Đường Hồ Chí Minh: 5 khóa Quốc hội chưa được thông tuyến

Đại biểu quốc hội lo ngại khi tuyến đường Hồ Chí Minh qua 5 khóa Quốc hội chưa được thông tuyến.
Khơi dậy tiềm năng tuyến đường Hồ Chí Minh Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại dọc tuyến đường Hồ Chí Minh Đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh

5 khóa Quốc hội chưa được thông tuyến

Chiều 6/6, phát biểu thảo luận ở hội trường Quốc hội về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo, đại biểu Trần Văn Tiến - đoàn Vĩnh Phúc bày tỏ quan điểm lo ngại khi tuyến đường mang tên Bác qua 5 khóa Quốc hội chưa được thông tuyến, chưa rõ đến thời gian nào mới hoàn thành để thông tuyến từ Pác Bó đến Đất Mũi?

đại biểu Trần Văn Tiến - đoàn Vĩnh
Đại biểu Trần Văn Tiến - đoàn Vĩnh Phúc

Đại biểu Trần Văn Tiến cơ bản đồng tình với Tờ trình Chính phủ, tuy nhiên, theo ông, đến nay vẫn còn một số dự án thành phần giải phóng mặt bằng chưa xong, việc cắm mốc lộ giới chậm 2 năm so với Nghị quyết của Quốc hội, tiến độ hoàn thành dự án không đạt so với Nghị quyết.

Đại biểu Trần Văn Tiến nhìn nhận, cần tiếp tục đầu tư đường cao tốc theo quy hoạch đã có chủ trương giai đoạn sau năm 2035 căn cứ vào quy hoạch nguồn lực và nhu cầu giao thông đầu tư khoảng 634 km đường cao tốc.

Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn để đầu tư hoàn thành tuyến đoạn tuyến Cổ Tiết đi Chợ Bến Lại 87,5km trong giai đoạn 2021-2025 với quy mô 2 làn xe để đảm bảo tuyến đường Hồ Minh được thông tuyến và để hoàn thành và thông tuyến trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV”- đại biểu đề xuất.

Đồng quan điểm, đại biểu Mai Văn Hải – đoàn Thanh Hóa cho rằng, không thể để tuyến đường mang tên Bác kéo dài tiến độ thêm nữa. Cơ bản thống nhất với báo cáo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, đại biểu Mai Văn Hải nêu rõ, đây là tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an ninh.

Cần giải trình rõ về vốn đầu tư để không lỡ nhịp

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé - đoàn Kiên Giang cho hay, đường Hồ Chí Minh là công trình giao thông quốc gia rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Đại biểu chỉ ra, cho đến nay, con đường đã hoàn thành 86,1% kế hoạch, vận hành cùng mạng lưới giao thông toàn quốc, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhất là những vùng khó, những vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng đồng bào dân tộc đang sinh sống mà dự án đi qua. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 66 của Quốc hội khóa XIII, đã quyết định lộ trình thông toàn tuyến đường này vào năm 2020, song đến nay vẫn còn 171 km chưa đầu tư, đồng nghĩa với việc chưa thực hiện xong Nghị quyết 66 của Quốc hội khóa XIII.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé kỳ vọng, kỳ họp này Quốc hội có sự quyết tâm, đồng thuận cao với nội dung mà Chính phủ trình xin chủ trương tiếp tục đầu tư để thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh trong nhiệm kỳ này. Đại biểu thống nhất đưa nội dung này vào Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

“Để đảm bảo tính khả thi, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đề nghị Chính phủ cần giải trình rõ về nguồn lực bố trí đầu tư, thời hạn bố trí vốn để dự án này để không lỡ nhịp lần nữa”- đại biểu kiến nghị.

Vị đại biểu này cũng cũng kiến nghị Chính phủ có kế hoạch bố trí vốn đầu tư duy tu, sửa chữa, nâng cấp một số đoạn đường của đường Hồ Chí Minh đi chung với một số quốc lộ khác đã xuống cấp hoặc những đoạn đường đầu tư đã lâu nay bị hư hỏng nhằm phát huy tốt hơn, hiệu quả hơn trong thực thi nhiệm vụ là mở đường cho kinh tế phát triển.

