Giá dầu thô tăng mang lại những “điềm báo” cho châu Á

Giá dầu thô đã vượt mức 130 USD/thùng vào tháng 3/2022 - mức cao nhất kể từ năm 2008 - trước khi giảm xuống 100 USD/thùng vào tháng 4.
Giá dầu thô ngày hôm nay 26/5: Tăng nhẹ trở lại

Các yếu tố đằng sau sự gia tăng của giá dầu thô bao gồm cả đầu tư thấp kéo dài trong sản xuất dầu toàn cầu, sự sụt giảm trong tồn kho toàn cầu và sự gia tăng nhu cầu liên quan đến sự phục hồi kinh tế từ đại dịch Covid-19. Nhưng đáng kể nhất là cuộc xung đột Nga - Ukraine, làm gia tăng sự không chắc chắn về nguồn cung trong bối cảnh thị trường vốn đã thắt chặt.

Tác động kinh tế nói chung là khiêm tốn ở châu Á và Thái Bình Dương nhưng tình hình có thể thay đổi nhanh chóng tùy thuộc vào mức độ và thời gian tăng giá dầu. Giá dầu thô có thể tăng vọt, giống như nhiều giá hàng hóa và tài chính. Ví dụ, vào tháng 6/2008, dầu thô WTI của Mỹ đã vượt 140 USD, tăng từ mức dưới 60 USD vào năm 2007, chỉ giảm trở lại khoảng 40 USD vào cuối năm 2008.

Giá dầu thô tăng mang lại những “điềm báo” cho châu Á

Giá dầu thô đã vượt 80 USD vào tháng 11/2021, cao hơn gấp đôi so với mức giá của một năm trước đó, nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở châu Á và Mỹ. Với những bất ổn địa chính trị toàn cầu và điều kiện nguồn cung thắt chặt, một bước nhảy vọt khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Đạt được 200 USD không phải là quá xa vời khi mức cao lịch sử 140 USD của dầu mỏ vào năm 2008 tương đương với hơn 180 USD tính theo đôla hiện tại.

Trong hầu hết những năm 1990, giá dầu vào khoảng 20 USD. Từ năm 2000 đến năm 2007-2008, giá dầu dao động trong khoảng 25-35 USD. Nhưng sau mức cao lịch sử trên 140 USD, giá dầu bị mắc kẹt trong phạm vi cao hơn và rộng hơn (50-100 USD) cho đến năm 2015. Một phạm vi giá rộng hơn có thể trong 5 năm tới, nếu mức chuẩn cao hơn đáng kể - có thể là 180 USD hoặc 200 USD.

Giá dầu thô cao hơn thường gây thiệt hại về mặt kinh tế cho các nhà nhập khẩu dầu ròng, vì chúng tác động đến thu nhập thực tế và ảnh hưởng đến tăng trưởng. Ngoại trừ một số nước xuất khẩu dầu như Brunei, Malaysia và Việt Nam, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều nhập khẩu dầu ròng. Lạm phát gia tăng là mối lo ngại ngay lập tức đối với các nhà xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ, mặc dù các tác động tài khóa có thể ít rõ ràng hơn đối với các nhà xuất khẩu dầu. Đối với các nhà nhập khẩu dầu ròng, các tác động cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ phụ thuộc vào dầu của họ và mức độ họ đối phó với các hậu quả bất lợi của cán cân thanh toán.

Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy, các quốc gia có nợ lớn và dự trữ ngoại hối ít ỏi có thể phải đối mặt với những điều chỉnh khắc nghiệt hơn những quốc gia khác. Các quốc gia mắc nợ nặng như Pakistan và Sri Lanka đã lao đao vì ảnh hưởng của giá dầu cao. Khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế hạn chế cũng gây khó khăn cho việc tài trợ cho khoản chênh lệch tức thời trong số dư tài khoản vãng lai, khiến nhu cầu trong nước giảm mạnh.

Trong bối cảnh giá dầu và lãi suất toàn cầu đang tăng, việc duy trì một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp và cân đối tài khóa thận trọng sẽ là một ưu tiên chính sách ngắn hạn ở châu Á. Chính sách tiền tệ thường là tuyến phòng thủ đầu tiên cho những điều chỉnh ngắn hạn cần thiết. Khi cú sốc chỉ là tạm thời và kỳ vọng lạm phát thấp, cơ quan quản lý tiền tệ có thể đủ khả năng quan tâm hơn đến tăng trưởng và việc làm. Nhưng nếu các phản ứng tiền tệ bị trì hoãn, kỳ vọng lạm phát có thể làm tăng giá và lương trong nước theo vòng xoáy. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải can thiệp dựa trên sự cảnh giác và giám sát thường xuyên trước áp lực lạm phát.

Giữ mức nợ khiêm tốn và gánh nặng trả lãi cũng rất quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí của các điều chỉnh kinh tế cần thiết đối với một cú sốc dầu. Nhiều quốc gia đã phải gánh chịu chi phí tài chính đáng kể trong thời kỳ đại dịch thông qua các gói kích thích tài khóa để cải thiện tác động kinh tế bất lợi. Mặc dù điều kiện kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định trong khu vực, các khoản nợ công và nợ nước ngoài cao có thể dẫn đến các điều chỉnh kinh tế đột ngột hơn khi lãi suất cao hơn làm tăng chi phí trả nợ. Các quốc gia cần xem xét lại cấu trúc nợ và hồ sơ trả nợ của mình và thực hiện các bước để cải thiện tính bền vững tài khóa.

