Giá cả thị trường năm 2024 và dự báo cho năm 2025

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 đạt 6.391,0 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước.
Ổn định cung cầu, giá cả hàng hóa dịp cuối năm Giá cả dịp trong và sau Tết ổn định theo đúng kịch bản Bảo đảm nguồn cung, ổn định giá những tháng cuối năm 2024

Sức mua vẫn còn yếu

Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tính chung cả năm 2024, CPI tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, thị trường hàng hoá nhìn chung dồi dào, phong phú nguồn cung được đảm bảo, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, năng lượng…

Hệ thống phân phối đã có những tiến bộ để đáp ứng nhu cầu chung của thị trường nội địa trong năm, do vậy giá cả tương đối ổn định, lạm phát được kiểm soát trong năm qua. Tuy nhiên thị trường nhìn chung cả năm sức mua vẫn còn yếu, cơ cấu tiêu dùng có những thay đổi, tập trung vào mua sắm các hàng hoá thiết yếu, chi phí chữa bệnh, tiết kiệm…

Giá cả thị trường năm 2024 và dự báo cho năm tới
Thị trường hàng hoá nhìn chung dồi dào, phong phú nguồn cung được đảm bảo, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, năng lượng. Ảnh: Vũ Sinh

Doanh thu các mặt hàng cao cấp như điện máy, hoá mỹ phẩm điện tử bị suy giảm so với những năm trước đại dịch. Mặt khác nổi lên xu hướng tiêu dùng xanh, bền vững, tuần hoàn, chắc chắn về lâu dài sẽ đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ giữa đại siêu thị và các chợ, cửa hàng nhỏ lẻ là cuộc chiến không cân sức, doanh thu kênh truyền thống bị suy giảm từ 20 – 30%.

Mặt khác, thương mại bán trên các nền tảng số và các hình thức bán hàng khác như livestream… có mức tăng trưởng nhanh vài năm gần đây, từ 15 – 20% và đang cạnh tranh với bán hàng trực tiếp của các đơn vị, mặc dù hình thức này còn có nhiều khiếm khuyết cần khắc phục sớm.

Ngoài ra, nạn hàng giả, hàng nhái, trốn thuế còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục có những động thái quản lý mạnh mẽ hơn, tạo một sự cạnh tranh công bằng trên thị trường ở Việt Nam. Các chi phí trung gian còn nhiều, chi phí logicstic còn cao, dẫn tới giá cả hàng hoá nhất là hàng hoá Việt còn kém sức cạnh tranh với các hàng hoá nhập khẩu vào nội địa với nhiều phương thức hiện đại, linh hoạt, nhiều lúc đã lấn át doanh số của hàng Việt. Đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ quan hoạch định chính sách nội địa cần nghiên cứu và tìm ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục sớm.

Một vấn đề nữa cần đề cập đó là giao dịch mua bán ở Việt Nam chưa được công khai, minh bạch, những hiện tượng ép giá mua, đẩy giá bán cao vô lý vẫn còn xảy ra không phải là cá biệt, trong đó có vai trò rất quan trọng là hệ thống các sàn giao dịch hàng hoá, các chợ đầu mối nông sản thực phẩm vùng vẫn còn ít, hoạt động còn thô sơ, hiệu quả thấp, chất lượng hàng hoá trên thị trường còn lẫn lộn dẫn tới niềm tin của người tiêu dùng chưa vững chắc.

Gần đây, vụ việc tẩm hoá chất cấm vào giá đỗ ở một số địa phương và trước đây rau VietGAP không chuẩn đã lọt vào một số siêu thị ở Việt Nam… gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, đồng thời làm cho các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc gặp khó khăn không ít.

