Gặp gỡ nhân chứng lịch sử: Vẹn nguyên khí thế tiến công!

Đã 71 năm sau những ngày thu hào hùng tháng 8/1945, ông Lê Đức Vân (tức Nguyễn Hữu Phúc) - người Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, người chiến sỹ Việt Minh trẻ ngày nào - giờ đã xấp xỉ tuổi 90, nhưng trong ông vẫn vẹn nguyên khí thế tiến công và niềm tự hào dân tộc khi rành rọt kể về những ngày hòa con tim, khối óc cùng cả nước đứng lên, đập tan xiềng xích nô lệ, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Gặp gỡ nhân chứng lịch sử: Vẹn nguyên khí thế tiến công!
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ Lâm thời tháng 8/1945 - Ảnh: T.L

Nền tảng của Tổng khởi nghĩa

Dẫn lời trong bài nói chuyện “Một số vấn đề về Cách mạng tháng Tám Việt Nam” của cố Tổng Bí thư Trường Chinh tại Trường Nguyễn Ái Quốc vào tháng 4/1963, ông Lê Đức Vân chậm rãi: “Khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi có ý nghĩa tượng trưng cho sự sụp đổ của chế độ thực dân trên đất nước ta. Thắng lợi ở Hà Nội đã tạo điều kiện để Trung ương Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh chuyển đại bản doanh về Hà Nội, từ đó chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn”.

Rồi ông kể: Sáng sớm hôm ấy, ngày 19/8/1945, Hà Nội đỏ rực cờ Việt Minh, tôi lúc đó phụ trách Đoàn Thanh niên cứu quốc, thay đồng chí Vũ Oanh đi họp ở Tân Trào, dẫn đầu đoàn người gồm hàng vạn nông dân, công nhân ngoại thành Hà Nội, mang theo gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm, lẻ tẻ có một số súng, kéo vào tập hợp tại các cửa ô. Đoàn vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu: “Ủng hộ Việt Minh”, “Đả đảo chính phủ bù nhìn”, “Thành lập chính quyền nhân dân cách mạng”. Sau đó, đoàn chiếm đại lý Hoàng Long để mở đường tiến vào tập trung khởi nghĩa ở nội thành Hà Nội.

Ở nội thành hôm đó, các nhà máy, xí nghiệp, các chợ, các hiệu buôn... đều đóng cửa, quần chúng nhân dân đổ xuống đường tham gia biểu tình. Cả một biển người tràn ngập các nẻo đường dẫn đến Nhà hát lớn. Lúc 11 giờ trưa 19/8/1945, cuộc mít tinh khởi nghĩa bắt đầu.

Một khoảng ngừng lặng, ông Vân kể tiếp, trước đó, nắm được tin Tổng hội viên chức sẽ tổ chức cuộc mít tinh vào chiều ngày 17/8/1945 với mục đích hô hào quần chúng ủng hộ chính phủ bù nhìn, Ủy ban Khởi nghĩa (thành lập trước đó chỉ một ngày) đã quyết định biến thành cuộc mít tinh của ta.

Chiều 17/9, hàng vạn Thanh niên cứu quốc được huy động đến dự mít tinh. Ngay trước giờ khai mạc, theo phân công, đồng chí Thái Uy bảo vệ cho đồng chí Lê Phan bước lên lấy micro trên sân khấu giao cho đồng chí Trang Anh - nữ Thanh niên cứu quốc- hô vang báo tin Nhật đầu hàng Đồng minh, kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh, ủng hộ cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc giành thắng lợi. Sau đó, chị Nguyễn Khoa Diệu Hồng đọc lời hiệu triệu được viết sẵn. Từ lúc đồng chí Trang Anh nói, phía dưới, các hội Phụ nữ, Công nhân, Thanh niên... đi dự đã phất cao lá cờ đỏ bằng giấy được giấu trong túi áo, tạo thành cơn sóng ủng hộ Việt Minh, Việt Nam độc lập. Rồi lá cờ đỏ sao vàng rộng lớn buông xuống từ Nhà hát Lớn.

“Sự kiện chỉ diễn ra trong khoảng 10 - 15 phút, đám đông tuy vẫn hô các khẩu hiệu nhưng đã có dấu hiệu giải tán. Bỗng ở phía ngoài, anh Lê Chi - đội viên Đội danh dự trừ gian- phất cao lá cờ vải và hô: Mọi người theo tôi” - ông Vân nhớ lại. Và, quần chúng nhân dân tự động xếp thành hàng từ Nhà hát lớn đi dọc tuyến phố Tràng Tiền, ra Bờ Hồ, rồi Hàng Ngang, Hàng Đào, rẽ lên Cửa Bắc đến Phủ toàn quyền (trụ sở của Bộ tư lệnh quân Nhật), rồi vòng về Cửa Nam. Đến chập tối, quần chúng nhân dân chia thành từng nhóm nhỏ đi theo các tuyến phố, vừa đi vừa hô vang khẩu hiểu ủng hộ Việt Minh, đả đảo chính phủ bù nhìn.

