Thứ ba 13/05/2025 01:01

EVN HANOI thanh toán tiền điện: Nhanh chóng - hiệu quả - an toàn

Thực hiện chủ trương điện tử hóa của Chính phủ cũng như cải cách của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, từ năm 2013, Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI) đã đầu tư các hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) để chuyển sang hình thức hóa đơn điện tử. Đồng thời, các ngân hàng cũng đầu tư hạ tầng CNTT đồng bộ với EVN HANOI, từ đó, xây dựng dịch vụ thanh toán tiện ích cho khách hàng. 

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Trưởng Ban Kinh doanh EVN HANOI - cho biết, EVN HANOI đã ký kết hợp đồng hợp tác với 17 ngân hàng và 5 tổ chức trung gian thanh toán. Đồng thời, cung cấp các hình thức thanh toán tiền điện như: Thanh toán trích nợ tự động qua tài khoản ngân hàng của khách hàng và qua tin nhắn thông báo chỉ số công tơ kèm theo số tiền sử dụng trong kỳ thanh toán, ngân hàng chủ động đối soát với tổng công ty và tự động trừ số tiền đó vào tài khoản ngân hàng của khách hàng; thanh toán qua internet banking/mobile banking bằng việc thông báo với khách hàng qua tin nhắn, khách hàng sẽ chủ động chuyển tiền qua các kênh thanh toán điện tử; khách hàng cũng có thể đến phòng giao dịch của các ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán có ký hợp tác với tổng công ty và đến quầy thu tại các công ty Điện lực ở quận, huyện để thực hiện giao dịch thanh toán tiền điện.

Các hình thức thanh toán tiền điện được đa dạng hóa

Việc EVN HANOI đa dạng hóa các kênh thanh toán tiền điện giúp khách hàng chủ động đối với hóa đơn về điện, giảm thiểu thời gian và chi phí cho khách hàng; đồng thời, giảm rủi ro của khách hàng khi tham gia thanh toán bằng tiền mặt. EVN HANOI sẽ tối ưu hóa khâu sản xuất khi khách hàng tham gia các hình thức thanh toán điện tử và cũng giảm thiểu những rủi ro trong quản lý cũng như thu tiền mặt của khách hàng. Đối với xã hội, giảm lượng phát khí thải khi khách hàng tham gia giao thông đi lại để thực hiện hình thức thanh toán tiền điện cũng như giảm chất thải trong quá trình in ấn và lưu trữ giấy tờ liên quan đến hóa đơn tiền điện khi thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài ra, EVN HANOI cũng góp phần xây dựng thành phố thông minh của Hà Nội.

Theo số liệu thống kê của EVN HANOI, đến hết ngày 30/9/2018, đã có trên 74% (tương đương với 1,7 triệu khách hàng) tham gia các hình thức thanh toán tại ngân hàng và tổ chức thanh toán trung gian của EVN HANOI ký hợp tác. Trong đó, riêng hình thức thanh toán trích nợ tự động cũng như thanh toán điện tử không sử dụng tiền mặt đã chiếm trên 19% (tương đương khoảng 350,000 khách hàng) tham gia hình thức thanh toán này.

EVN HANOI đang tiến hành việc phân khúc khách hàng để tiện lợi cho quá trình phát triển các dịch vụ thanh toán. Theo đó, giai đoạn 1 sẽ tập trung vào khách hàng đã có tài khoản ở các ngân hàng mà EVN HANOI ký hợp tác. Về phía các khu vực ở ngoại thành hoặc khu vực nông thôn, EVN HANOI sẽ phối hợp với ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán để xây dựng các chương trình phát hành thẻ tiêu dùng phục vụ cho khách hàng khi lựa chọn hình thức thanh toán tiền điện; EVN HANOI và các ngân hàng đều tham gia hỗ trợ khách hàng. Ngoài ra, đối với khu vực ngoại thành, khách hàng có thể sử dụng các hình thức thanh toán khác phù hợp với điều kiện của mỗi địa bàn.

Mục tiêu của EVN HANOI đến năm 2020, tất cả các giao dịch thanh toán tiền điện và giao dịch, dịch vụ về điện sẽ thực hiện qua ngân hàng, tổ chức thanh toán. Đối với hình thức trích nợ tự động, EVN HANOI đặt ra mục tiêu phát triển mỗi năm tăng 10% số lượng khách hàng, tương đương 250.000 - 300.000 khách hàng/năm.
Nguyễn Duyên

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn