EVFTA - Bài IV: Cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt phá

Thủy sản là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang châu Âu. Đây cũng là mặt hàng được hưởng lợi thế ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Hiệp định EVFTA được ký kết sẽ có tới 90% số dòng thuế suất của mặt hàng thủy sản được cam kết cắt giảm về 0% (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) với lộ trình dài nhất là 7 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội lớn để ngành thủy sản bứt phá.

Thủy sản là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam EVFTA - Bài IV: Cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt phákhi xuất khẩu sang châu Âu. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mức thuế nhập khẩu thủy sản vào EU hiện nay trung bình là 14%; trong đó, nhiều mặt hàng chịu thuế cao tới 26%.

Nhưng khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì có khoảng 840 dòng thuế suất cơ sở, chiếm khoảng 50% số dòng thuế đối với sản phẩm thủy sản sẽ giảm về 0%; số còn lại có lộ trình cắt giảm từ 3 -7 năm.

Một số mặt hàng đặc biệt như: cá ngừ đóng hộp và surimi, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn. Như vậy, Hiệp định EVFTA đi vào thực thi là lực đẩy rất lớn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU.

Ông Hòe cho biết, đối với ngành thủy sản, EU là thị trường quan trọng với 28 nước thành viên. Riêng mặt hàng tôm sẽ khả quan hơn bởi thuế nhập khẩu vào thị trường này sẽ giảm mạnh từ năm đầu tiên, sau đó giảm dần về 0% trong những năm tiếp theo.

Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu tôm với 14% thị phần sau Ấn Độ. Khi EVFTA và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực thì thuế nhập khẩu tôm nguyên liệu từ Việt Nam và thuế xuất khẩu tôm chế biến vào EU và khối CPTPP đều được cắt giảm. Trong khi đó, Ấn Độ không phải thành viên CPTPP và quá trình đàm phán FTA giữa Ấn Độ và EU cũng đang bị tạm ngưng. Đây được xem là cơ hội để sản phẩm tôm xuất khẩu Việt Nam vươn lên cạnh tranh với Ấn Độ.

Theo VASEP, với mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 4,2 tỷ USD trong năm 2019, Mỹ được xác định là thị trường tăng trưởng chủ chốt với kim ngạch dự kiến sẽ đạt 750 triệu USD, tăng 17,6% so với năm 2018.

Cùng với đó, nhu cầu của thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam hiện nay là EU cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là ở Anh và Hà Lan. Đó là cơ sở để ngành tôm phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đạt mức 1,5 tỷ USD trong năm 2019.

"Đối với sản phẩm cá tra, thị trường EU sẽ được hồi phục. Đặc biệt là các nước sử dụng tiếng Tây Ban Nha, sau sự cố khủng hoảng truyền thông về mặt hàng này. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để xử lý sự cố trên. Hiện nay, thị trường này đang có dấu hiệu hồi phục. Khi EVFTA được ký kết thì các nhà nhập khẩu sẽ yên tâm hơn đối với mặt hàng cá tra của Việt Nam" - ông Hòe nhấn mạnh.

Chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt của VASEP nhận định, vị thế của cá tra trên thị trường thủy sản thế giới đang từng bước được khẳng định. Hiệu quả xúc tiến thương mại trong nhiều năm cộng với nhu cầu thị trường đối với mặt hàng này đang có xu hướng tăng lên.

Điều này giúp sản phẩm cá tra Việt Nam có thị phần tiêu thụ nhất định và được người tiêu dùng thế giới đón nhận.

EVFTA - Bài IV: Cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt phá
Vận chuyển cá ngừ đại dương từ tàu cá lên bờ. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN

Với mặt hàng cá ngừ, Thái Lan, Trung Quốc đang là hai đối thủ lớn nhất của Việt Nam, nắm giữ thị phần xuất khẩu lớn nhưng cả hai quốc gia trên đều chưa ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU và cũng không phải là thành viên của CPTPP.

Điều này đồng nghĩa với việc mặt hàng cá ngừ của Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về thuế so với hai nước trên tại hai khu vực thị trường lớn là EU và thị trường các nước thành viên CPTPP.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc ký kết EVFTA là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mới. Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam so với nhiều quốc gia chưa tham gia các FTA.

Theo các doanh nghiệp, cạnh tranh về giá trong ngành thủy sản hiện nay là rất lớn. Trong khi đó, mức thuế xuất khẩu thủy sản vào một số thị trường hiện nay rất cao. Cụ thể, tôm xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU có mức thuế trung bình từ 6 - 20%, mặt hàng cá ngừ cũng có mức thuế từ 11 - 20%.

Để đón đầu Hiệp định EVFTA, Công ty cổ phần Nam Việt (ANV) đang cố gắng đa dạng thị trường nhằm cân bằng và giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, thị trường Trung Quốc của ANV còn mới và chỉ chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018; thị trường châu Âu chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và duy trì nhiều năm nay.

Riêng thị trường Mỹ, do đang chịu thuế bán phá giá cao nên ANV chưa thâm nhập được. Đi kèm với chiến lược đa dạng vùng nuôi, ANV cũng tập trung hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất thức ăn, đến nuôi cá bố mẹ, cá giống, chế biến và xuất khẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, Hiệp định EVFTA có một số thách thức về hàng rào kỹ thuật mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải lưu ý.

"Để tận dụng được ưu đãi, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU. Đi kèm với các cam kết ưu đãi giảm thuế của Hiệp định EVFTA là những yêu cầu cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kháng sinh đối với sản phẩm xuất khẩu mà doanh nghiệp Việt cần đáp ứng để khai thác được lợi thế của mình, nếu không thì sẽ gặp khó khăn" - ông Hòe nhấn mạnh.

