EVN đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển các dự án điện gió ngoài khơi

Hiện EVN đang đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về kỹ thuật kết nối lưới, quản lý vận hành trong phát triển các dự án điện gió ngoài khơi.
Giải pháp nào cho phát triển ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam? Quy hoạch không gian biển thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi

Nhằm có thêm kinh nghiệm từ quốc tế, hội thảo với chủ đề “Nối lưới, quản lý vận hành và các khía cạnh kỹ thuật của điện gió ngoài khơi”, vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi thuộc Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức vào chiều 1/6 vừa qua.

Hội thảo với sự tham dự của Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Hồng Phương; ông Sven Ernedal - Tổ trưởng Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi, Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam cùng đại diện các tổ chức quốc tế bao gồm: Đại sứ quán Anh, Australia, Đan Mạch; Ngân hàng Thế giới (WB); diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam; Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu; đại diện các ban chuyên môn của EVN...

EVN đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển các dự án điện gió ngoài khơi
Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến nối lưới, quản lý vận hành các dự án điện gió ngoài khơi

Nội dung chính của Hội thảo tập trung vào tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, cũng như hiện trạng, thách thức trong vấn đề vận hành, nối lưới điện gió ngoài khơi. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng để đến năm 2050 đạt khoảng 70.000-91.000 MW.

Mục tiêu này nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cũng như đáp ứng nhu cầu năng lương tăng cao trên cả nước, bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Theo thông lệ quốc tế, để đưa một dự án điện gió ngoài khơi vào vận hành cần 8 đến 9 năm để chuẩn bị và thực hiện công tác đầu tư. Vì vậy, Việt Nam cần phải có quá trình chuẩn bị tích cực với các chính sách phù hợp để rút ngắn thời gian thực hiện.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh cho biết, đứng trước yêu cầu về đảm bảo an ninh năng lượng song song với phát triển kinh tế bền vững, ngành Điện phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, chất lượng và với chi phí hợp lý. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021 (COP-26), Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về trung hòa các-bon vào năm 2050.

EVN đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển các dự án điện gió ngoài khơi
Các đối tác quốc tế chia sẻ kinh nghiệm của châu Âu về quản lý vận hành điện gió ngoài khơi

Cùng với quá trình điện khí hoá, sự phát triển của các nguồn năng lượng phân tán, việc nghiên cứu, đầu tư xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi góp phần đẩy nhanh và định hình quá trình chuyển dịch năng lượng; thúc đẩy Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu trung hoà carbon.

Là đơn vị hỗ trợ Bộ Công Thương triển khai dự án “Quy hoạch không gian biển” do Ngân hàng thế giới tài trợ, đại diện công ty BVG Associates chia sẻ việc thiết lập các chính sách và mục tiêu rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư dài hạn, qua đó giảm chi phí sản xuất điện từ điện gió ngoài khơi. Việc này cũng giúp giảm thiểu rủi ro và thu hút nguồn vốn vay chi phí thấp cho các nhà phát triển dự án, tạo điều kiện thực hiện các dự án khả thi về mặt tài chính.

Các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm và góc nhìn trong quá trình phát triển thị trường điện gió ngoài khơi tại châu Âu. Châu Âu đặt ra mục tiêu tham vọng khi hướng đến tích hợp 300 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2050.

Để làm được điều này, châu Âu sẽ cần chuyển dịch hạ tầng truyền tải ngoài khơi từ hệ thống lưới điện liên kết điểm - điểm sang dạng hỗn hợp và liên kết tập trung. Phương án này sẽ giúp tối ưu hóa việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các điểm giao cắt với đất liền, tăng tỷ lệ sử dụng cơ sở hạ tầng và cải thiện khả năng của hệ thống điện trong đáp ứng cung - cầu​, đồng thời tăng tính linh hoạt và giảm nhu cầu tái điều độ​.

Dựa trên kinh nghiệm nối lưới và tích hợp thành công điện gió ngoài khơi của Đan Mạch, chuyên gia của Energinet cũng chia sẻ về mô hình phát triển điện gió ngoài khơi tại quốc gia này từ giai đoạn hình thành thỏa thuận chính trị đến khi vận hành. Trong quá trình này cần giải quyết các vấn đề về trách nhiệm quy hoạch, đầu tư và cấp vốn cho nối lưới, vị trí quy hoạch lưới, lựa chọn công nghệ nối lưới, cũng như thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành. Chuyên gia cũng cho rằng, thách thức chung của các dự án quy mô lớn là sự phê duyệt ở cấp nhà nước và địa phương, không chắc chắn về kế hoạch thời gian, cũng như rủi ro vì trì hoãn và thay đổi.

