10/08/2022 23:34
Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

10/08/2022 23:34

Với tình yêu nghề, những nghệ nhân làng tơ lụa Mã Châu xứ Quảng đang nỗ lực hồi sinh ngành lụa tơ tằm truyền thống quê hương, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

Làng lụa Mã Châu (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) là một làng nghề có tuổi đời đã hơn 600 năm. Theo người dân địa phương kể lại, từ khi cô thôn nữ hái dâu trở thành Hoàng hậu, bà chăm lo con dân và dạy cho khắp nơi nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Cũng từ đó, vùng Duy Xuyên và Điện Bàn ngày càng phát triển thịnh vượng nghề truyền thống này. Theo thời gian, ngành nghề truyền thống này đang mai một dần. Nhưng những người thợ dệt còn yêu nghề đang nỗ lực phục hưng làng lụa tơ tằm Mã Châu, mong muốn đưa sản phẩm đi xa hơn và thương hiệu được nhiều người biết tới hơn…

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

Ông Trần Hữu Phương (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) là một trong những nghệ nhân gạo cội của làng lụa tơ tằm Mã Châu. Với tình yêu nghề và quyết tâm đưa ngành lụa tơ tằm truyền thống địa phương vươn xa trên thị trường, ông và gia đình đang ngày một nỗ lực hồi sinh sản phẩm lụa tơ tằm Mã Châu có tuổi đời hơn 600 năm tuổi này.

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xaÔng Phương chia sẻ, nghề lụa truyền thống Mã Châu đã từng hưng thịnh trong hàng trăm năm qua, nhưng từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi tình hình xã hội phát triển, người trẻ không còn mặn mà với nghề truyền thống thủ công của quê hương, còn những người lớn tuổi trong làng thì dần bỏ nghề đi làm nông và những ngành nghề khác, vì những sản phẩm làm ra không có chỗ đứng bởi những sản phẩm tơ lụa công nghiệp hiện đại khác trên thị trường.

Vì vậy, các hộ gia đình, hợp tác xã tơ lụa dần giải thể, việc trồng dâu nuôi tằm cũng vì thế mà mai một đi, lụi tàn dần. Năm 2017, Hợp tác xã tơ lụa Mã Châu cũng đành giải thể, duy chỉ còn Công ty TNHH Mã Châu của ông Phương vẫn gắng gượng duy trì.


Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xaLúc này, sản phẩm lụa Mã Châu gần như “vô danh” trên thị trường, bởi vì những người dân huyện Duy Xuyên như ông Phương cũng chỉ dệt hàng thô rồi phân phối cho khắp các làng nghề, công xưởng, doanh nghiệp từ Bắc tới Nam tiếp tục gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh để bán ra thị trường.

Vì thế lụa tơ tằm Mã Châu dù chất lượng vẫn rất tốt nhưng về thương hiệu đã mai một, chẳng ai còn nhớ tới cái tên của làng nghề lụa tơ tằm truyền thống xứ Quảng này nữa. Và đời sống kinh tế những nghệ nhân vẫn cứ bấp bênh.


Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

Đứng trước những khó khăn, trăn trở ấy, chị Trần Thị Yến
- con gái ông Phương đã từ bỏ ước mơ của riêng mình khi cất tấm bằng Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng) để về quê cùng cha phục hưng ngành lụa truyền thống quê hương.

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa







Những dải lụa Mã Châu dù thành phẩm vẫn đạt chất lượng cao như ngày nào, nhưng không thể cạnh tranh nổi so với những sản phẩm công nghiệp khác đang tràn lan trên thị trường. Vì vậy, chị Trần Thị Yến đã làm một “cuộc cách mạng về lụa tơ tằm Mã Châu” khi đẩy mạnh khâu quảng bá, xây dựng thương hiệu, tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Trong thời đại công nghệ số, làng lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu đã sử dụng công nghệ thông tin truyền thông để quảng bá sản phẩm thông qua các kênh thương mại trực tuyến như sàn thương mại điện tử Quảng Nam, các chương trình, điểm bán do Sở Công Thương hỗ trợ và thông qua các trang mạng xã hội, website của chính làng nghề.


Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xaNhững người làm lụa tơ tằm Mã Châu đã bày bán sản phẩm khắp các diễn đàn, trang mạng xã hội cũng như trang thương mại điện tử, đồng thời bày bán trực tiếp sản phẩm tại TP. Hội An và Quảng Nam.

Qua thời gian, lụa tơ tằm Mã Châu nổi tiếng xứ Quảng ngày càng chiếm được sự tin yêu của khách hàng vì đây là loại sản phẩm được dệt từ tự nhiên. Nhiều khách hàng từ khắp các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã bắt đầu tìm đến với lụa Mã Châu.

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

Từ khi đưa lên các kênh thương mại điện tử, sản phẩm lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu đã được nhiều khách hàng từ khắp Việt Nam biết tới, sản lượng tiêu thụ tăng lên rất nhiều. Người tiêu dùng cũng dễ dàng mua sản phẩm từ xa, làng lụa tơ tằm Mã Châu có được đầu ra tốt cho sản phẩm.

Đây được xem là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh mới, thông qua những phương thức ấy, làng lụa tơ tằm Mã Châu đã giảm được rất nhiều chi phí trực tiếp, quảng bá tốt hơn đến rộng khắp khách hàng trong cả nước.