Nhiều khiếm khuyết cần phải khắc phục

Điểm qua tình hình giá cả hàng hoá trong năm cho ta thấy mặc dù có nhiều tiến bộ, song cũng còn nhiều khiếm khuyết cần phải khắc phục bằng những giải pháp mạnh, bài bản, có địa chỉ chịu trách nhiệm về tình hình xấu của thị trường nội địa:

Trước hết, các quy định về sản xuất, lưu thông hàng hoá, chi phí từ nơi sản xuất đến tiêu thụ phải minh bạch, rõ ràng, tiện cho việc quản lý và giám sát thị trường của các cơ quan chức năng và người tiêu dùng, đảm bảo một sự cạnh tranh bình đẳng minh bạch trên thị trường, bảo vệ các nhà sản xuất và kinh doanh chân chính.

Quan tâm đến công tác củng cố các lực lượng thi hành công vụ có liên quan, đảm bảo thông tin quản lý chính xác, kiểm tra kịp thời và hiệu quả, xử lý nghiêm các vi phạm xảy ra trên thị trường theo sự chỉ đạo chung của chính phủ bộ ngành và các địa phương cùng sự phản ảnh của người tiêu dùng, hoạt động của các hiệp hội…

Chuỗi sản xuất phân phối dự trữ tiêu dùng cần phải rõ ràng minh bạch trước hết với các sản phẩm quan trọng và thiết yếu như năng lượng, lương thực thực phẩm, hàng hoá phải được quản lý từ nơi sản xuất theo quy trình. Lấy mục tiêu chính là bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng và công bằng xã hội, xây dựng một thị trường hàng hoá có chất lượng an toàn, giá cả hợp lý từng thời kì để phục vụ toàn dân. Kinh doanh ai cũng phải có lợi nhuận nhưng không vì lợi nhuận quá mức vô lý mà có thể bất chấp đạo đức, gây xói mòn lòng tin trong xã hội.

Cần song song thực hiện việc từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng của hệ thống phân phối quốc gia, đồng thời tạo một nếp làm ăn trung thực, văn minh, tử tế trong công tác phục vụ toàn xã hội, trong đó vai trò của người đứng đầu các doanh nghiệp và cả trách nhiệm liên đới của các địa phương và sự hỗ trợ sát sao hiệu quả của các bộ ngành trung ương trong các lĩnh vực có liên quan.

Nghiên cứu từng bước xây dựng các chuỗi cung ứng đầy đủ, khép kín, có địa chỉ, chịu trách nhiệm trước hết với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu cho xã hội như xăng dầu, chất đốt, lương thực thực phẩm, giảm bớt các trung gian, chi phí logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt ngay tại thị trường nội địa, lợi nhuận trong chuỗi cung ứng phải được phân phối hợp lý, trước hết đảm bảo cho người sản xuất có lợi nhuận để tiếp tục sản xuất của cải vật chất vòng sau cho xã hội.

Doanh nghiệp Việt, hàng Việt, hệ thống phân phối Việt phải làm chủ thực sự trên sân nhà hiện nay cũng như lâu dài trong những năm tiếp theo. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức của người sản xuất kinh doanh, coi trọng và đặt lên hàng đầu yếu tố con người trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là văn hoá phục vụ cho xã hội. Coi phục vụ khách hàng mua bán phải như phục vụ những người thân trong gia đình mình.

Đảm bảo không bị thiếu hàng, "đứt hàng"

Trước hết, để chuẩn bị cho việc phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 sắp tới, theo nhận định chung, Tết năm nay hàng hoá mặc dù trong năm có những ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết khí hậu song nhìn chung, nguồn cung tại các địa phương tương đối ổn định, đủ sức phục vụ sức mua tăng cao 10 – 20% trong dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Cũng không thể tránh khỏi một số mặt hàng có giá cả tăng trong dịp Tết, nhất là các mặt hàng như thịt lợn thăn, thịt bò tươi, thuỷ hải sản cao cấp, rau và hoa quả đặc biệt trong dịp Tết… nhưng không phổ biến, mang tính cá biệt về cả về thời gian và mặt hàng đối với xã hội, không làm ảnh hưởng chung đến không khí mua sắm tết của đa số các gia đình trong dịp này.

Các Sở Công Thương, tỉnh, thành phố cần có chỉ đạo thường xuyên với hệ thống phân phối để đảm bảo không bị thiếu hàng, “đứt” hàng, giá cả tăng quá cao làm ảnh hưởng đến túi tiền người tiêu dùng. Sự liên kết phối hợp giữa các địa phương, nắm thông tin kịp thời để điều động hàng hoá phục vụ cho nhân dân một cách kịp thời, hiệu quả.

Chúng ta tin tưởng nhân dân sẽ được phục vụ một cái tết tương đối đầy đủ, an toàn để vui xuân đón tết. Mặc dù điều kiện sản xuất kinh doanh và phân phối hàng hoá vẫn còn những khó khăn, do sự biến động của địa chính trị thế giới, cung cầu hàng hoá thiết yếu cho sản xuất, cung cấp các mặt hàng năng lượng luôn luôn có những biến động mà chúng ta còn phải phụ thuộc lâu dài.

Trong khi đó, sức mua ở trong nước chưa có thể khắc phục nhanh được cộng với những yếu tố bất lợi do thiên tai thời tiết biến đổi khí hậu gây ra, đi đôi với các chi phí sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc và còn cao, hệ thống phân phối và năng lực cạnh tranh cảu các doanh nghiệp còn khiếm khuyết, thể chế kinh tế còn chưa được hoàn thiện, bộ máy chỉ đạo từ trên xuống còn cồng kềnh, hiệu lực chưa cao, công tác chống tham nhũng lãng phí vẫn còn phải tiếp tục khắc phục.

Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn các nhiệm vụ chỉ tiêu đề ra trong năm 2025 như tăng trưởng GDP phấn đấu đạt mức 7,5%, lạm phát ở mức 4.5% sẽ đạt được trong thời gian tới, góp phần xây dựng đất nước lớn mạnh, cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho toàn xã hội.
Vũ Vinh Phú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bán lẻ hàng hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định quy định về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô lưu hành tại Việt Nam.
Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Cùng với việc chuẩn bị điều kiện hạ tầng, nhân lực cho việc kiểm dịch thực vật, công tác chuẩn bị thị trường cho trái vải cũng đã sẵn sàng.
Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68 xuất hiện như cú hích thể chế nhằm tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn cũ, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp tư nhân.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng dù là vì lý do gì, hành hung nhân viên y tế khi đang làm nhiệm vụ là không thể chấp nhận.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Từ hào khí của dân tộc, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển bứt phá, tạo nên những thành tựu mới cho đất nước.
Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa và lan tỏa hàng Việt qua sức mạnh của người lao động.
Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao chính sách giảm thuế VAT thời gian qua. Các chính sách thuế phù hợp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất kinh doanh.
Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, nhân dân Việt Nam luôn có bạn bè quốc tế sát cánh, trong đó có người dân Thụy Điển.
Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam mạnh mẽ sải bước trong lễ duyệt binh của đại lễ 30/4 đã thắp lên niềm tin về một thế hệ trẻ đầy khát vọng, vươn xa...
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Những hình ảnh về hợp luyện lễ diễu binh, hình ảnh bình dị gắn với Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam... khiến mỗi người xem trào dâng cảm xúc, tự hào.
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt xúc động khi nhớ về giây phút thiêng liêng ngày 30/4/1975.
Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ mong muốn Báo Công Thương tiếp tục đồng hành, thúc đẩy phát triển vùng cao, vùng biên, kinh tế biên mậu.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

“Vừa chạy, vừa xếp hàng” sắp xếp xã, phường, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam luôn lắng nghe ý kiến của người dân - minh chứng sinh động của việc được lòng dân.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh chia sẻ với Báo Công Thương về hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động thực chất cho người dân.
PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

“Khát vọng hòa bình không chỉ là mong ước, mà là cốt cách của người Việt từ bao đời”. Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, nhà nghiên cứu lịch sử Đảng.
Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân đang trở thành lực lượng chủ lực, góp phần nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam bằng đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm.
Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả giúp Việt Nam kích thích tiêu dùng nội địa, qua đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Theo ĐBQH Bùi Hoài Sơn, sau ngày thống nhất, văn hóa đã đóng vai trò cầu nối, giúp hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Mobile VerionPhiên bản di động