EVFTA giúp nhiều tiềm năng được khai phóng

3 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và EU chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều tiềm năng được khai phóng
3 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Điểm sáng kinh tế thương mại Việt Nam - EU EVFTA góp phần giúp xuất khẩu hàng Việt sang Bắc Âu duy trì mức tăng trung bình 14,7%/năm

Theo ông Jean-Jacques Bouflet, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), 3 năm kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu song phương giữa Việt Nam và EU chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều tiềm năng được khai phóng.

EVFTA giúp nhiều tiềm năng được khai phóng
Ông Jean-Jacques Bouflet, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).

Sau 3 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, ông có thể cho biết tác động của hiệp định này đối với thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và châu Âu?

Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu song phương đã có sự tăng trưởng đáng kể. Qua 3 năm thực thi EVFTA, Việt Nam đã xuất sang EU gần 128 tỷ USD hàng hóa. Từ đầu năm đến ngày 31/7/2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 25 tỷ USD.

Xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 24% so với giai đoạn trước khi có hiệp định. Nhìn chung, quá trình thực thi EVFTA diễn ra tương đối thuận lợi, cả Ủy ban châu Âu và Việt Nam đều thực hiện hiệu quả các biện pháp cắt giảm thuế. Mặc dù có những thách thức nhỏ liên quan đến định giá hải quan và bán hàng, nhưng các bên đều nỗ lực để giải quyết các vấn đề kỹ thuật này.

Những lĩnh vực nào được hưởng lợi lớn từ khi EVFTA được thực thi, thưa ông?

Tăng trưởng cụ thể đã được ghi nhận trong các lĩnh vực như thủy - hải sản, rau quả, cà phê, gạo, điện tử, máy tính, giày dép, dệt may và máy móc. Các dịch vụ cũng được mở rộng, nhưng tác động chính sẽ đến sau này.

Cần nhớ là, quá trình giảm dần thuế theo EVFTA kéo dài hơn 10 năm đối với Việt Nam và 7 năm đối với hàng nhập khẩu của EU. Tác động đầy đủ của EVFTA dự kiến được hiện thực hóa sau một thập kỷ hoặc lâu hơn và đó là nguyên nhân lý giải tại sao những thay đổi đáng kể trong cơ cấu ngành được hưởng lợi vẫn chưa xảy ra.

Theo ông, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã tận dụng EVFTA tốt chưa?

Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã thể hiện sự hiểu biết tương đối đầy đủ về EVFTA và họ cũng thích nghi với quy tắc xuất xứ với yêu cầu tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa. Mặc dù giảm thuế là một khía cạnh quan trọng của hiệp định, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất quyết định cho sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường châu Âu.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần tăng độ nhận diện thương hiệu và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác tại nước nhập khẩu. Trở thành một phần của mạng lưới kinh doanh đa dạng là một lợi thế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách tối đa hóa lợi ích của EVFTA.

Cùng với EVFTA còn có EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU). Hiệp định này kết nối thế nào với khuôn khổ thương mại hiện có giữa EU và Việt Nam?

EVIPA là một hiệp định bổ sung cho EVFTA, được thiết kế để bảo vệ các khoản đầu tư giữa EU và Việt Nam. EVIPA tạo niềm tin cho các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam bằng cách đảm bảo đối xử công bằng, từ đó tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư châu Âu. Những điều khoản chính bao gồm cam kết tiếp cận thị trường, tuân thủ các nguyên tắc đối xử quốc gia, các tiêu chuẩn bảo hộ đầu tư nghiêm ngặt và các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, đồng thời tăng cường tính minh bạch của thủ tục hành chính có ảnh hưởng đến đầu tư.

Không giống như thương mại vốn là thẩm quyền của EU, bảo hộ đầu tư là thẩm quyền chung, cần có sự phê chuẩn của cả EU và từng quốc gia thành viên. EVIPA sẽ thay thế các hiệp định bảo hộ đầu tư quốc gia hiện có mà các nước thành viên EU đã đàm phán trước đây với Việt Nam, nhằm cung cấp tính liên tục, đảm bảo không có khoảng trống pháp lý trong bảo vệ đầu tư.

Sắp tới, ông dự đoán ngành hoặc lĩnh vực nào sẽ tăng trưởng khi EVFTA tiếp tục được triển khai?

Xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt ở những ngành mà EU không phải là nhà sản xuất chính. Các lĩnh vực như thiết bị điện tử, giày dép, dệt may, máy móc và dịch vụ hứa hẹn sẽ mở rộng trong tương lai.

