ESCO: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

ESCO - một mô hình kinh doanh đã và đang nổi lên trên thế giới như một công cụ quan trọng mở khóa đầu tư cho vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững... Tham khảo kinh nghiệp quốc tế, từ đó có cơ sở định hướng và hoạch định các cơ chế, chính sách... cho việc dự kiến phát triển thị trường ESCO tại Việt Nam trong tương lai là cần thiết.

Góc nhìn quốc tế về ESCO

Tăng trưởng kinh tế xanh mang lại nhiều lợi ích và hoàn toàn có thể thực hiện được. Thế giới, đã có những nền kinh tế đạt được cơ bản mục tiêu tăng trưởng không đi kèm với gia tăng phát thải, phần lớn nhờ vào sự gia tăng hiệu quả của việc sử dụng năng lượng. Chẳng hạn, ông Toby D.Couture - Giám đốc đến từ E3 Analytics - cho biết, nền kinh tế Bang California (Mỹ) kể từ năm 1990 đến nay đã tăng trưởng tổng cộng khoảng 80%, trong khi lượng phát thải khí nhà kính không thay đổi.

Một trong những mô hình kinh doanh đã góp phần cho California - Mỹ đạt được kết quả trên, đó là ESCO. Mô hình này đã xuất hiện tại Hoa Kỳ đầu những năm 1980, dựa trên công thức “tiết kiệm chia sẻ (chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro)”. Tức là, công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) sử dụng vốn để đầu tư và “chia sẻ” khoản giá trị năng lượng tiết kiệm được với người thuê/hoặc chủ sở hữu tòa nhà. Năng lượng thực tế tiết kiệm được xác minh thường xuyên (hàng tháng hoặc hàng năm) và chia sẻ dựa trên một công thức thống nhất từ trước.

2912-vi-sao-tiet-kiem-dien-nang
Sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm là mục tiêu ESCO hướng tới. Ảnh minh họa

Giai đoạn đầu ESCO chủ yếu được các tổ chức công của Hoa Kỳ sử dụng (các tòa nhà chính phủ liên bang và địa phương) và đây được coi là một cách chia sẻ rủi ro với khu vực tư nhân (ví dụ rủi ro hoạt động, rủi ro giá cả…) và cắt giảm chi phí trả trước cho chính phủ. Nguyên tắc cơ bản của ESCO là năng lượng tiết kiệm được hàng năm phải đủ để trang trải các chi phí đầu tư hàng năm (chi phí dịch vụ vay nợ…). Theo thời gian, ESCO tại Hoa Kỳ đã phát triển vượt khỏi các mô hình “tiết kiệm chia sẻ” sang mô hình “tiết kiệm đảm bảo” (người thuê nhà hoặc chủ sở hữu tòa nhà được đảm bảo mức tiết kiệm năng lượng tối thiểu nhất định) và trở thành tiêu chuẩn ngành, áp dụng lan rộng sang khu vực tư nhân.

ESCO (Energy Service Company) là hình thức kinh doanh mà nhà đầu tư cung cấp toàn bộ các giải pháp từ khâu tư vấn, thiết kế, thi công - lắp đặt, vận hành cho đến vấn đề tài chính, quản lý dịch vụ cho hệ thống năng lượng tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng và thu tiền dựa trên hiệu quả tiết kiệm năng lượng do hệ thống này mang lại.

Kể từ năm 1990, hơn 80% các dự án ESCO của Hoa Kỳ đã đạt hoặc vượt trên mức tiết kiệm năng lượng mục tiêu. Đến năm 2017, thị trường ESCO tại Hoa Kỳ đã có doanh thu ước tính hàng năm từ 7-8 tỷ USD. Trong những năm gần đây, ESCO tại Hoa Kỳ đã phát triển ngày càng đa dạng, nhờ các chính sách ưu đãi về thuế hỗ trợ cho chi phí khấu hao, cho phép sử dụng năng lượng hiệu quả được ghi nhận “ngoại bảng”, tạo điều kiện phát triển các mô hình cho thuê và dịch vụ… Đồng thời, Chính phủ Mỹ đã “gương mẫu, đi đầu” công bố kết quả của việc đầu tư vào sử dụng năng lượng hiệu quả, nâng cao nhận thức xã hội, thông qua Chương trình Quản lý năng lượng Liên bang.

Còn tại Trung Quốc, ESCO bắt đầu phát triển giữa những năm 1990, khi nước này chú trọng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và các ngành công nghiệp. Từ 3 ESCO năm 1996, thị trường ESCO Trung Quốc đã phát triển nhanh trên phạm vị toàn quốc nhờ chủ trương cải thiện tỷ suất tiết kiệm năng lượng. Đến năm 2011, thị trường ESCO của Trung Quốc ước tính đạt 100 tỷ Nhân dân tệ (hơn 14 tỷ USD) và hiện nay ước tính đạt hơn 17 tỷ USD, chiếm khoảng 60% doanh thu thị trường ESCO trên toàn cầu.