Quyết liệt giải pháp thực hiện dự án đúng tiến độ

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu tiếp thu và giải trình một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ Giao thông và Vận tải nhấn mạnh, đường Hồ Chí Minh là con đường đặc biệt nên Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 38/2004/NQ-QH11, Nghị quyết số 66/2013/QH13; Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, trong đó có Bộ Giao thông vận tải đã rất quyết liệt triển khai thực hiện.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải việc chậm tiến độ dự án đường Hồ Chí Minh
Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải Nguyễn Văn Thể lý giải việc chậm tiến độ dự án đường Hồ Chí Minh

Về nguyên nhân chậm tiến độ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết giai đoạn từ năm 2000-2010, tiến độ triển khai dự án rất tốt. Tiếp đó, giai đoạn 2011-2015 được bố trí nguồn lực rất lớn, nhưng thời điểm đó xảy ra khủng hoảng kinh tế, Chính phủ ban hành nghị quyết để dừng, giãn nhiều dự án nhằm kiểm soát lạm phát. Vì thế, giai đoạn 2011-2015 hầu như các dự án lớn, trong đó có dự án đường Hồ Chí Minh phải dừng, giãn để kiềm chế lạm phát và trong 5 năm này hầu như không thực hiện được.

Giai đoạn 2016 đến 2020, chủ trương khởi động lại những dự án dang dở, dừng giãn và tập trung dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 1 và nhiều dự án trọng điểm. Nhưng nguồn lực dành cho dự án đường Hồ Chí Minh và các dự án dang dở giai đoạn này cũng rất ít nên không đủ nguồn lực thực hiện. Một trong những nguyên nhân chậm tiến độ nữa là đường Hồ Chí Minh là con đường đi qua địa hình phức tạp, khu vực địa chất khó khăn... Do đó, trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn, nhất là công tác giải phóng mặt bằng…

Về giải pháp khắc phục, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định các dự án đường cao tốc hiện nay thực hiện theo Luật Đầu tư công, đã bố trí đủ nguồn lực, chứ không như giai đoạn trước đây là bố trí nguồn lực theo khả năng, theo giai đoạn. Do đó, những dự án đủ vốn mới triển khai và với sự quyết liệt của Chính phủ và địa phương.

Tự lệnh ngành Giao thông tin tưởng sắp tới dự án đường Hồ Chí Minh nói riêng và các dự án khác sẽ thực hiện đúng tiến độ.

Hiện đã bố trí vốn cho các đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Ninh Thuận với nguồn vốn hơn 4.400 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải mong muốn các địa phương đồng hành, xong trước giải phóng mặt bằng, đảm bảo hoàn thành dự án trước năm 2025.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ, Quốc hội xây dựng kế hoạch giai đoạn 2026-2030 tập trung nguồn lực cho đường Hồ Chí Minh, nhất là những đoạn có quy hoạch cao tốc để nâng cấp. Đối với đoạn đường còn lại, cố gắng bố trí kinh phí để nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu.

Bộ trưởng tiếp thu ý kiến đại biểu sẽ quan tâm đặc biệt đến đường ngang kết nối đường cao tốc, kết nối đường Hồ Chí Minh với các trục lộ khác để phát huy đồng bộ hệ thống giao thông” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long kiểm tra tình hình lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long kiểm tra tình hình lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Chiều 9/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về công tác ứng phó thiên tai, do hoàn lưu bão số 3...
Đề nghị Philippines ủng hộ Việt Nam trong việc gỡ

Đề nghị Philippines ủng hộ Việt Nam trong việc gỡ 'thẻ vàng' với xuất khẩu thủy sản

Bộ Quốc phòng Việt Nam đề nghị Philippines tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc gỡ bỏ 'thẻ vàng' đối với xuất khẩu thủy sản từ Ủy ban châu Âu (EC).
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị nghiên cứu cấm cầu Trung Hà (tỉnh Phú Thọ)

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị nghiên cứu cấm cầu Trung Hà (tỉnh Phú Thọ)

Chiều ngày 9/9, tại hiện trường cầu Phong Châu sập, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương yêu cầu tỉnh Phú Thọ nghiên cứu cấm cầu Trung Hà nối với Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác với Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác với Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác với Liên bang Nga trên tất cả các kênh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sắp thăm chính thức Liên bang Nga

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sắp thăm chính thức Liên bang Nga

Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, từ ngày 11-12/9 tới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ thăm chính thức Liên bang Nga.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão

Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão

Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh cảnh báo tình trạng Fanpage mạo danh Hội Chữ thập đỏ Quảng Ninh lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão.
Thủ tướng quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 05 địa phương khắc phục bão số 3

Thủ tướng quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 05 địa phương khắc phục bão số 3

Ngày 9/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 943/QĐ-TTg về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga

Sáng 9/9/2024 (giờ địa phương), tại Thủ đô Moskva, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo khẩn khắc phục hậu quả sập cầu Phong Châu

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo khẩn khắc phục hậu quả sập cầu Phong Châu

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện khẩn yêu cầu các lực lượng chức năng khắc phục sự cố, tìm kiếm cứu nạn sau vụ việc sập cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi người dân bị ảnh hưởng của bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi người dân bị ảnh hưởng của bão số 3

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu nội dung thư thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique

Sáng 9/9, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi tiến hành hội đàm.
Bộ Chính trị chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3

Bộ Chính trị chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp của Bộ Chính trị để cho ý kiến và chỉ đạo những việc cần làm để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu đánh giá nguyên nhân sập cầu Phong Châu

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu đánh giá nguyên nhân sập cầu Phong Châu

Ngay sau khi nhận tin báo vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ, sáng nay (9/9) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.
Vụ sập cầu Phong Châu: Nhân chứng kể lại phút giây kinh hoàng, cố gắng giành giật sự sống

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhân chứng kể lại phút giây kinh hoàng, cố gắng giành giật sự sống

Thời điểm vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) xảy ra, một số nạn nhân đã may mắn thoát chết trong gang tấc.
Thủ tướng: Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thủ tướng: Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Sáng 9/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV.
Vụ sập cầu Phong Châu: Cử tri từng kiến nghị đầu tư thay thế

Vụ sập cầu Phong Châu: Cử tri từng kiến nghị đầu tư thay thế

Trước khi cầu Phong Châu sập, vào năm 2022, cử tri Phú Thọ từng có kiến nghị thay thế cây cầu này. Bộ Giao thông vận tải đã có ý kiến về việc này.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ

Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
Tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế và giảm qua các năm

Tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế và giảm qua các năm

Sáng 9/9,Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến năm 2023” làm việc với Chính phủ.
Phát lệnh báo động số 1 trên hệ thống sông Thái Bình

Phát lệnh báo động số 1 trên hệ thống sông Thái Bình

Do ảnh hưởng của bão số 3, thượng nguồn và trên địa bàn Hải Dương những ngày qua có mưa to, trên diện rộng nên lũ trên hệ thống sông Thái Bình đang lên nhanh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique

Sáng 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ đón Tổng thống Mozambique và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Công an điều động, phân công nhiều chức danh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Công an điều động, phân công nhiều chức danh

Tuần qua, Bộ Chính trị, Bộ Công an cùng nhiều bộ, ngành, địa phương đã điều động, phân công nhiều nhân sự chủ chốt.
Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường tỉnh khác

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường tỉnh khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo hỗ trợ Quảng Ninh 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa bão. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh xin được tự chủ ngân sách.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 10/10 nhà máy phát điện ở Đông Bắc đã có thể cấp điện trở lại

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 10/10 nhà máy phát điện ở Đông Bắc đã có thể cấp điện trở lại

Tối ngày 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Lãnh đạo TP. Hải Phòng về công tác khắc phục bão số 3.
Công điện của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về tăng cường giám sát, kiểm tra thị trường sau bão số 3

Công điện của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về tăng cường giám sát, kiểm tra thị trường sau bão số 3

Chiều tối ngày 8/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký công điện về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị có cơ chế hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục sớm hậu quả bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị có cơ chế hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục sớm hậu quả bão số 3

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Tỉnh uỷ Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ Quảng Ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động