EU và CPTPP: Quan hệ đối tác mới được chờ đợi

Nhờ những nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây tại Osaka đã tránh được những kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra. Các nhà lãnh đạo G20 đã ban hành một thông cáo cuối cùng khẳng định tầm quan trọng của thương mại tự do và cởi mở. 

Điều đó được thể hiện bằng việc Mỹ và Trung Quốc đã thống nhất "đình chiến", trong khi Liên minh châu Âu tuyên bố ký kết các hiệp định thương mại tự do mới với Việt Nam và khối Mercosur (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay). Tuy nhiên, các nguồn gốc gây ra bất trắc cho nền kinh tế toàn cầu vẫn còn tồn tại. Và để tránh thiệt hại trong cuộc đấu tranh quyền lực mới, Nhật Bản, EU, Canada, Australia, Malaysia và nhiều nước khác đang cùng nhau bảo vệ lợi ích của họ và hệ thống thương mại quốc tế. Mỗi nước đều thừa nhận rằng, các vấn đề quan trọng nhất trong thương mại toàn cầu là quy định, không liên quan đến thuế quan mà là bảo vệ đầu tư, trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước (SOE), sở hữu trí tuệ (IP) và bảo vệ môi trường, đấu thầu công khai, thương mại điện tử và luồng dữ liệu.

eu va cptpp quan he doi tac moi duoc cho doi
Triển vọng hợp tác EUvà CPTPP ngày càng hấp dẫn

Một nghiên cứu gần đây cho thấy các quốc gia trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện EU-Canada (CETA) đã hội tụ hầu hết các vấn đề pháp lý chính. Để bảo vệ lợi ích của mình, các nước phải đảm bảo rằng thương mại toàn cầu tuân theo các cơ chế giải quyết tranh chấp khách quan. Các quốc gia thành viên CPTPP và CETA nhận ra rằng, hệ thống thương mại toàn cầu có vấn đề, bao gồm các quy tắc chưa hoàn chỉnh hoặc lỗi thời không giải thích được các vấn đề như trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước; rằng, chủ nghĩa song phương - các quốc gia nhỏ đang cố gắng đàm phán về các điều khoản bình đẳng với các siêu cường - không phải là một lựa chọn. Câu trả lời, sau đó, là khôi phục sự cân bằng và niềm tin đối với hệ thống thương mại đa phương, bằng cách xây dựng mối quan hệ đối tác mới giữa EU và các nước CPTPP.

Quan hệ đối tác giữa EU và CPTPP sẽ đại diện cho 31% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thế giới và 40% tổng thương mại, mang lại đòn bẩy đáng kể để thiết lập các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung cho thương mại toàn cầu. Mục tiêu này hoàn toàn nằm trong tầm tay, vì EU hiện có các hiệp định thương mại với hầu hết quốc gia trong CPTPP, bao gồm cả Việt Nam. Hơn nữa, một quan hệ đối tác mới sẽ không yêu cầu một thỏa thuận thương mại mới, mà chỉ đơn thuần là hợp nhất các thỏa thuận hiện có.

Những lý do để hình thành quan hệ đối tác châu Âu- Thái Bình Dương cũng mang tính chính trị nhiều như kinh tế. Do đó, trong khi một quan hệ đối tác mới có thể bắt đầu với EU và CPTPP, vẫn cần phải mở cho tất cả các quốc gia, miễn là họ chấp nhận các quy tắc và nguyên tắc nhất định. Các thành viên sẽ coi đó như một chính sách bảo hiểm trong trường hợp cuộc xung đột Trung-Mỹ diễn biến khó lường.

Quan hệ đối tác châu Âu- Thái Bình Dương được đề xuất sẽ dựa trên 12 nguyên tắc sau: (1) Công nhận Tổ chức Thương mại Thế giới là diễn đàn trung tâm của hệ thống thương mại toàn cầu và là nền tảng chính để giải quyết tranh chấp. (2) Làm rõ, đào sâu và hiện đại hóa các quy tắc trong các lĩnh vực ưu tiên của trợ cấp chính phủ, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và thực thi các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. (3) Sự phát triển của các quy tắc mới liên quan đến thương mại điện tử và truyền dữ liệu theo tinh thần của Hội nghị G20 tại Osaka, được thông qua bởi 24 nước ký kết nhằm xây dựng khung quản trị kỹ thuật số. (4) Đảm bảo rằng đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường là an toàn, ngay cả khi các quốc gia giữ quyền tự do xác định chính sách công của chính họ. (5) Tính minh bạch và có đi có lại trong việc tiếp cận mua sắm công. (6) Tuân thủ thỏa thuận khí hậu Paris 2015. (7) Tôn trọng các quyền và tự do cơ bản, bao gồm tự do lập hội. (8) Thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp chung được hiện đại hóa, phù hợp với các nguyên tắc của WTO. (9) Thống nhất về quy định giữa EU và các nước CPTPP. (10) Thiết lập một cơ chế cho các cuộc tham vấn chính trị cấp cao thường xuyên giữa các nước EU và CPTPP. (11) Thành lập các nhóm làm việc trong tất cả các lĩnh vực quan tâm chung hoặc hài hòa lợi ích chung của các nền kinh tế thành viên. (12). Ý chí xây dựng một khu vực hòa bình và thịnh vượng, không bị cạnh tranh địa chính trị.

Các chuyên gia cho rằng, nếu chỉ những nguyên tắc này thì sẽ không cứu vãn được chủ nghĩa đa phương, nhưng các quốc gia vẫn cam kết, với lý tưởng đó phải tạo ra một con đường mới về phía trước.