Ngay tối 17/8, khi cuộc biểu tình chưa giải tán, Ủy ban Quân sự cách mạng và Thành ủy Hà Nội đã họp mở rộng gồm 9 người, trong đó có ông Vân, đi đến quyết định khởi nghĩa tại Hà Nội vào sáng 19/8.

11 giờ ngày 19/8, cuộc mít tinh bắt đầu. Ngay sau khi nghe Ủy ban Khởi nghĩa hiệu triệu, quần chúng nhân dân chia thành hai đoàn biểu tình có lực lượng vũ trang dẫn đầu đi chiếm Phủ khâm sai, Tòa thị chính, Trại bảo an binh, Ty liêm phóng...

Đến chiều tối ngày 19/8/1945, hầu hết các cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn thân Nhật đã lọt vào tay cách mạng. Đêm hôm đó, Hà Nội nô nức không khí ngày hội chiến thắng.

“Ngày 25/8/1945, Hà Nội vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh” - ông Vân bồi hồi - “Đảng bộ, nhân dân Hà Nội vinh dự thay mặt cả nước được giao nhiệm vụ tổ chức và bảo vệ cuộc mít tinh lịch sử ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, mở ra thời đại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta”.

Sự đóng góp không nhỏ của giới Công Thương

Đang say sưa hồi ức về những năm tháng lịch sử, ông Lê Đức Vân đột ngột rẽ ngang: “Anh ở Báo Công Thương nên tôi sẽ nói về những đóng góp của giới Công Thương trong những ngày Cách mạng tháng Tám”. Và ông bảo: “Tài liệu về vấn đề này rất nhiều, nhất là sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Nhưng trước đó, tôi xin vắn tắt, chuẩn bị cho khởi nghĩa Hà Nội và Tổng khởi nghĩa toàn quốc, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền động viên chính trị rộng khắp thì công tác chuẩn bị hậu cần (lương thực, vũ khí, thuốc men...) cũng được thực hiện đồng thời”.

Gặp gỡ nhân chứng lịch sử: Vẹn nguyên khí thế tiến công!

Trong số những thanh niên tham gia tổ chức Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu nói riêng, Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong nói chung, có rất nhiều người xuất thân từ những gia đình tư sản, tiểu thương, tiểu chủ...

Ngoài những gia đình lớn thuộc giới Công Thương như gia đình ông Trịnh Văn Bô, còn rất nhiều gia đình có người tham gia Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, như ông Lê Sỹ (tức Tôn Thất Trí)- một đội viên tích cực của Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, xuất thân từ gia đình tư sản trên phố Hàng Bông, hay bà Trang Anh- người diễn thuyết trong buổi mít tinh ngày 17/9/1945- cũng là con một gia đình tư sản, buôn bán ở Hà Nội...

Đặc biệt, 1 trong 5 thành viên của Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội có ông Nguyễn Duy Thân được giao đại diện cho giới Công Thương. Ông Thân đã tranh thủ tình đồng hương và khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân, vận động ủng hộ tinh thần, vật chất cho Việt Minh. Bằng nhiều cách rất sáng tạo, họ đã đóng góp tài chính, vận động ủng hộ quỹ mua sắm vũ khí, thuốc men... đến tham gia trực tiếp các hoạt động tìm kiếm vũ khí để tự trang bị - ông Vân nói.

Chia tay tôi, ông Lê Đức Vân xúc động đọc lại bài thơ “Sáng mùng hai tháng chín” của Tố Hữu:

Hôm nay, sáng mồng hai tháng chín

Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình

Muôn triệu tim chờ chim cũng nín

Bỗng vang lên câu hát ân tình:

Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!

Người đứng trên đài lặng phút giây

Trông đàn con đó vẫy hai tay

Cao cao vầng trán ngời đôi mắt

Độc lập bây giờ mới thấy đây...

TIN LIÊN QUAN
Ngày 2/9/1945: Điểm hẹn diệu kỳ của lịch sử
Vì một nước Việt Nam thống nhất
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.

Tin cùng chuyên mục

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình vượt gian nan, gắn bó máu thịt với nhân dân, cống hiến trọn vẹn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Có đường bờ biển dài, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế hướng đến mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế bền vững dựa vào biển.
Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka nhất trí thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, phấn đấu đạt kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD.
Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Bộ Nội vụ cho biết, tất cả các tỉnh, thành đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính, gồm 23 hồ sơ cấp tỉnh và 63 hồ sơ cấp xã.
Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là hai nhóm nội dung.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng, bức xúc về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả: Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng...
Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Thông tin về một "liệt sĩ 6 tuổi" đang lan truyền gây xôn xao nhưng phía Bộ Nội vụ khẳng định không có trường hợp nào như vậy.
Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành rà soát và phân định thẩm quyền giải quyết 346 thủ tục hành chính tại cấp huyện.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Sáng ngày 5/5, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động