Sau khi tăng lên mức cao nhất 12 năm, giá đường quay đầu giảm Lực tăng đã suy giảm, giá đường vẫn bám trụ mức cao nhất trong 12 năm |
Cụ thể, giá đường 11 giảm 2,93% trong tuần qua với 3/5 phiên mang sắc đỏ. MXV cho biết lực bán chốt lời kết hợp cùng nguồn cung tích cực tại Brazil khiến giá không thể duy trì đà tăng sang tuần thứ 6 liên tiếp và mất đi mức giá cao nhất trong 12 năm.
Doanh nghiệp mía đường trong nước chuẩn bị cho niên vụ 2023/2024 |
Sản lượng đường tại khu vực Trung Nam Brazil trong nửa đầu tháng 9 đạt 3,12 triệu tấn, tăng 8,54% so với cùng kỳ năm trước, theo tập đoàn công nghiệp UNICA. Như vậy, từ đầu niên vụ tới nay, tổng sản lượng đường của Brazil tăng 20% so với cùng kỳ lên 26,1 triệu tấn, trong khi khối lượng ép mía tăng 10,9% lên 406,6 triệu tấn.
Tuy nhiên, lo ngại về sản lượng đường ở mức thấp tại Ấn Độ và Thái Lan, đặc biệt là nguy cơ cấm xuất khẩu đường niên vụ 2023/24 của Ấn Độ khiến giá đường 11 dù đã giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao.
Tính từ đầu năm đến nay, giá đường đã tăng hơn 30% do lo ngại xuất khẩu giảm ở Ấn Độ – quốc gia sản xuất và xuất khẩu đường hàng đầu thế giới bởi điều kiện thời tiết không thuận lợi khi lượng mưa thấp hơn mọi năm. Đồng thời, hạn hán hiện tại làm tăng thêm lo ngại rằng El Nino sẽ kéo dài tình trạng khô hạn trong thời gian dài, khiến sản lượng mía sụt giảm và có khả năng khiến Chính phủ Ấn Độ tiếp tục hạn chế xuất khẩu đường cho mùa vụ sắp tới.
Ở thị trường nội địa, giá đường trong nước tăng mạnh từ 18.200 đồng/kg lên trên 20.000 đồng/kg (từ cuối tháng 3/2023) và duy trì ở mức cao này cho đến thời điểm hiện nay, trong bối cảnh giá đường thế giới vượt đỉnh 10 năm.
Niên vụ 2023/2024, thị trường đường được dự báo vẫn duy trì nhiều điểm tích cực. Trong đó, diện tích trồng vụ Đông Xuân niên vụ 2022/2023 ở một số nhà máy đường đã tăng so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, biện pháp phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu vẫn còn hiệu lực, cùng với đó sức tiêu thụ của thị trường đã hồi phục trở lại sau đại dịch. Những yếu tố này sẽ giúp sản phẩm đường trên thị trường nội địa giữ giá trong niên vụ tới đây. Đây là tín hiệu vui cho các doanh nghiệp mía đường sau một thời gian dài gặp khó khăn.
Trước đó, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2022/2023 là một năm khởi sắc của ngành đường Việt Nam. Doanh nghiệp mía đường đã có sự phục hồi, lấy lại vị thế nhờ Bộ Công Thương áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan và áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar trong thời hạn 5 năm.