EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

Các chuyên gia nhận định tích cực cho ngành cà phê từ việc EU tạm thời thay đổi đánh giá rủi ro phá rừng, với 7 mặt hàng nông nghiệp.
Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng? Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025 Giá cà phê hôm nay, 27/3/2024: Giá cà phê trong nước tăng "phi mã"

Mới đây, tờ Financial Times đã trích lời 3 quan chức từ Liên minh Châu Âu (EU) thông báo về việc tạm thời hoãn phân loại rủi ro phá rừng. Thay vào đó, EU sẽ đánh giá rủi ro phá rừng ở mức trung bình đối với tất cả các nước nhập khẩu, qua đó cho họ thời gian thích ứng với quy định mới. Lý do cho quyết định này đến từ việc cần thêm thời gian để các quan chức hoàn thiện hệ thống phân loại trước đó, vốn được chia ở ba mức: Thấp, trung bình và cao.

Nông dân thu hoạch cà phê tại Đắk Lắk. Nguồn ảnh: Maika Elan, Bloomberg
Nông dân thu hoạch cà phê tại Đắk Lắk. Nguồn ảnh: Maika Elan, Bloomberg

Ra mắt vào tháng 12/2022, Quy định của Liên minh Châu Âu về các sản phẩm không bị phá rừng (EUDR) với mục tiêu giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ nạn phá rừng trong nông nghiệp, vốn là tác nhân hàng đầu gây ra biến đổi khí hậu. Cụ thể, EU sẽ cấm nhập khẩu 7 mặt hàng bao gồm: Gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, đậu nành, cao sugỗ nếu phát hiện có hành động gây mất và suy thái rừng trong khâu sản xuất và chế biến. Doanh nghiệp có từ 18-24 tháng sau khi EUDR có hiệu lực để chứng minh sản phẩm đáp ứng với các yêu cầu của EUDR.

Nếu qua được khâu kiểm duyệt từ EUDR, các mặt hàng từ các nước xuất khẩu sẽ được đánh giá dựa trên 3 mức rủi ro: Thấp, trung bình và cao. Cụ thể, các nước thành viên của EU sẽ kiểm tra 9% lô hàng đến từ các nước có rủi ro phá rừng cao, 3% lô hàng đối với các nước có rủi ro trung bình và 1% lô hàng từ các nước có rủi ro thấp. Đặc biệt, các mặt hàng có mức độ rủi ro thấp nhưng thuộc phạm vi vùng/quốc gia với một mặt hàng có rủi ro cao thì cũng đối mặt với nguy cơ bị EU coi là mặt hàng có độ rủi ro cao.

Trở ngại và cơ hội từ EUDR

Sau khi được ban hành, EUDR đã hứng chịu nhiều lời chỉ trích từ đại diện doanh nghiệp và chuyên gia toàn cầu, do lo ngại rằng các nhà sản xuất cà phê sẽ không thể thực hiện những thay đổi cần thiết, cũng như chứng minh nguồn gốc sản phẩm của mình sao cho kịp với thời hạn định mức bởi EU.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc. Trả lời báo chí, bà Trần Quỳnh Chi - Giám đốc Vùng Cảnh quan châu Á, Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH) cho biết, hiện 70 - 75% vườn trồng cà phê chưa có dữ liệu định vị theo EUDR.

Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, có tới 95% diện tích đất cà phê canh tác không thuộc quyền quản lý của các công ty nhà nước. Hơn nữa, lượng cà phê được trồng trên các nông hộ là rất ít, nên việc truy xuất nguồn gốc rất khó khăn.

Trả lời phỏng vấn của trang Perfect Daily Grind, ông Stuart Ritson - cố vấn về thu mua và kiểm soát chất lượng cà phê tại Hà Lan cho rằng, thang phân loại của EUDR hiện đang thiếu sự phân tích sâu, và tồn tại nhiều rủi ro lớn. “Điều này có thể dẫn đến việc các thương nhân, nhà rang xay hoặc thậm chí là những tập đoán lớn trong ngành chấm dứt hợp tác với toàn bộ một quốc gia để tránh mức độ giám sát cao hơn từ EU”, ông Stuart Ritson phát biểu.

