Các ngân hàng châu Âu đang đối diện với lệnh trừng phạt? Vì sao nhiều tập đoàn phương Tây không nỡ ''chia tay'' Nga? Ukraine đối mặt vấn đề nghiêm trọng; ông Putin cảnh báo gay gắt phương Tây |
Thương mại của Nga đã chịu tác động nghiêm trọng kể từ khi nước này phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022, do cấm vận từ các nước phương Tây. Cơ quan tư vấn năng lượng của Phần Lan CREA, cho biết các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Nga khiến Moscow ước tính thiệt hại khoảng 34 tỷ Euro vào năm 2023, với hầu hết thiệt hại.
Vào tháng này, sau khi xuất khẩu khí đốt của Nga giảm một nửa do xung đột leo thang với Ukraine, “ông lớn” trong ngành dầu khí Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ 7 tỷ USD. Nga cũng phải đối mặt với tình trạng tăng giá đáng kể đối với các loại hàng nhập khẩu bị trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu.
Trong xung đột Nga - Ukraine đang thay đổi bối cảnh trật tự thương mại toàn cầu, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) lại là nước được hưởng lợi lớn. Đặc biệt, thủ đô Dubai của quốc gia này đang trở thành điểm đến tiềm năng cho các công ty quốc tế có nguồn nhân lực là người Nga, do lệnh cấm nhập cảnh của nhiều nước phương Tây.
Trung tâm Thương mại Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. |
Tuy vậy, ngành thương mại năng lượng của quốc gia này đang đứng trước nhiều rủi ro. Được biết, UAE đang là đối tác thương mại dầu mỏ hàng đầu của nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông, khi có tới 3000 công ty năng lượng của UAE đã đăng ký kinh doanh tại Trung tâm Đa hàng hóa Dubai kể từ khi mới thành lập. Thế nhưng UAE cùng nhiều quốc gia khác đang bị Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh tạo áp lực do có giao dịch với Nga.
Cụ thể, Mỹ đã nhắm mục tiêu vào các ngân hàng quốc tế tài trợ cho các giao dịch thương mại với Nga. Còn Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty kinh doanh dầu mỏ Paramount Energy & Commodities DMCC có trụ sở tại Dubai. Trong khi đó, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phản đối việc loại UAE khỏi “danh sách xám” gồm các quốc gia có nguy cơ cao của EU, cáo buộc nước này đã trốn tránh các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Tuy vậy, theo ông Hamad Buamim - Chủ tịch Phòng thương mại Dubai, những hành động cấm vận này có ảnh hưởng không đáng kể, đặc biệt là với UAE. Chia sẻ với Financial Times, ông Hamad Buamim nói: “Trên thực tế, một phần của thế giới không thể hoàn toàn kiểm soát nền kinh tế toàn cầu, vì vậy các biện pháp trừng phạt đơn phương thường kém hiệu quả. Ví dụ, khi xét về xung đột Nga-Ukraine, phương Tây có thể thấy các lệnh trừng phạt có tác dụng, nhưng các nước khác thì không. Chúng tôi không coi các lệnh trừng phạt là một công cụ để tạo ra bất kỳ tác động nào. Chúng chỉ đang làm cho thương mại toàn cầu phức tạp hơn và ảnh hưởng đến thế giới.”
Chủ tịch Phòng thương mại Dubai cũng cho biết, các lệnh trừng phạt đối với Nga không có ảnh hưởng đến UAE, mặc dù thừa nhận nó đã đem lại cho Dubai nhiều cơ hội mới.
Ông Hamad Buamim nói: “Sự tăng trưởng kinh tế của chúng tôi không chỉ được thúc đẩy bởi Nga, mà còn đến từ Thụy Sĩ và từ các nước khác. Họ thấy rằng Dubai có cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận thị trường Trung Đông và lập trường trung lập về chính trị.”
Cho đến nay, UAE và các quốc gia vùng Vịnh nói chung đã cố gắng duy trì quan điểm trung lập, chẳng hạn như “không thân Mỹ, không chống Trung Quốc”. Tuy nhiên, điều này ngày càng trở nên khó duy trì hơn khi Mỹ bắt đầu yêu cầu các nước lựa chọn phe.
Nhận xét về điều này, ông Buamim nói: “Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc không còn là vấn đề giữa hai quốc gia, mà là một thách thức đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chủ nghĩa bảo hộ hiện là ưu tiên hàng đầu của các chính trị gia. Đáng tiếc rằng điều này đang dẫn đến những quyết định có thể không có lợi cho nền kinh tế toàn cầu.”
Mặc dù vậy, Chủ tịch Phòng thương mại Dubai vẫn lạc quan về nền kinh tế toàn cầu trong tương lai. Kết thúc buổi phỏng vấn với tờ Financial Times, ông nói: “Các lệnh trừng phạt có thể làm chậm phát triển kinh tế của một quốc gia, nhưng không bao giờ ngăn chặn được nó. Thương mại tiếp tục diễn ra, nhưng mà diễn ra theo một cách khác.”