EVFTA là một cam kết dài hạn và hiệu quả đầy đủ của nó vẫn chưa được thực hiện, đặc biệt là khi việc cắt giảm thuế và tiếp cận thị trường mở rộng trong những năm tới.

Làm thế nào Việt Nam có thể duy trì sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh những thách thức toàn cầu hiện nay, thưa ông?

Để duy trì sức hấp dẫn, Việt Nam cần tạo dựng môi trường đầu tư thân thiện, liên tục cải thiện các điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo lực lượng lao động trẻ.

Những thủ tục phức tạp hay quy trình quan liêu sẽ gây cản trở và tốn nhiều thời gian, làm suy giảm động lực đầu tư. Do đó, chúng tôi đề nghị, Việt Nam nên thành lập một cơ quan hoặc tổ chức trung ương chuyên trách, có nhiệm vụ hợp lý hóa các quy trình phê duyệt và cấp phép đầu tư. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả, mang lại lợi ích cho các khoản đầu tư lớn và các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Những cải tiến này sẽ khuyến khích hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến.

Ông có thể chia sẻ về ưu tiên và chiến lược trong tương lai của EuroCham tại Việt Nam?

Trước hết, EuroCham cam kết đảm bảo thực thi hiệu quả EVFTA, ủng hộ các hoạt động thương mại công bằng và tối đa hóa lợi ích chung cho cả Liên minh châu Âu và Việt Nam.

Ngoài ra, EuroCham đóng vai trò nòng cốt trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và các bên nhập khẩu châu Âu. Bằng cách tạo điều kiện cho các kết nối này, EuroCham tích cực thúc đẩy các cơ hội thương mại và thúc đẩy quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn giữa hai khu vực.

baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.
Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Kiểm soát chi phí giá điện

Kiểm soát chi phí giá điện

Thủ tướng vừa phê duyệt Quyết định số 05 quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, cho phép rút ngắn chu kỳ điều chỉnh từ 6 tháng còn 3 tháng.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Phản hồi ý kiến DN FDI lo ngại về tình trạng thiếu điện cho sản xuất, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết,không để thiếu điện trong năm 2024.
Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương tham vấn ý kiến, xây dựng có nhiều điểm mới, hứa hẹn tạo bứt phát cho ngành công nghiệp hoá chất.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Bên cạnh những điểm mới, dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) về cơ bản đã kế thừa được những quan điểm của Luật Hoá chất năm 2007.
Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào xúc động ôm chặt Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, sôi nổi chuyện trò.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Nhộn nhịp đơn hàng xuất khẩu đầu năm

Nhộn nhịp đơn hàng xuất khẩu đầu năm

Trong gần 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức "vượt bão" đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức "vượt bão" đưa nền kinh tế về đích

Năm 2023 khép lại với những cơn gió ngược,những diễn biến nhanh khó lường và chưa từng có tiền lệ từ kinh tế thế giới đã tác động nhiều mặt đến kinh tế nước ta.
Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua khó khăn để hồi phục mạnh mẽ về cuối năm.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Bộ Công Thương đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho dịp Tết

Bộ Công Thương đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho dịp Tết

Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh (từ đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ).
Nhà báo Phạm Hùng: Bộ Công Thương tích cực, chủ động đồng hành cùng báo chí trong công tác tuyên truyền

Nhà báo Phạm Hùng: Bộ Công Thương tích cực, chủ động đồng hành cùng báo chí trong công tác tuyên truyền

Năm 2023, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, các đơn vị của Bộ đã chủ động cung cấp kịp thời thông tin của ngành đến các cơ quan báo chí.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU

Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU

Để đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế với tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, ngành Công Thương xác định đẩy mạnh xuất khẩu là chân kiềng quan trọng.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 12/1/2024: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 12/1/2024: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố

Điểm tin kinh tế -thị trường ngày 12/1: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố; nhiều ngân hàng hạ lãi suất vay mua nhà; TP. Hồ Chí Minh thưởng Tết cao nhất hơn 2 tỷ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/1/2023: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/1/2023: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp

Điểm tin kinh tế - thị trường: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp; giá xăng dầu đi lên; Nestlé Việt Nam đầu tư thêm 100 triệu USD...
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1/2024: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng tới 500.000 đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1/2024: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng tới 500.000 đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng 500.000 đồng/lượng; 1.800 chuyến bay đêm dịp Tết; phân bón có thể chịu thuế VAT 5%...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động