9 tháng, thu hồi gần 23.000 phù hiệu phương tiện vi phạm tốc độ Hà Nội: Thu hồi phù hiệu hơn 1.100 phương tiện vận tải vi phạm tốc độ |
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, hiện cả nước có trên 900.000 phương tiện thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình truyền dữ liệu về Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.
Tính đến hết ngày 31/3/2024, Sở Giao thông vận tải các địa phương đã xử lý, thu hồi phù hiệu đối với 6.826 phương tiện (vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000 km trở lên trong tháng); ra văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở đối với 85.641 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, vi phạm quá thời gian lái xe, vi phạm không truyền dữ liệu.
Trong 3 tháng đầu năm 2024, lực lương chức năng đã thu hồi phù hiệu đối với 6.826 phương tiện. (Ảnh: Lê Ngọc Thảo). |
Thực hiện quy định tại Nghị định 10/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, theo thống kê của các Sở Giao thông vận tải có khoảng 200.000 xe thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định. Qua theo dõi cho thấy đến nay, các đơn vị kinh doanh vận tải đã thực hiện việc lắp đặt xong đối với toàn bộ các phương tiện có tham gia hoạt động kinh doanh vận tải theo đúng quy định.
Để đảm bảo tình hình trật tự an toàn giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vận tải, Bộ Giao thông vận tải sẽ tập trung chỉ đạo, đôn đốc các Sở Giao thông vận tải tăng cường khai thác, sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý vận tải, xử lý vi phạm và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành.
Về kết quả kiểm soát tải trọng phương tiện, quý I/2024, các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và lực lượng thanh tra giao thông sử dụng cân xách tay đã kiểm tra 12.172 trường hợp, trong đó có 969 xe vi phạm, tước 301 giấy phép lái xe, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 15,37 tỷ đồng.
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, điều này tạo sự đồng thuận cao của xã hội, sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức của chính quyền các địa phương, các đơn vị chủ hàng, chủ xe và lái xe. Đa số địa phương vẫn duy trì tốt công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, kiềm chế tái diễn tình trạng xe chở hàng quá tải và xe vi phạm kích thước thùng hàng, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường.
Thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục tăng cường nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe, đặc biệt, trong bối cảnh hàng loạt các dự án trọng điểm ngành giao thông vận vẫn tiếp tục được triển khai trong thời gian tới, đòi hỏi cần phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát để kiểm soát tải trọng các xe vận chuyển vật liệu ra vào công trường thi công.