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa
Xác định yếu tố con người là chìa khóa trong công cuộc phục dựng lại ngành lụa Mã Châu truyền thống Quảng Nam, những nghệ nhân làng lụa Mã Châu đã mở lớp truyền nghề cho học viên, kêu gọi những nghệ nhân cũ cùng làm lại khung cửi, chung tay khôi phục nghề truyền thống quê hương đang dần mai một đi.

Nhưng cũng rất khó để người dân từng sống bằng nghề này quay trở lại hoạt động sản xuất, bởi vì không đảm bảo được đời sống kinh tế nên họ mới cắn răng bỏ nghề mà tổ tiên gìn giữ bao đời.

Vì vậy, điều đầu tiên mà Công ty TNHH Mã Châu của ông Phương làm là phải đảm bảo được rằng nghề lụa Mã Châu sẽ ngày một phát triển, đời sống thợ thủ công được đảm bảo, thậm chí có thể làm giàu từ nghề lụa.

Câu chuyện đảm bảo đời sống cho thợ thủ công làng nghề lụa tơ tằm mã Châu đã được chứng minh khi dịch bệnh Covid-19 ập đến bất chợt, hàng trăm ngàn công nhân ngành may mặc phải nghỉ việc nhưng Công ty TNHH Mã Châu của ông Phương vẫn duy trì ổn định, tạo công ăn việc làm cho khoảng 100 lao động.

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

Tỉnh Quảng Nam đang định hướng phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, do đó địa phương cũng đã xác định những làng nghề truyền thống và các ngành nghề cần thiết phải được bảo tồn và phát huy, gắn với việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch gắn với bản sắc văn hóa để từ đó xây dựng các cơ chế, chính sách kết hợp giữa phát triển ngành nghề với phát triển du lịch một cách phù hợp nhất.

Trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia: Quảng Nam – Điểm đến du lịch xanh, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 nhằm tạo cơ hội cho các làng nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi, các chủ thể sản phẩm nghề được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối cung cầu. Làng lụa tơ tằm Mã Châu đã được tỉnh Quảng Nam lựa chọn là một trong những làng nghề truyền thống tiêu biểu để biểu diễn quá trình sản xuất sản phẩm lụa tơ tằm nổi tiếng này.

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

Đối với những làng nghề truyền thống thủ công như làng lụa tơ tằm Mã Châu, đây là cơ hội rất tốt để gắn kết du lịch và trải nghiệm tham quan cho du khách. Việc tái hiện bến đò tơ và đón du khách đi bằng đường sông nước, trực tiếp tham quan việc trồng dâu nuôi tằm, đồng thời có khu trưng bày, quảng bá sản phẩm ngay tại làng nghề sẽ là một trong những bước khởi đầu thuận lợi cho việc hồi sinh làng nghề truyền thống 600 năm tuổi.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội để khách du lịch trong và ngoài nước biết tới những làng nghề sản xuất truyền thống tại Quảng Nam. Ngoài ra, đây cũng là một sự công nhận độ uy tín về nguồn gốc của sản phẩm để mọi người an tâm lựa chọn, sử dụng sản phẩm; là một cơ hội tốt để du khách, bạn hàng biết tới thương hiệu làng lụa tơ tằm Mã Châu, vừa tiết kiệm chi phí truyền thông, đồng thời sự lan tỏa cũng xa hơn, sâu hơn.

Hiện sản phẩm khăn lụa tơ tằm Mã Châu đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, đây là một trong những bước đầu khẳng định sự uy tín về chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm của làng lụa tơ tằm nổi tiếng xứ Quảng. Trong tương lai, sản phẩm lụa tơ tằm Mã Châu sẽ được xây dựng, phát triển để vươn xa hơn không chỉ ở thị trường trong nước mà hướng tới xuất khẩu.

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh, một số vấn đề được đặt ra trong việc phát triển làng nghề, thứ nhất là những nghệ nhân tuổi cao, sức yếu nhưng việc truyền lại nghề gặp nhiều khó khăn vì thế hệ trẻ hiện nay có xu hướng tiếp cận các công nghệ hiện đại.

Thứ hai là các ngành nghề cũng manh mún, phân tán ở trong các khu vực dân cư, do đó để hình thành một quần thể có đầy đủ các yếu tố về nghề truyền thống gắn với văn hóa, phong tục, bản sắc của từng địa phương đang ngày càng bị mai một đi.

Vấn đề thứ ba là các vật liệu, nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất các sản phẩm nghề có những khó khăn nhất định, đặc biệt là việc thiết kế những mẫu mã phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hiện nay.

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

Theo đó, việc khôi phục, phát triển của làng nghề truyền thống Quảng Nam - trong đó có Làng lụa Mã Châu không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu ở nông thôn mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội của cư dân xứ Quảng, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa

Có thể bạn quan tâm

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Phát triển khu công nghiệp xanh sẽ tăng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu nhưng quá trình chuyển đổi còn nhiều rào cản thể chế, hạ tầng và tín dụng.
Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong cả nước sẽ nghiên cứu khảo sát đầu tư vào công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với tổng vốn hàng chục nghìn tỷ đồng.
Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của riêng tỉnh Quảng Nam, mà cần các địa phương phối hợp.