EVFTA - Bài IV: Cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt phá

Chế biến sản phẩm cá ngừ đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Thực tế, các yêu cầu này không phải quy định của một thị trường nào mà đã trở thành xu hướng chung của toàn cầu, nhất là đối với thủy sản Việt Nam khi 70% nguyên liệu đầu vào là từ nuôi trồng. Do đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị để cung cấp số liệu, hồ sơ, quy trình truy xuất nguồn gốc một cách bài bản để tạo niềm tin cho nhà nhập khẩu thủy sản Việt Nam.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị, doanh nghiệp cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trong trung và dài hạn, điều chỉnh lại nguồn cung nguyên liệu phù hợp với yêu cầu xuất xứ của từng thị trường.

Hơn nữa, trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu thì lợi thế cạnh tranh về thuế quan chỉ mang tính giai đoạn, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng đổi mới công nghệ để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu mới có thể phát triển bền vững./.

Thành Trung - Báo Bnews.vn xuất bản ngày 30/6/2019

bnews.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin mới nhất

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành Công Thương Việt Nam, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Công Thương Bình Dương đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.
Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, ngành thép đã thực hiện được mục tiêu đáp ứng đủ và kịp thời về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng thiếu thép. Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

Nhiều năm qua, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô, xe máy với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2021), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương Việt Nam.
Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Cách nay tròn 70 năm, chỉ sau Đại hội lần thứ II của Đảng có 3 tháng, Bộ Công Thương của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính thức được đổi tên từ Bộ Kinh tế theo Sắc lệnh số 21-SL (ngày 14/5/1951). Sắc lệnh đó không chỉ mở ra một trang sử cho Bộ Công Thương trong việc phục vụ nhiệm vụ chiến lược khi đó là đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn mà còn đặt nền móng cho một ngành kinh tế chủ đạo của đất nước về sau này.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Kinh tế Trung ương gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Công Thương vào ngày 14 tháng 5 năm 2021.
Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Do chính sách bảo hộ của một số thị trường cũng như ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến cũng sẽ lớn hơn trong giai đoạn sắp tới. Theo đó, các ngành sản xuất, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức mới trong khi nguồn lực để ứng phó với các vụ điều tra còn rất hạn chế.
Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Không chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, người lao động Công ty Xăng dầu Thanh Hóa (Petrolimex Thanh Hóa) đã làm sáng hơn thương hiệu Petrolimex bằng những việc làm bình dị nhưng tốt đẹp.
Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Sau 70 năm nỗ lực vươn mình, ngành Công Thương Tuyên Quang đã có những bước tiến vượt bậc cả về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần quan trọng đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.
Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Đóng góp tích cực cho thành tích chung của ngành Công Thương Việt Nam sau 70 năm thành lập, hiện, Bắc Ninh đã trở thành một trong những địa phương có sự bứt phá về công nghiệp, đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước.
Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

64 năm song hành cùng sự đổi thay và phát triển của ngành Công Thương, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò chủ công trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa. Đặc biệt, sau hơn 2 năm tổ chức mô hình theo ngành dọc đã phát huy được tính hiệu quả, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương và nhân dân ghi nhận.
Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất và là cơ quan đầu mối tham mưu đề xuất chính sách phát triển công nghiệp hóa chất, trong suốt hơn 10 năm thành lập đến nay, đồng hành cùng sự phát triển của ngành Công Thương nói chung và ngành công nghiệp hóa chất nói riêng, Cục Hóa chất đã tập trung xây dựng, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động hóa chất, từng bước đề xuất chính sách phù hợp góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng phát triển bền vững, thân thiện.
Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hòa Bình tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Là đơn vị mới thành lập sau khi Bộ Công Thương tái cơ cấu tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước thời kỳ hội nhập, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (ĐL&NLTT) đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng Việt Nam. Sau gần 5 năm thành lập, Cục đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành công chung của Bộ Công Thương.
Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Công nghiệp phát triển đúng hướng, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân; xuất nhập khẩu qua địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực… Đây là những kết quả ấn tượng mà ngành Công Thương Cao Bằng đạt được trong thời gian qua.
Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công Thương Hòa Bình phấn đấu đạt mục tiêu: Phát triển công nghiệp trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả; phát triển nhanh, đa dạng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân...
EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị và quản lý sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng được Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chuyên môn của Tổng công ty và các đơn vị.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% tổng năng lượng tiêu thụ so với kịch bản phát triển bình thường đến năm 2030, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp tại địa phương vì đây là yếu tố mang tính quyết định.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao; thương mại ngày càng văn minh, hiện đại, ngành Công Thương Hải Phòng đã và đang tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố.
Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thị trường (QLTT) năm 2021, Cục QLTT Lai Châu đã chủ động xây dựng các kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả…
Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Sáng ngày 7/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương.
Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Chỉ sau 1 tháng phát động (từ ngày 10/3/2021 đến hết ngày 10/4/2021), giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương đã thu hút gần 500 bài dự thi từ các cơ quan báo chí khắp cả nước, trong đó có nhiều bài thi chất lượng đến từ các nhà báo đã có nhiều năm theo dõi và am hiểu ngành Công Thương. Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam tổ chức vào ngày 7/5/2021 vinh danh 41 tác giả/nhóm tác giả và 4 tập thể cơ quan báo chí xuất sắc nhất.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động