Giá dầu cao và biến động trong thời gian dài đòi hỏi các biện pháp thúc đẩy năng lượng bền vững và hiệu quả. Cường độ dầu của một nền kinh tế có thể không thay đổi trong một sớm một chiều nhưng các chính sách giảm dần theo thời gian sẽ giảm thiểu rủi ro giá dầu cao trong tương lai. Giảm cường độ dầu cũng rất quan trọng đối với môi trường. Phát triển cơ sở hạ tầng xanh và thúc đẩy đầu tư xanh có thể tạo ra các cơ hội tăng trưởng mới.

Các chính sách năng lượng của châu Á cần đảm bảo quản lý chính sách nhất quán trong một khuôn khổ chính sách rộng lớn hơn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Các chính phủ trong khu vực phải thực hiện các bước để đảm bảo rằng các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng chuyển dần khỏi nhiên liệu hóa thạch để hướng tới các nguồn bền vững hơn. Giá dầu cao nên được sử dụng như một cơ hội để đầu tư vào năng lượng xanh, thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Giải pháp duy nhất cho giá dầu cao và biến động là loại bỏ dần sự phụ thuộc của khu vực vào nhiên liệu hóa thạch.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ hội kinh tế nào từ cuộc gặp giữa tổng thống Argentina và tỉ phú Elon Musk?

Cơ hội kinh tế nào từ cuộc gặp giữa tổng thống Argentina và tỉ phú Elon Musk?

Tình bạn "vừa chớm nở" giữa tỷ phú Elon Musk và Tổng thống Javier Milei được hứa hẹn sẽ mở ra tiềm năng phát triển giữa hai nước Mỹ và Argentina.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Thị trường sợi bông Trung Quốc có gì mới?

Thị trường sợi bông Trung Quốc có gì mới?

Thị trường sợi bông Trung Quốc tuần qua (8-12/4/2024) được đánh giá giao dịch sợi bông khá tốt, các nhà máy kéo sợi tiếp tục giảm lượng hàng tồn kho.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Việt Nam kêu gọi công dân nên cân nhắc kỹ trước khi đến Iran, Iraq, Syria

Việt Nam kêu gọi công dân nên cân nhắc kỹ trước khi đến Iran, Iraq, Syria

Đại sứ Việt Nam tại Iran vừa đưa ra khuyến cáo với công dân trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Israel đang có dấu hiệu leo thang.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền của mình.
Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại” để thay thế cho đòn đáp trả quân sự từ phía Israel trong thời gian tới.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo không sử dụng trạm sạc điện thoại công cộng

Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo không sử dụng trạm sạc điện thoại công cộng

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo người dùng không sử dụng các trạm sạc điện thoại công cộng để tránh tiếp xúc với phần mềm độc hại, lấy cắp thông tin.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ? Nhiều cơ quan truyền thông dự đoán về sự sụp đổ.
Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel

Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel

Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel để trả đũa hành động tấn công nhằm vào Đại sứ quán Iran tại Syria vừa qua.
Chiến sự Nga-Ukraine 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận diễn biến xấu ở miền Đông

Chiến sự Nga-Ukraine 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận diễn biến xấu ở miền Đông

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận tình hình ở miền Đông diễn biến xấu.
EC kêu gọi các quốc gia thành viên khắc phục cuộc khủng hoảng năng lượng

EC kêu gọi các quốc gia thành viên khắc phục cuộc khủng hoảng năng lượng

Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đầu tiên là bắt đầu bằng việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Nồng độ CO2 toàn cầu năm 2023 tăng 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp

Nồng độ CO2 toàn cầu năm 2023 tăng 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), nồng độ CO2 trong năm 2023 trung bình ở mức 419,3 phần triệu, tăng 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa vào Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa vào Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa nhằm vào Israel. Có thể có đợt tấn công mở đầu từ phía Iran.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá khi các mũi tấn công của Nga đang áp sát.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/4/2024: Tổng thống Zelensky cảnh báo phương Tây; Pháp có thể đã đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/4/2024: Tổng thống Zelensky cảnh báo phương Tây; Pháp có thể đã đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Tổng thống Zelensky cảnh báo phương Tây; Pháp có thể đã đưa quân tới Ukraine.
7 quốc gia phê chuẩn nâng cấp FTA ASEAN - Australia - New Zealand

7 quốc gia phê chuẩn nâng cấp FTA ASEAN - Australia - New Zealand

Việc nâng cấp AANZFTA được kỳ vọng tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tích hợp MSMEs vào chuỗi giá trị toàn cầu, kích thích áp dụng thương mại điện tử.
Doanh thu Delta Airlines đạt kỷ lục trước biến động của ngành hàng không

Doanh thu Delta Airlines đạt kỷ lục trước biến động của ngành hàng không

Mới đây, Delta Airlines báo cáo doanh thu kỷ lục trong quý I và cho biết sẽ tiếp tục duy trì kết quả này trong các quý còn lại của năm 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Đội quân “tử vì đạo” Chechnya lại trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin?

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Đội quân “tử vì đạo” Chechnya lại trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin?

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Đội quân “tử vì đạo” Chechnya lại trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin khi hai dân tộc có nhiều ràng buộc trong các cuộc chiến?
Thái Lan cần làm gì để “hồi sinh” nền kinh tế?

Thái Lan cần làm gì để “hồi sinh” nền kinh tế?

Theo chuyên gia, Thái Lan cần giải quyết vấn đề già hóa dân số để có thể quay trở lại làm một trong những đầu tàu kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/4/2024: Tướng Mỹ đánh giá lợi thế của Nga; Ukraine cân nhắc cho tù nhân nhập ngũ

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/4/2024: Tướng Mỹ đánh giá lợi thế của Nga; Ukraine cân nhắc cho tù nhân nhập ngũ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/4/2024: Tướng Mỹ đánh giá lợi thế của Nga; Ukraine cân nhắc cho tù nhân nhập ngũ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động