguồn cung, trong những ngày qua, các quan chức Đức và Pháp đã công khai lên tiếng chỉ trích các nhà cung cấp mới của châu Âu như Mỹ, Na Uy khi bán khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) cho châu Âu với giá đắt gấp nhiều lần so với giá bán cho các công ty nội địa của các nước này.
Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU, chiếm khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của khối. Tuy nhiên, do các lệnh cấm vận áp đặt lên Moscow trong những tháng gần đây, nguồn cung khí đốt của Nga cho EU đã giảm đáng kể.
Nhiều chuyên gia nhận định, ngay cả khi dự trữ khí đốt của châu Âu đạt mức tối đa, an ninh năng lượng của khu vực vẫn còn rất mong manh. Khả năng cúp điện hay chia khẩu phần khí đốt vẫn còn trong những tháng sắp tới nếu xảy ra thêm những cú sốc nguồn cung mới hoặc mùa đông lạnh giá hơn bình thường, nhất là vào đầu năm tới nếu Nga quyết định cắt hẳn cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Giá gas hôm nay giảm 2,85% xuống mức 6,26 USD/mmBTU |
Trên trang Reuters vừa nêu một hướng giải pháp, đó là, dự trữ khí đốt ở Đông Địa Trung Hải có thể giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu nhưng cần có sự tài trợ từ các tổ chức như Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) để phát huy hết tiềm năng của khu vực.
Ông Tarek El Molla, Bộ trưởng Dầu khí Ai Cập cho rằng, nếu cần nhanh chóng đảm bảo năng lượng, tôi nghĩ, chúng ta cần khuyến khích các công ty, các quốc gia, các nhà phát triển này bằng cách đảm bảo đầy đủ lợi nhuận cho họ.
Còn tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước có phiên giảm giá sâu với mức giảm lên đến 18.000-18.500 đồng mỗi bình 12kg từ ngày 1/10. Đây là lần giảm giá thứ 6 liên tiếp.
Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết từ ngày 1/10, giá bán gas SP giảm 1.542 đồng/kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg của thương hiệu này là 405.000 đồng.
Tương tự, đại diện thương hiệu City Petro cho hay, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp cũng giảm 1.500 đồng/kg, các loại bình gas 12kg giảm 18.000 đồng, bình 45kg giảm 67.500 đồng và bình 50kg giảm 75.000 đồng.
Do đó, bình gas loại 12kg của doanh nghiệp này đến tay người tiêu dùng không quá 426.500 đồng/bình và loại 50kg không quá 1.776.500 đồng/bình.
Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV Gas LPG miền Nam cũng cho biết, giá bán PetroVietnam Gas sẽ giảm 18.000 đồng đối với bình gas 12kg và 67.500 đồng đối với bình gas 45kg so với tháng 9.
Theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 10 là 575 USD/tấn, giảm 65 USD/tấn so với tháng trước đó, dẫn đến giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm giá mạnh.