Đồng quan điểm, ông Auret Van Heerden - giám đốc điều hành công ty cố vấn Equiception (Thuỵ Sĩ) cho rằng, hệ thống phân loại EUDR có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những người trồng cà phê và doanh nghiệp nhỏ lẻ, vốn đã tuân thủ các quy định trước đó, nhưng lại không thể đáp ứng dữ liệu và tiêu chuẩn cần thiết.

Tuy vậy, ông Auret Van Heerden cho rằng, EUDR cũng đem lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định và quản lý các rủi ro về xã hội và môi trường hơn với công nghệ truy dẫn nguồn gốc và dữ liệu mà EUDR cung cấp. Qua đó, doanh nghiệp có thể cải thiện các vấn đề về nhân quyền đối với người dân bản địa, đồng thời nâng cao điều kiện canh tác nhờ bảo tồn rừng, tài nguyên nước và đa dạng sinh học.

Quả cà phê được nông dân Việt Nam thu hoạch. Nguồn ảnh: Maika Elan, Bloomberg
Quả cà phê được nông dân Việt Nam thu hoạch. Nguồn ảnh: Maika Elan, Bloomberg

Hành động từ quyết định của EUDR

Theo nhận định của chuyên gia, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam có thể tận dụng khoảng thời gian trước khi EUDR được sửa đổi để hoàn thiện thủ tục và quy trình sản xuất. Đặc biệt, cần tham khảo khung kế hoạch hành động thích ứng với EUDR, để đề phòng những biến đổi về chính sách sắp tới.

Cụ thể, nội dung kế hoạch bao gồm những hành động như: Tăng cường giám sát chặt chẽ vùng nguy cơ rủi ro cao; xây dựng và công nhận cơ sở dữ liệu quốc gia về rừng tự nhiên và vùng trồng; xác định các giải pháp phù hợp trong việc giám sát, bảo vệ và khôi phục rừng và thiết lập hệ thống truy xuất, hỗ trợ sinh kế, sản xuất bền vững,....

Hơn nữa, đây cũng là khoảng thời gian vàng để các nhà hoạch định chính sách tập trung hơn vào các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và những nông dân trồng cà phê. Đặc biệt, tại những nước có nền kinh tế phát triển như Việt Nam, nạn phá rừng có liên quan mật thiết đến sự bất bình đẳng về kinh tế, xã hội và nạn nghèo đói. Khi nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt phát triển không bền vững, việc canh tác cà phê sẽ ngày càng không bền vững.

“Nếu không có sự điều chỉnh thị trường, nông dân sẽ tránh xa những mặt hàng không mang lại lợi nhuận hoặc thậm chí là từ bỏ hoàn toàn nghề trồng trọt”, ông Auret Van Heerden chia sẻ.

Đặc biệt, ông Auret Van Heerden nhấn mạnh rằng, hợp tác từ các nhà cung cấp và bên mua là chìa khóa thành công để đối phó với EUDR. "Quan trọng nhất, bên mua phải chắc chắn rằng các nhà sản xuất mà có thể đáp ứng những kỳ vọng của EUDR. Cần phải có sự đầu tư từ các nhà nhập khẩu cà phê vào hệ thống đào tạo, thiết lập hệ thống quản lý và theo dõi tiến độ cùng công nghệ xác định rủi ro cho các nhà sản xuất”, ông nói.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cao su