Ông Sven Ernedal - Tổ trưởng Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi, Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam chia sẻ: Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực này còn mới đối với Việt Nam. Do đó, yêu cầu cấp thiết là cần điều chỉnh khung chính sách và quy định để có thể thực hiện thành công các mục tiêu đã đặt ra.

EVN đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển các dự án điện gió ngoài khơi
Các đối tác quốc tế về năng lượng đã đưa ra một số gợi ý cho EVN trong lĩnh vực kỹ thuật để quản lý vận hành các dự án điện gió ngoài khơi

Tại Hội thảo, Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi thuộc Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG) cũng được giới thiệu. Tổ chuyên trách sẽ đóng vai trò duy trì diễn đàn đối thoại trao đổi kinh nghiệm, kiến thức giữa Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế về điện gió ngoài khơi, nhằm xác định các thực tiễn tốt nhất và đưa ra những khuyến nghị chính sách cho các vấn đề then chốt của quá trình phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Tổ chuyên trách do các chuyên gia từ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ phụ trách, với sự tham gia của các thành viên là đại diện từ Ngân hàng Thế giới, Đại sứ quán Đan Mạch, Đại sứ quán Anh, Đại sứ quán Na Uy..., và các chuyên gia năng lượng đến từ các quốc gia cũng như tổ chức quốc tế khác.

Năm 2017, Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế đã chính thức thành lập VEPG nhằm tăng cường hợp tác, đối thoại và trao đổi kinh nghiệm, thông tin trong lĩnh vực năng lượng. Trong khuôn khổ của VEPG, có 5 nhóm công tác kỹ thuật được thành lập bao gồm: quy hoạch chiến lược ngành Điện; năng lượng tái tạo; tích hợp lưới điện và cơ sở hạ tầng lưới điện; hiệu quả năng lượng và thị trường năng lượng.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: điện gió ngoài khơi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Nam: Chủ dự án điện sinh khối "tố" huyện Quế Sơn làm việc không khách quan

Quảng Nam: Chủ dự án điện sinh khối "tố" huyện Quế Sơn làm việc không khách quan

Tỉnh Quảng Nam đã nhận được văn bản của Công ty TNHH VIETPECO trình UBND tỉnh về việc kiến nghị giải quyết các tồn tại liên quan đến dự án nhà máy điện sinh khối Quế Sơn.
TP. Hồ Chí Minh: Đóng điện đưa vào vận hành Trạm biến áp 110kV Tân Phú Trung

TP. Hồ Chí Minh: Đóng điện đưa vào vận hành Trạm biến áp 110kV Tân Phú Trung

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh vừa đóng điện thành công đưa vào vận hành Trạm biến áp 110kV Tân Phú Trung, tại huyện Củ Chi.
Gia Lai: Điện lực Ayun Pa chung tay xây dựng nông thôn mới ở xã Kim Tân

Gia Lai: Điện lực Ayun Pa chung tay xây dựng nông thôn mới ở xã Kim Tân

Điện lực Ayun Pa (PC Gia Lai) đã chủ động phối hợp với chính quyền trong việc hoàn thiện chỉ tiêu số 04 về điện trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Tân.
Bộ Công Thương đề xuất hai trường hợp mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương đề xuất hai trường hợp mua bán điện trực tiếp

Tại Báo cáo số 158/BC-BCT gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã đề xuất hai trường hợp mua bán điện trực tiếp.
Cảnh báo Website giả mạo thương hiệu EVN

Cảnh báo Website giả mạo thương hiệu EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có thông báo về tình trạng xuất hiện Website giả mạo nhãn hiệu, thương hiệu EVN.

Tin cùng chuyên mục

Phấn đấu để dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được chấp thuận chủ trương đầu tư trong tháng 11/2023

Phấn đấu để dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được chấp thuận chủ trương đầu tư trong tháng 11/2023

UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp nghe Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh báo cáo tình hình triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện LNG.
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia tập trung cho công tác đầu tư xây dựng

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia tập trung cho công tác đầu tư xây dựng

Bên cạnh các nhiệm vụ truyền tải điện, giảm tổn thất điện năng, tháng 9/2023, EVNNPT sẽ tập trung cho công tác đầu tư xây dựng.
Energy China mong muốn phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

Energy China mong muốn phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China) chia sẻ mong muốn đầu tư mở rộng kinh doanh phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Bộ Công Thương đưa nhiều giải pháp cung cấp điện năm 2024

Bộ Công Thương đưa nhiều giải pháp cung cấp điện năm 2024

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Công Thương đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng điện năm 2024.
EVNNPC: Điện thương phẩm tháng 8 tăng 5,56%

EVNNPC: Điện thương phẩm tháng 8 tăng 5,56%

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, sản lượng điện thương phẩm tháng 8/2023 toàn đơn vị đạt 8,57 tỷ kWh, tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2022.
PC Gia Lai nỗ lực cấp điện ổn định cho địa phương nước láng giềng