3034-diennongthon1-1
Thi công đường dây truyền tải điện ở vùng cao. Ảnh minh họa

Trái ngược với Hoa Kỳ và các nước châu Âu, nơi phần lớn khách hàng của ESCO thuộc khu vực công (chính phủ), thì ở Trung Quốc có tới 90% khách hàng ESCO là khu vực tư nhân. Những yếu tố khiến ESCO ở Trung Quốc phát triển nhanh, đó là tính chiến lược của việc sử dụng năng lượng hiệu quả tăng dần từ năm 1990 - 2010 do Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 đã xếp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là ưu tiên số 1 trong phát triển kinh tế. Theo đó, Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách thuế và tài chính hỗ trợ ESCO. Từ năm 2011, các ESCO được Trung Quốc miễn 100% thuế trong 3 năm đầu và 50% từ năm thứ 4 đến năm thứ 6. Điều này đã tạo ra động lực lớn cho ESCO phát triển với số lượng tăng nhanh từ 2.800 năm 2010 lên 3.900 dự án vào năm 2011 tại Trung Quốc. Chính quyền địa phương Trung Quốc cũng đã đưa ra các chính sách hỗ trợ để đạt được các chỉ tiêu về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Nhờ động lực từ chính sách, các ESCO của Trung Quốc đã “phát triển như măng mọc sau mưa xuân” - theo đánh giá của IFC.

Tại Trung Quốc, hầu hết các dự án do ESCO được tài trợ có thời gian hoàn vốn tương đối ngắn chỉ từ 3 - 5 năm, do rủi ro hoạt động và rủi ro phá sản vẫn cao hơn so với ở châu Âu và Hoa Kỳ. Ngoài ra, các hợp đồng về tiết kiệm năng lượng cũng không đủ mạnh mẽ, hoặc không được luật pháp bảo vệ chặt chẽ. Một quy trình rõ ràng để giúp người cho vay (ngân hàng) thu hồi vốn sau khi doanh nghiệp phá sản vẫn chưa được xây dựng đầy đủ khi tài trợ. Hiện vẫn tồn tại những vấn đề liên quan đến niềm tin, thiếu kỹ năng kỹ thuật và thủ tục kiểm toán hoàn chỉnh để cho phép việc so sánh giữa các dự án ESCO với nhau và giữa ESCO trong các ngành khác nhau về tính hiệu quả...

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Tham luận tại Hội thảo “ESCO - Mô hình kinh doanh trong tương lai của Việt Nam…”, do Dự án Hỗ trợ kỹ thuật ngành năng lượng Việt Nam - EU (EVEF) phối hợp với Bộ Công Thương, tổ chức ngày 22/10/2020, tiến sỹ Nguyễn Thanh Quang - Công ty cổ phần Đầu tư công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương - nhận định: Tiềm năng cho ESCO phát triển là rộng mở do Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển với tốc độ khá cao kéo theo nhu cầu về năng lượng (hơi, nhiệt, điện) phục vụ sản xuất và tiêu dùng gia tăng. Chính sách của nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố về phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an toàn vận hành, không ô nhiễm môi trường...

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Nguyễn Thanh Quang, việc triển khai mô hình kinh doanh ESCO tại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, do sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, không liên tục và chưa có ý niệm về ESCO, thậm chí các doanh nghiệp không mong muốn tham gia ESCO vì sợ lộ bí mật kinh doanh, sợ phải có thêm đối tác không mong muốn… Ngay cả khi các ESCO đã hình thành, khó khăn vẫn có thể xảy ra sau khi ký hợp đồng bởi thông tin ban đầu các doanh nghiệp đưa không đầy đủ, thiếu chính xác; đầu tư ESCO nhiều nhưng lợi nhuận không cao; khi xảy ra tranh chấp hợp đồng ít khi ra trọng tài giải quyết và ESCO thường chịu thiệt; thủ tục pháp lý trong lĩnh vực năng lượng, điện… với doanh nghiệp còn phức tạp...

Để thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, phát triển thị trường ESCO tại Việt Nam trong tương lai, ông Toby D. Couture, cho rằng, một trong những kinh nghiệm từ thực tiễn quốc tế cho thấy, yếu tố đào tạo kỹ năng chuyên sâu cho lĩnh vực này là rất quan trọng. Đồng thời, Chính phủ cần phải gương mẫu đi đầu và đầu tư vào các ESCO, các dịch vụ sử dụng năng lượng hiệu quả; tổng hợp và giới thiệu, phổ biến dữ liệu về tiết kiệm năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành khác nhau, hỗ trợ nâng cao nhận thức. Đảm bảo sự bảo vệ bằng pháp luật đối với các hợp đồng ESCO có hiệu suất năng lượng. Có chính sách hỗ trợ về tài chính (bảo lãnh khoản vay và các ưu đãi về thuế…) nhằm tạo động lực giúp thúc đẩy sự phát triển ESCO.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.

Tin cùng chuyên mục

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động