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sau chuỗi ngày tăng mạnh dường như không có điểm dừng, Robusta đã dừng lại để cân đối vị thế kinh doanh. Hạn hán làm gia tăng mối lo nguồn cung từ Robusta.
Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Theo các chuyên gia, cà phê Việt Nam, đặc biệt là ngành Robusta đặc sản, có tiềm năng lớn trong việc xuất khẩu sang Mỹ khi nhu cầu của nước này tăng đột biến.
Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta hôm nay tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Giá cà phê trong nước hoàn toàn có khả năng hướng đến mức lịch sử mới tại 150.000 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Tại thị trường nội địa, giá cà phê trong nước tiếp đà tăng, sắp sắp vượt mốc 130.000 đồng. Trên thị trường thế giới,giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm
Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, hướng tới mốc 130.000 đồng/kg, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh còn Arabica giảm.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Niên vụ cà phê 2022-2023, Việt Nam phải nhập khẩu 200.000 tấn cà phê. Nguồn cung cà phê được dự báo tiếp tục căng thẳng do tháng 7 Brazil mới vào vụ thu hoạch.
Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng. Các số liệu cho thấy khoảng cách về sản lượng Robusta của Brazil đối với Việt Nam đang dần một thu hẹp.
Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024- 2025, do vậy, giá cao su sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới.
Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang xuống giá còn 3.500 đồng/kg, doanh nghiệp phân phối vào cuộc hỗ trợ bà con nông dân Gia Lai tiêu thụ.
Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Ngoài việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng chính những loại cà phê đặc sản là lý do Nestlé đầu tư vào Congo.
Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Năm 2024, sản lượng trái cây trên địa bàn tỉnh Sơn La dự kiến đạt trên 391.000 tấn. Địa phương đang lên kế hoạch để tiêu thụ hết lượng trái cây này.
Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội như Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ… phấn khởi bởi thời tiết thuận lợi, dâu tằm được mùa, cây nào cũng trĩu quả, chín đỏ.
Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước đến nay. Từ cuối năm 2022 đến nay, sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã đẩy giá tăng vọt.
Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ca cao nhất trong hơn 60 năm, người tiêu dùng có thể thấy tác động trực tiếp vào cuối năm.
Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.
Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê trên thị trường toàn cầu chứng kiến sự tăng mạnh trong thời gian qua, do sự kết hợp của nhiều yếu tố, vậy kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King trồng tại Việt Nam hiện được rao bán khoảng hơn 400.000 đồng một kg (loại đặc biệt), khoảng trên 1 triệu đồng cho trái 3 kg.
Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Trong bối cảnh giá cà phê trên toàn cầu chưa hạ nhiệt, các chuyên gia tại Brazil dự báo, sản lượng cà phê Robusta tại nước này sẽ tăng liên tục từ giờ đến 2025.
Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 1.618 tấn ớt với kim ngạch đạt 3,9 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.Trung Quốc chiếm thị phần 87% với 1.414 tấn.
Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Sự tiện lợi và giá cả phải chăng là lý do chính khiến thị trường cà phê hòa tan ngày càng hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Theo giải thích của chuyên gia, lý do đến từ nhu cầu tăng cao, sự thiếu hụt nguồn cung và những khó khăn về khâu vận chuyển tại Đông Nam Á.
Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Những ngày gần đây, quả mận hậu trái mùa được nhiều người rao bán mức giá khá cao, với loại 18-25 quả hiện được nhiều cửa hàng bán gần 300.000 đồng/kg.
Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan nói, ông muốn nhắn gửi tới hàng triệu hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp rằng, con đường lúa gạo không chỉ dừng lại ở hạt gạo.
Việt Nam là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina

Việt Nam là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina

Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp, Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina tính về khối lượng.
Hà Nội: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tăng nhiệt chiều tối 26 Tết

Hà Nội: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tăng nhiệt chiều tối 26 Tết

Nguồn cung hàng hóa dồi dào, đặc biệt, tại một số siêu thị lượng khách hàng đến mua sắm hàng Tết từ sau Tết ông Công ông Táo tăng khoảng 30% so với trước đó.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động