Theo đó, Deutsche Bank AG đã được ủy nhiệm làm cố vấn cơ cấu nợ của ECV và sau đó trở thành người thu xếp chính trên toàn cầu đối với tất cả các khoản tài trợ nợ cần thiết của dự án.
Ông David Lewis, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành ECV cho biết - Việt Nam gần đây đã thực hiện các cải cách chính sách để khuyến khích sự tham gia của tư nhân cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn của mình trong thập kỷ tới và mô hình tài trợ định hướng thị trường của ECV có thể mang lại đầu tư bền vững.
“Bằng cách hợp tác với Deutsche Bank, ngân hàng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc cung cấp các giải pháp cấu trúc vốn chiến lược và huy động các nguồn vốn tài trợ trên quy mô toàn cầu, ECV có vị thế tốt để xây dựng một khuôn khổ nền tản dài hạn cho sự đầu tư tư nhân trong lĩnh vực hạ tầng năng lượng tại Việt Nam”, ông David Lewis, chia sẻ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã ban hành chỉ thị bổ sung dự án của ECV vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia của Việt Nam. Bộ Công Thương (MOIT) được giao nhiệm vụ trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch cập nhật cho các năm 2021-2030 vào tháng 10 năm 2020.
Giám đốc điều hành của Deutsche Bank Việt Nam, Huỳnh Bửu Quang cho biết -Deutsche Bank rất vui được hỗ trợ ECV cho dự án năng lượng quốc gia quan trọng này, giúp tăng cường đa dạng hóa và an ninh năng lượng của Việt Nam. Trong quá trình xây dựng, dự án sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế có giá trị cho tỉnh Bình Thuận, tạo ra nhiều việc làm và cơ hội kinh doanh mới cho cộng đồng trong khu vực, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng đáng tin cậy để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ổn định cho Việt Nam sau khi hoàn thành.
Maius GmbH được chọn là đơn vị cố vấn cơ cấu và tài chính dự án của Thụy Sĩ, tư vấn cho ECV về việc cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu cũng như giảm thiểu rủi ro của dự án LNG Kê Gà. Đây được xem là giải pháp tích hợp độc đáo giữa các công ty bảo hiểm và nhà tài chính để giảm và chia sẻ rủi ro, do đó đảm bảo giảm đáng kể rủi ro dự án và chi phí tài chính.
Dự án điện tư nhân với nhiều giai đoạn, sẽ kết nối thông qua đường ống dẫn ngầm tới một đơn vị lưu trữ và chuyển đổi LNG nổi ngoài khơi (FSRU) để nhập khẩu LNG. Giai đoạn I của dự án đang dự kiến có Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối năm 2021 và phân phối vận hành thương mại (COD) vào năm 2025. Dự án sẽ tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn LNG mỗi năm (tấn / năm), với khả năng tăng tiêu thụ phản ánh các giai đoạn phát triển tiếp theo và các cơ hội mà điều kiện thị trường tạo ra.
ECV là một công ty tổ chức và phát triển dự án có trụ sở tại Hoa Kỳ được thành lập để làm nền tảng cho đầu tư tư nhân vào Việt Nam. Dự án điện khí LNG Kê Gà được ECV và UBND tỉnh Bình Thuận ký Bản ghi nhớ đầu tư tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Bình Thuận 2019. Liên doanh nhà đầu tư gồm ECV (Mỹ), Tập đoàn KOGAS (Hàn Quốc) và Tập đoàn Excelerate (Mỹ). Dự án có công suất thiết kế 3.600 MW với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD dự án được đặt tại xã Tân Thành và Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (gần mũi Kê Gà), đường dây truyền tải được nhà đầu tư đề xuất xây dựng và dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2028. |