Gạo trắng 5% của Trung Quốc được định giá 300 USD một tấn, trong khi gạo tương tự từ Thái Lan được niêm yết ở mức 390 USD và từ Việt Nam ở mức 360 USD và từ Ấn Độ ở mức 370 USD. Như vậy, giá gạo của Trung Quốc rất rẻ so với gạo của các nước khác. Các lô hàng gạo Thái Lan đạt 11,09 triệu tấn trong năm ngoái, giảm 5% so với 11,67 triệu tấn trong năm 2017. Giá trị xuất khẩu gạo đã tăng 8,3% trong năm ngoái lên 5,61 tỷ USD từ 5,18 tỷ USD năm 2017 và 4,40 tỷ USD năm 2016. Giá xuất khẩu gạo trung bình năm 2018 đạt 507 USD/tấn, tăng 14,1% so với năm 2017.
Gạo trắng chiếm 5,49 triệu tấn (tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước), bao gồm gạo đồ (2,71 triệu tấn, giảm 19,9%), gạo thơm hom mali (1,27 triệu tấn, giảm 22,1%), gạo trắng (390.000 tấn, giảm 0,7%), gạo tấm hom mali (380.000 tấn, giảm 43,2%), gạo thơm nói chung (260.000 tấn, tăng 18,6%), gạo nếp tấm (200.000 tấn, giảm 32,3%) và gạo nếp (180.000 tấn, giảm 15,7%). Trong cả năm 2019, các nhà xuất khẩu gạo ước tính các lô hàng xuất khẩu của Thái Lan là 9,5 triệu tấn, tương đương 500.000 tấn theo dự báo của Bộ Thương mại.
Trung Quốc đã tiếp tục phát triển các giống lúa có năng suất cao hơn, có nghĩa là nước này có thể mở rộng xuất khẩu gạo sang các nước châu Á khác trong tương lai với giá tương đối thấp. Chừng nào Trung Quốc có khả năng xuất khẩu ngũ cốc sang châu Á, đặc biệt là Hồng Kông, Indonesia, Malaysia và Philippines, thị trường gạo của các nước Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan đang kiến nghị Chính phủ mới của nước này nên thúc đẩy phát triển các giống lúa mới và hỗ trợ thêm nghiên cứu và phát triển nhằm tăng giá trị cho gạo Thái Lan và giảm chi phí sản xuất cho người nông dân.