ESG- Chìa khóa cho phát triển bền vững
Phát triển bền vững 29/11/2022 13:35 Theo dõi Congthuong.vn trên
Phát triển bền vững |
Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) không chỉ là trọng tâm của đầu tư bền vững trên trường quốc tế mà ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam với vai trò như một phương tiện tạo ra giá trị lâu dài.
Trên thế giới nhiều doanh nghiệp đã triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển bền vững và xây dựng những báo cáo ESG điều này đã giúp họ tạo dựng niềm tin với khách hàng và người tiêu dùng.
Ở Việt Nam cũng vậy, trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm đến phát triển bền vững và đã xây dựng cho mình chiến lược, lộ trình để thực hiện. Tuy nhiên chỉ có số ít các doanh nghiệp lớn của Việt Nam thực hiện báo cáo ESG và có chiến lược, định hướng rõ ràng. Trong khi đa số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chưa biết phải bắt đầu từ đâu? làm thế nào để triển khai thực hiện ESG? Chính sách cho vấn đề này như thế nào? Chính phủ hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp khi thực hiện ESG…?
Để giúp doanh nghiệp có định hướng và cái nhìn cụ thể về ESG, ngày 29/11 Báo Đầu tư đã tổ chức tọa đàm “ESG-Chìa khóa cho phát triển bền vững”. Từ các ý kiến chia sẻ của các khách mời là các chuyên gia trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những định hướng rõ ràng hơn trong chiến lược phát triển của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu trong nước và quốc tế về phát triển xanh, phát triển bền vững.
Phát biểu tại tọa đàm Phó trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Patrick Haverman- chia sẻ: Cùng với sự gia tăng nhu cầu về việc tuân thủ các tiêu chuẩn ESG trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực đang ngày càng nỗ lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến ESG nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và hướng tới đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết tại COP 26.
![]() |
Thực hiện ESG là giải pháp và là chìa khóa để các doanh nghiệp phát triển bền vững |
“Chúng ta còn 28 năm để đạt Net Zezo, vậy doanh nghiệp phải có đóng góp như thế nào? Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình tìm hiểu ESG trong khi các doanh nghiệp quốc tế có kinh nghiệm, COP 27 buộc các công ty phải thực hiện chứ không còn là quảng cáo hay tiếp thị nữa. Quá trình chuyển đổi cần có thời gian và sự đầu tư. Tuy nhiên tôi tin rằng khoản đầu tư này sẽ được hoàn vốn trong tương lai”, ông Patrick Haverman chia sẻ.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam là có quá nhiều quy định, tiêu chí của ESG, các khái niệm và định nghĩa cũng không rõ ràng, doanh nghiệp không biết phải bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào trong khi vấn đề nhân sự cho ESG cũng là vấn đề nổi cộm không chỉ đối với doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả doanh nghiệp quốc tế, những công ty đa quốc gia.
Ông Nguyễn Chí Hiếu - Giám đốc Tư vấn các chương trình ESG, KPMG Việt Nam và Campuchia chia sẻ: Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy trên thế giới vấn đề môi trường luôn được các doanh nghiệp quan tâm, tiếp theo là vấn đề Xã hội thì quyền con người được nhắc đến nhiều còn Quản trị thì các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến các chỉ số chống tham nhũng, phân quyền và trách nhiệm của các thành viên trong bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp, bảo mật thông tin… những yếu tố này làm thu hút nhà đầu tư hơn.
“Trong các báo cáo ESG của các doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề Môi trường thì một số doanh nghiệp quan tâm giảm phát thải, một số khác lại không làm ảnh hưởng đến cộng đồng người dân hay bảo mật dữ, không đầu tư vào các lĩnh vực chính trị, các tiêu chí về ESG của các doanh nghiệp Việt đã ngày càng tiệm cận với quốc tế và chủ trương, chính sách của Chính phủ hơn…”, ông Hiếu chia sẻ.
Nhìn nhận về những khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp khi xây dựng và triển khai ESG, ông Bùi Trung Kiên, Phó chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư CMS Solar cho rằng: Yếu tố vốn là rất quan trọng đối với doanh nghiệp, và chi phí này cho ESG thì không hề nhỏ. Tuy nhiên lợi thế mà doanh nghiệp thực hiện ESG rất rõ ràng, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính với chính sách ưu đãi, tiếp cận và mở rộng thị trường thuận lợi cũng như tạo niềm tin với các nhà đầu tư hơn.
“Năm 2023, sẽ áp thuế phát thải các-bon, các doanh nghiệp muốn tiếp tục tham gia thị trường EU thì bắt buộc thải thực hiện. Như vậy ESG sẽ là giải pháp và là chìa khoán để các doanh nghiệp thành công tại thị trường quốc tế”, ông Kiên khẳng định
Liên quan đến vấn để chính sách, bà Nguyễn Thị Thanh Nga – Chuyên gia về Tăng trưởng xanh- Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: ESG là cách tiếp cận mà doanh nghiệp cần hướng tới trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Tăng trưởng Xanh, Kế hoạch tăng trưởng xanh với 10 định hướng và 8 giải pháp, khẳng định doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng.
Tuy nhiên có thể thấy ESG là phiên bản cập nhật để tiếp cận Net zezo, và có nhiều cách để doanh nghiệp tiếp cận. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp nên lựa chọn cho mình những tiêu chí phù hợp và dễ thực hiện đối với doanh nghiệp mình trước.
Dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đại diện AEON Việt Nam, bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ - Giám đốc Nhân sự, Truyền thông và Đối ngoại chia sẻ: Để thực hiện ESG chúng tôi đã phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; Xanh hóa hệ thống phân phối và phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững (kinh tế tuần hoàn đối với chất thải); thay đổi hành vi tiêu dùng và lối sống bền vững.
![]() |
Thay đổi hành vi tiêu dùng hướng đến sống Xanh sẽ giúp giảm phát thải C02 |
Với hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy ông Patrick Haverman cho rằng: Trước tiên doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và nghĩ xem làm thế nào để thúc đẩy sử dụng năng lượng, giảm tiêu hao năng lượng / đơn vị sản phẩm mới là vấn đề cốt lõi để doanh nghiệp thực hiện tốt ESG.
Đồng quan điểm trên ông Nick Wood Cố vấn cấp cao của FTI Consulting cho rằng, thực hiện ESG sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro. Hiện Việt Nam, châu Á đang là trung tâm của chuỗi cung ứng, để tham gia chuỗi cung ứng, doanh nghiệp phải thực thi ESG. Ở Việt Nam vẫn còn khoảng 20-30% năng lượng sử dụng lãng phí, vậy các doanh nghiệp ngay từ đầu hãy sử dụng năng lượng tiếp kiệm và hiệu quả. Tất nhiên Việt Nam cũng cần phải thay đổi cách tiếp cận trong chính sách từ khuyến khích sang thành các quy định mang tính pháp lý.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đồng Nai tập trung đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững

Frasers Property Việt Nam được SBTi công nhận các mục tiêu giảm phát thải nhà kính

Con đường đến Net Zezo của Việt Nam: Đầy chông gai và thách thức

GREENFEED Việt Nam vào bảng xếp hạng Top 100 Doanh nghiệp bền vững năm 2022

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam coi trọng phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu COP26
Tin cùng chuyên mục

Tín hiệu tích cực từ nỗ lực phát triển bền vững của GREENFEED Việt Nam

Việt Nam cần nỗ lực để đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030

Tập đoàn dược Boehringer Ingelheim đẩy mạnh sáng kiến phát triển bền vững

Airbus củng cố cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Năng suất lao động tại Việt Nam: Có cải thiện nhưng thiếu đồng đều

Bảo hiểm xã hội phối hợp với ngân hàng thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Dự án Eco-Fair góp phần tích cực giảm phát thải cacbon thông qua hệ thống thực phẩm bền vững ở Việt Nam

Hơn 3.600 tấn rác thải/ngày, Đồng Nai thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế rác

Liên kết công ty với các hộ tại làng nghề gỗ: Giảm rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững

Công bố báo cáo nghiên cứu về xây dựng và thực hiện cơ chế thử nghiệm tại Việt Nam

Năng lượng tái tạo là 1 trong 10 thành tựu của Việt Nam khi thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành xi măng

Sản xuất sạch: Doanh nghiệp nhỏ gặp khó về vốn và công nghệ

Phát triển bền vững - Trách nhiệm của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng

Vì sao ASEAN trở thành mảnh đất màu mỡ của đầu tư thương mại?

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh

Xây dựng thương hiệu cho nông sản: Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

Thúc đẩy tín dụng xanh

Dự kiến từ năm 2027 sẽ đưa vào khai thác đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội
