Thị trường hàng hoá ngày 12/5: Giá dầu thô và cà phê tăng chóng mặt Giá dầu thô hôm nay ngày 13/5: Thị trường giằng co Giá dầu hôm nay ngày 16/5: Giá dầu thô đi ngang |
Giá dầu thô giảm khá mạnh trong phiên sáng ngày 16/5, sau các số liệu cho thấy thông lượng dầu thô và lượng xe cộ bán ra trong tháng 4 của nước này giảm mạnh so với năm ngoái - theo thông tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV). Tuy nhiên, ngay sau các thông tin tích cực về đại dịch Covid-19 tại Thượng Hải, giá dầu đã đảo chiều tăng trở lại khoảng 6 USD/thùng so với mức thấp nhất ngày.
Cụ thể, giá dầu WTI tháng 6 đóng cửa tăng 3,36% lên 114,20 USD/thùng và giá dầu Brent tháng 7 tăng 2,41% lên 114,24 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 09/03 đối với cả hai loại dầu kể trên, nhưng giá vẫn chưa thực sự phá vỡ được khoảng giao dịch đi ngang đã duy trì trong suốt hơn 2 tháng qua.
Giới chức Thượng Hải đặt mục tiêu sẽ mở cửa và quay trở lại cuộc sống bình thường từ ngày 01/06 sau hơn 6 tuần phong tỏa vì đại dịch Covid-19. Thành phố có kế hoạch sẽ tăng dần các chuyến bay nội địa va sớm mở cửa trở lại các trường học, siêu thị. Điều này tạo ra tâm lý tích cực hơn đối với giới đầu tư, khi kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ nhanh chóng bước vào giai đoạn hồi phục sau Covid.
Bên cạnh đó, thông tin về việc tồn kho tại kho dầu dự trữ chiến lược của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1987 cũng là thông tin tích cực hỗ trợ giá dầu đi lên trong khoảng thời gian cuối phiên hôm qua. Bộ năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô chiến lược (SPR) của nước này hiện đã giảm xuống còn 538 triệu thùng, là mức thấp nhất kể từ năm 1987 tới nay.
Theo số liệu, khoảng 3,9 triệu thùng dầu chua và 1,1 triệu thùng dầu ngọt đã được tung ra thị trường trong tuần trước. Sau khi đã cam kết giải phóng khoảng 180 triệu thùng dầu, việc tồn kho giảm mạnh sẽ thu hẹp khả năng Mỹ tiếp tục mạnh tay trong việc sử dụng kho dầu dự trữ trong thời gian tới và điều này sẽ khiến nguồn cung thương mại vẫn ở mức thắt chặt nếu OPEC+ không thay đổi các chính sách về sản lượng của nhóm này.
Ngoài ra, một số tin tức từ châu Âu bày tỏ sự lạc quan về việc liên minh châu Âu (EU) có thể đạt được thỏa thuận cấm nhập khẩu theo từng giai đoạn đối với dầu của Nga bất chấp sự phản đối của một số quốc gia, cũng là thông tin “bullish” đối với giá dầu. Nếu quyết định này thực sự được đưa ra, nhiều chuyên gia dự báo giá dầu có thể sẽ quay trở lại hoặc thậm chí vượt vùng đỉnh đã đạt được trong năm 2022.
Trên biểu đồ kĩ thuật, giá dầu WTI đã vượt qua kháng cự quan trọng ở vùng 112 USD/thùng và với đà này hoàn toàn có thể tăng lên sát kháng cự tiếp theo ở vùng 116 USD/thùng. Tuy nhiên, với lực bán mạnh có thể xuất hiện ở vùng kháng cự cứng kế hợp với cạnh trên của kênh xu hướng tăng giá, giá dầu có thể sẽ bắt đầu xuất hiện điều chỉnh khi lên tới khoảng 115,5 USD/thùng. Với room tăng không còn nhiều, nhưng bán ngược xu hướng tương đối mạo hiểm ở thời điểm này, các chuyên gia khuyến nghị không mở vị thế mới trong hôm nay để chờ diễn biến rõ ràng hơn ở vùng kháng cự tiếp theo 116 USD/thùng.