Mối quan hệ đối tác giữa châu Âu và Thái Bình Dương đang được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây. Các chuyên gia cho rằng, việc mở rộng hợp tác này có thể trở thành triển vọng ngày càng hấp dẫn, góp phần đa dạng hóa quan hệ đối tác và củng cố khả năng chống lại những cú sốc kinh tế trong tương lai.

Trong đầu tháng 6, Viện Nghiên cứu Chính sách xã hội châu Á đã công bố một báo cáo chi tiết làm thế nào các nền kinh tế châu Á có thể tiếp tục hưởng lợi từ thương mại, mặc dù các bất ổn gia tăng từ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Báo cáo có đề xuất EU nên xem xét tham gia CPTPP, cho phép khối liên minh trở thành một phần của chuỗi cung ứng khu vực Thái Bình Dương. EU hiện đã có các hiệp định thương mại tự do song phương với mọi quốc gia thành viên CPTPP (trừ Brunei) và tính theo giá trị kim ngạch thương mại thì EU là nhà nhập khẩu và xuất khẩu lớn thứ ba từ các thành viên CPTPP - chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. CPTPP được xây dựng dựa trên những gì EU đã đạt được trong các thỏa thuận với từng quốc gia châu Á. Trong khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tồn tại ít nhất trong trung hạn; có thể dẫn đến tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giảm đầu tư trên toàn khu vực. Do đó, các quốc gia châu Á cần hướng tới châu Âu để đảm bảo sự ổn định từ một nhóm đối tác thương mại đa dạng hơn. Hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn giữa châu Âu và châu Á. Bản thân Trung Quốc cũng đang xem xét tham gia CPTPP, Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn đang trong quá trình nghiên cứu tác động của CPTPP đối với nước này. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson dự báo rằng, nếu Trung Quốc tham gia CPTPP, thu nhập toàn cầu từ hiệp định có thể tăng gấp 4 lần lên 632 tỷ USD.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Chính sách xã hội châu Á lại chỉ ra các điểm nghẽn tiềm ẩn cho EU trong quan hệ đối tác với CPTPP, có thể bao gồm các quy định về thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp và tiêu chuẩn lao động. Các hiệp định thương mại tự do hiện tại của EU với các quốc gia CPTPP đã báo trước những dấu hiệu khó khăn này. Hàng hóa nông nghiệp rất nhạy cảm với các nước và CPTPP không cho phép loại trừ những mặt hàng này ra khỏi hiệp định. Ngay cả Nhật Bản, từ lâu nay luôn bảo hộ sản xuất gạo trong nước, đã đồng ý cho phép hạn ngạch nhập khẩu gạo theo cam kết của hiệp định. EU vốn có lập trường cứng rắn về nông nghiệp trong các hiệp định thương mại nên đây được coi là vấn đề khi hài hòa lợi ích với CPTPP và có thể được giải quyết như mô hình cam kết của các nước CPTPP đối với Australia và New Zealand. Việc mở rộng hiệp định đa phương tạo cơ hội cho châu Á và châu Âu đi đầu trong việc thiết lập các tiêu chuẩn thương mại toàn cầu – một hình ảnh đối lập với cách tiếp cận đơn phương và bảo hộ mà chính quyền Mỹ đang theo đuổi.

Cơ hội cho mối quan hệ đối tác mới giữa EU và Thái Bình Dương vẫn đang được chờ đợi, ít nhất cho đến Hội nghị G7 được tổ chức ở Pháp vào tháng 8 tới, hy vọng rằng, EU, Nhật Bản và Canada sẽ thông qua và xác định các phương thức chính xác của quan hệ đối tác này vào cuối năm 2020.
Minh Việt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Israel và Iran sẽ không tấn công đáp trả lẫn nhau; Nga gọi tình hình Trung Đông là rất tồi tệ

Israel và Iran sẽ không tấn công đáp trả lẫn nhau; Nga gọi tình hình Trung Đông là rất tồi tệ

Hãng CNN dẫn nguồn tin từ các cơ quan tình báo cho hay, Israel và Iran không có ý định tiến hành các cuộc tấn công đáp trả lẫn nhau.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev.
EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ đề xuất của Ukraine về việc tăng công suất nhập khẩu điện từ Mạng lưới vận hành hệ thống truyền tải điện châu Âu (ENTSO-E).
Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Theo Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ, sau thời gian ồ ạt mua dầu giá rẻ từ nước ngoài, gần đây nước này đã bắt đầu giảm nhập khẩu dầu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Cơ hội kinh tế nào từ cuộc gặp giữa tổng thống Argentina và tỉ phú Elon Musk?

Cơ hội kinh tế nào từ cuộc gặp giữa tổng thống Argentina và tỉ phú Elon Musk?

Tình bạn "vừa chớm nở" giữa tỷ phú Elon Musk và Tổng thống Javier Milei được hứa hẹn sẽ mở ra tiềm năng phát triển giữa hai nước Mỹ và Argentina.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Thị trường sợi bông Trung Quốc có gì mới?

Thị trường sợi bông Trung Quốc có gì mới?

Thị trường sợi bông Trung Quốc tuần qua (8-12/4/2024) được đánh giá giao dịch sợi bông khá tốt, các nhà máy kéo sợi tiếp tục giảm lượng hàng tồn kho.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Việt Nam kêu gọi công dân nên cân nhắc kỹ trước khi đến Iran, Iraq, Syria

Việt Nam kêu gọi công dân nên cân nhắc kỹ trước khi đến Iran, Iraq, Syria

Đại sứ Việt Nam tại Iran vừa đưa ra khuyến cáo với công dân trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Israel đang có dấu hiệu leo thang.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động