PC Gia Lai nỗ lực cấp điện ổn định cho địa phương nước láng giềng

Việc vận hành cấp điện ổn định cho tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia), góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia ngày càng bền chặt.
PC Hải Phòng: Cập nhật ứng dụng quản lý đầu tư xây dựng EVN (IMIS2.0)

PC Hải Phòng: Cập nhật ứng dụng quản lý đầu tư xây dựng EVN (IMIS2.0)

PC Hải Phòng đã thực hiện đồng bộ công tác chuyển đổi số các lĩnh vực: kinh doanh, tài chính, quản lý vận hành, đầu tư xây dựng…
Cả nước đã có trên 24 triệu công tơ điện tử đọc từ xa

Cả nước đã có trên 24 triệu công tơ điện tử đọc từ xa

Thực hiện kế hoạch phát triển công tơ điện tử đo xa giai đoạn 2021 – 2025, đến nay EVN đã lắp đặt trên 24 triệu công tơ điện tử.
Đóng điện Công trình treo dây mạch 2 đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi

Đóng điện Công trình treo dây mạch 2 đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi

Ban Quản lý dự án truyền tải điện (NPTPMB) vừa phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện công trình treo dây mạch 2 Đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi.
Tinh giản biên chế tại EVN: Đầu mối, lao động giảm, năng suất lao động tăng

Tinh giản biên chế tại EVN: Đầu mối, lao động giảm, năng suất lao động tăng

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh giản bộ máy biên chế, thời gian qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có nhiều nỗ lực giảm đầu mối, giảm bớt lao động dôi dư.
EVN thông tin về cắt giảm chi phí, giảm giá thành điện sản xuất

EVN thông tin về cắt giảm chi phí, giảm giá thành điện sản xuất

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Cục Điều tiết Điện lực về việc cắt giảm chi phí, giảm giá thành điện sản xuất năm 2022 -2023.
Tăng khoảng 7%, cung cấp điện tháng 9/2023 sẽ được đảm bảo

Tăng khoảng 7%, cung cấp điện tháng 9/2023 sẽ được đảm bảo

Tháng 9/2023, sản lượng tiêu thụ điện bình quân dự kiến ở mức 786,8 triệu kWh/ngày, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Việc cấp điện sẽ được đảm bảo.
Khởi công xây dựng công trình Trạm biến áp 110kV Thanh Tân và nhánh rẽ đấu nối tại Bến Tre

Khởi công xây dựng công trình Trạm biến áp 110kV Thanh Tân và nhánh rẽ đấu nối tại Bến Tre

Tổng công ty Điện lực miền Nam phối hợp đơn vị thi công tổ chức khởi công xây dựng công trình Trạm biến áp 110kV Thanh Tân và nhánh rẽ đấu nối tại tỉnh Bến Tre.
Tháo gỡ vướng mắc các dự án điện tại Hà Nam

Tháo gỡ vướng mắc các dự án điện tại Hà Nam

Ngày 8/9, lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã làm việc với ngành Điện lực bàn giải pháp phối hợp công tác đầu tư xây dựng các dự án, công trình điện trên địa bàn tỉnh.
Nhìn lại hành trình 10 năm phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam

Nhìn lại hành trình 10 năm phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam

Với khả năng cho phép phân bố năng lượng một cách tự động và tối ưu, phát triển lưới điện thông minh góp phần giảm chi phí năng lượng và phát thải khí nhà kính.
Nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn điện

Nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn điện

Hội nghị Phổ biến Quy định pháp luật về an toàn điện góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ ngành điện nắm vững hơn các văn bản pháp luật mới về an toàn điện.
Dự án điện gió Hướng Linh 3 hoà lưới điện quốc gia

Dự án điện gió Hướng Linh 3 hoà lưới điện quốc gia

Tối 7/9, dự án Nhà máy điện gió Hướng Linh 3 tại Quảng Trị đã chính thức hoà lưới điện quốc gia để bắt đầu quá trình thử nghiệm chạy tuabin.
EVN đưa ra các kịch bản cho cấp điện năm 2024

EVN đưa ra các kịch bản cho cấp điện năm 2024

Trước những biến động của thị trường năng lượng và hình thái thời tiết bất ổn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lên 2 kịch bản cho cấp điện năm 2024.
EVNNPT làm việc với Hà Tĩnh về dự án đường dây 500kV mạch 3

EVNNPT làm việc với Hà Tĩnh về dự án đường dây 500kV mạch 3

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh bàn giải pháp mặt bằng cho dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch ra Phố Nối.
Cập nhật tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện trọng điểm của EVN

Cập nhật tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện trọng điểm của EVN

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực, EVN đang tập trung cho các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động