Giá cà phê hôm nay 16/11: Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg Giá cà phê hôm nay 17/11: Giá cà phê rớt mốc 41.000 đồng/kg |
Giá cà phê hôm nay 18/11 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp đà giảm xuống dưới mốc 40.000 đồng/kg, hiện cà phê được thu mua với giá 38.900 – 39.400 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg so với hôm qua 17/11.
Cụ thể, giá cà phê tại tỉnh Gia Lai tạm đứng ở mức 39.200 đồng/kg tại huyện Chư Prông; tại thành phố Pleiku và huyện Ia Grai giá là 39.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum, giá cà phê hôm nay đang được thu mua ở mức 39.300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk được thu mua ở mức 39.400 đồng/kg.
Cà phê tại tỉnh Lâm Đồng được thu mua với giá thấp nhất, 38.900 đồng/kg
Giá cà phê trong nước hôm nay 18/11 tiếp tục giảm 200 đồng/kg, hiện dao động ở mức 38.900 – 39.400 đồng/kg. |
Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê Robusta tiếp tục bị kéo xuống dưới vùng 1.800 USD/tấn, gần chạm vùng 1.750 USD/tấn, giá cà phê Arabica cũng tiếp đà giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London sụt giảm liên tiếp phiên thứ năm. Kỳ hạn giao ngay tháng 1/2023 giảm 18 USD, còn 1.774 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 17 USD, xuống 1.761 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch rất thấp dưới mức trung bình.
Cùng tình trạng, giá cà phê Arabica trên sàn New York vẫn trong tình trạng sụt giảm liên tiếp. Kỳ hạn giao ngay tháng 12/2022 giảm thêm 3,95 cent, xuống 151,50 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm thêm 3,50 cent, còn 154,90 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Chuyên gia nhận xét, lãi suất tăng cao, sức tiêu thụ giảm, trong khi nguồn cung dồi dào khi nhiều nước sản xuất cà phê chính bước vào kỳ thu hoạch vụ mùa mới của niên vụ 2022-2023 tiếp tục gây áp lực lên giá cà phê. Dự báo giá cà phê Robusta vẫn chưa thể tăng trong thời gian tới, dù vị thế kinh doanh dư bán đã rất sâu bởi đồng đô la Mỹ.
Về thị trường cà phê trong nước, 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Nga, Anh, Australia, New Zealand… đều tăng do nhu cầu tiêu dùng phục hồi, nguồn cung toàn cầu thắt chặt và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn, cùng với chi phí logistic tăng cao.
Riêng thị trường EU chiếm 38,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng qua với khối lượng đạt 551.610 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 19% về lượng và tăng 43,4% về trị giá. Trong khối EU, ngoại trừ lượng cà phê xuất khẩu sang Đức giảm 9,4% các thị trường khác đều tăng mạnh như Bỉ tăng gấp 2,2 lần, Hà Lan tăng 2,5 lần, Tây Ban Nha tăng 37,3%, Italy tăng 8,9%...
Theo đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng tận dụng Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu sang EU bền vững...
Thị trường EU chiếm 38,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng qua với khối lượng đạt 551.610 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD. |
Thông tin bên lề, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa triển khai Dự án “Tăng cường năng lực và thúc đẩy thực hành bảo vệ trẻ em trong sản xuất cà phê” tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020 – 2023, trước tình trạng ở các khu vực vùng núi, việc sử dụng lao động trẻ em vẫn còn xảy ra khá phổ biến, đặc biệt trong sản xuất cà phê. Mục tiêu của dự án, góp phần cải thiện cuộc sống của trẻ em trong các khu vực cung ứng cà phê bằng cách đảm bảo trẻ em được bảo vệ và tăng cường năng lực nhằm thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em.