Eurozone học được gì từ các thị trường mới nổi?

Châu Âu cần phải ngay lập tức lấy lại niềm tin của thị trường - điều mà các nước Mexico, Brazil, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm để thoát khỏi khủng hoảng.

CôngThương - Trong mấy thập kỷ gần đây, Mexico, Brazil, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều nổi lên sau khủng hoảng kinh tế trầm trọng với tỷ lệ tăng trưởng cao và vững chắc, thị trường tài chính ổn định và thiết lập được các thể chế chính trị vững mạnh. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo châu Âu nên học hỏi những kinh nghiệm của các nước này để có thể vượt qua những khó khăn ngày hôm nay. 

 
Giờ đây, những người đứng đầu châu Âu phải dũng cảm đối mặt với khủng hoảng như các nhà lãnh đạo của các nước mới nổi đã từng làm trong quá khứ.Niềm tin của thị trường tài chính đối với họ đã bị suy giảm nhanh chóng. Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Tây Ban Nha và Italia vừa qua tăng lên mức gần 6% trong khi chỉ ở mức 4,9% trong tháng 3 là những minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. 
 
Các số liệu mới được công bố gần đây cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng sụt giảm từ mức 2,7% của tháng 10 năm ngoái xuống chỉ còn 0,7% trong tháng 2. Tín dụng tiêu dùng đã giảm 35 tháng liên tiếp kể từ đầu năm 2009. 
 
Điều đáng lo ngại ở đây là thị trường đã bị bao phủ bởi tâm lý các nhà lãnh đạo đang thất bại trong việc thiết lập các chính sách lấy lại niềm tin của thị trường để có thể vượt qua những khó khăn về tài khóa. Họ cũng không thể nhận ra rằng các biện pháp quản lý khu vực tài chính đang phá hủy niểm tin rằng kinh tế sẽ tăng trưởng. 
 
Những vị lãnh đạo thành công của các thị trường mới nổi, từ Thủ tướng Fernando Henrique Cardoso củaBrazil năm 1990, Kim Dae-jung của Hàn Quốc năm 1998 cho đến bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000 đều hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc lấy lại niềm tin của thị trường. Họ đều thực hiện các chương trình thúc đẩy tăng trưởng, cải cách toàn hệ thống để nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện các kế hoạch ngân sách trung hạn nhằm xóa bỏ thâm hụt nặng nề. 
 
Ngày nay, tất cả các biện pháp này đều không được thực hiện ở eurozone. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu cần phải thay đổi cả chính sách tài khóa và các quy định về tài chính. Họ cần tập trung vào ủng hộ các chính sách mở đường cho tăng trưởng bền vững đồng thời đẩy mạnh cải cách toàn bộ cấu trúc để có thể thúc đẩy năng lực cạnh tranh cũng như củng cố tài khóa trung hạn. Ủy ban châu Âu đã gây áp lực khiến các nước Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha và Hy Lạp buộc phải cắt giảm chi tiêu công. Chi tiêu công là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thoái, làm suy yếu khu vực tài chính của châu Âu và gia tăng mâu thuẫn chính trị trong nước.
 
Hầu hết khủng hoảng ở các thị trường mới nổi đều đi kèm với khủng hoảng ngân hàng. Bài học này đã bị các nhà lãnh đạo châu Âu bỏ qua. Họ nâng các yêu cầu về vốn để có thể đạt được chuẩn Basel III trong khi phớt lờ ảnh hưởng của khủng hoảng nợ đối với bảng cân đối của các ngân hàng. Thậm chí, một vài nước còn áp dụng thêm các loại thuế mới đối với các giao dịch tài chính. Ở thời điểm hiện tại, chính sách cần phải nhanh chóng tăng cường khả năng của các ngân hàng trong eurozone để có thể tiếp sức cho tăng trưởng tín dụng. 
 
Có hai bài học quan trọng được rút ra từ khủng hoảng ở các thị trường mới nổi: sự lây lan luôn luôn mạnh hơn dự đoán của các nhà hoạch định chính sách và thời gian là kẻ thù. Thị trường tài chính đang có những dấu hiệu cho thấy thời gian đang trôi rất nhanh bất cứ sự chậm trễ nào trong hành động, đặc biệt là đối với eurozone sẽ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn rất nhiều, khủng hoảng có thể lan rộng ra cả ngoài biên giới châu Âu.

Theo Cafef

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng ngày 28/3, Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2024.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Tin cùng chuyên mục

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chiều 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang lưu trữ tài liệu số được thực hiện theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử...
Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng nhấn mạnh, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Sáng 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn Hà Nội.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục quán triệt nguyên tắc, đối với những vấn đề đã chín, đã rõ, có sự thống nhất cao thì quy định vào luật.
Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn 26/3

Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn 26/3

Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Thủ tướng đề nghị Phần Lan thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU

Thủ tướng đề nghị Phần Lan thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU

Chiều 25/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-Aho đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Chủ tịch Quốc hội Phần Lan

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Chủ tịch Quốc hội Phần Lan

Chiều 25-3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam

Quyền Chủ tịch nước nhắn gửi các doanh nhân trẻ cần xác định vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, tiên phong trong phát triển kinh tế
Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính

Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu công tác xây dựng pháp luật phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh tham nhũng, tiêu cực.
Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Phần Lan ở Đông Nam Á

Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Phần Lan ở Đông Nam Á

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho khẳng định, hiện Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Phần Lan ở khu vực Đông Nam Á.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động