Giá gas hôm nay 11/2: Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có ảnh hưởng tới giá khí đốt? Giá gas hôm nay 13/2: IEA triệu tập cuộc họp khẩn cấp về nguồn cung khí đốt |
Theo ông Ryhana Rasidi - Nhà phân tích tại công ty phân tích và dữ liệu Kpler: Giá ở châu Á tiếp tục giảm trong tuần này do thời tiết ôn hòa hơn ở Đông Bắc Á và dự trữ LNG vẫn ở mức tốt trong năm.
Tuy nhiên, giá khí đốt tự nhiên ở châu Á đang duy trì cao hơn một chút so với châu Âu, đây là sự thay đổi so với mức giảm giá đáng kể với năm 2022.
Rạng sáng ngày 14/2 giá gas giảm nhẹ xuống còn 2,508 USD/mmBTU |
Tại châu Âu, đang xây dựng các cảng nhập khẩu mới, với công suất tái chế khí của khu vực này dự kiến sẽ tăng 19% vào cuối năm 2023. Tập đoàn điều hành kho chứa khí đốt INES của Đức cho biết, không có khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt trong mùa đông này, với lý do nhu cầu thấp hơn và nguồn cung đủ sau khi hàng tồn kho được lấp đầy.
Mặc dù vậy, dữ liệu tồn kho dầu mới nhất của Mỹ trong tuần này cũng làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế lớn nhất thế giới, với dự trữ dầu thô đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2021.
Trong một diễn biến khác, Nga giảm sản lượng nửa triệu thùng dầu mỗi ngày. Mới đây, Nga tuyên bố từ tháng 3/2023 trở đi sẽ giảm sản lượng khai thác dầu 500.000 thùng mỗi ngày, tương đương 5% sản lượng của nước này.
Động thái cắt giảm sản lượng dầu của Nga được công bố bởi Phó thủ tướng Alexander Novak - người phụ trách vấn đề năng lượng trong Chính phủ Nga. Tuyên bố cứng rắn mà ông Novak đưa ra một lần nữa khẳng định quan điểm của các nhà lãnh đạo nước này là “chúng tôi sẽ không bán dầu cho những ai trực tiếp hay gián tiếp tuân thủ các nguyên tắc trần giá” mà phương Tây áp đặt.
Tờ New York Times thì nhận định, dầu tăng giá chính là điều mà Nga đang mong muốn. Nga - nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới – đã buộc phải bán dầu thô với mức giá thấp hơn nhiều so với thị trường, ước tính có lúc chiết khấu tới 50%, để hút khách ở khu vực châu Á, bù đắp cho việc mất khách hàng phương Tây sau khi bị áp trừng phạt.
Giá gas ở châu Á tiếp tục giảm |
Còn người dân Texas mới đây lại chỉ trích cơ quan quản lý năng lượng của Mỹ về việc họ giám sát các nhà máy xử lý khí tự nhiên hóa lỏng tại một cuộc họp để thảo luận về điều kiện tại nhà máy LNG Freeport chạy không tải.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/2 giá gas bán lẻ đã tăng. Các hãng đã tăng giá với loại bình gas 12kg trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 5.000 đồng/kg. Cụ thể: Thương hiệu City Petro tăng 5.250 đồng/kg; loại 12kg tăng 63.000 đồng/bình. Trong khi đó, loại bình gas 45kg tăng đến 236.000 đồng/bình.
Công ty LPG Việt Nam-PV GAS LPG miền Nam cũng cho biết giá bán bình PetroVietNam gas tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương 63.000 đồng/bình 12kg và 236.250 đồng/bình 45kg từ sáng ngày 1/2.
Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 5.167 đồng/kg, tương đương tăng 62.000 đồng bình 12kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh không vượt quá 477.000 đồng/bình 12kg.
Như vậy, nhiều hãng gas đã công bố giá gas mới với loại bình gas 12kg có giá trên 500.000 đồng/bình.
Nguyên nhân giá gas trong nước tăng được giải thích là do giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 2 tăng 192,5 USD/tấn so với tháng trước đó, khiến giá gas bán lẻ tăng mạnh.