Dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi): Nhiều điểm “ngáng chân” doanh nghiệp

Dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi) vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến, sửa đổi và bổ sung một số điều, tuy nhiên, dự thảo này đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Theo đánh giá của một số chuyên gia, nếu bộ luật này được thông qua sẽ trở thành rào cản hoặc “ngáng chân” sự tăng trưởng sản xuất, giảm kim ngạch xuất khẩu và đời sống của người lao động (LĐ) sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và trước hết.

Nhiều điểm nghẽn

Tại Hội thảo “Dự thảo Bộ Luật LĐ (sửa đổi): Những tác động bất lợi và kiến nghị” diễn ra ngày 18/9, bà Trần Thị Lan Anh – Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Văn phòng giới sử dụng LĐ – cho rằng, lợi ích quốc gia sẽ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở cả trong và ngoài phạm vi lãnh thổ khi thông qua Dự thảo Bộ Luật LĐ mới.

du thao bo luat lao dong sua doi nhieu diem ngang chan doanh nghiep

Cụ thể, Chính phủ phải đối phó với việc giảm kim ngạch xuất khẩu do năng lực cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp (DN) Việt. Do các DN này phải gánh thêm những gánh nặng về chi phí nhân công, tăng bảo hiểm xã hội, tăng chi phí và cơ chế hỗ trợ cho nhiều tổ chức đại diện LĐ tại cơ sở khi Bộ Luật LĐ mới được ban hành theo Dự thảo tháng 8/2019. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước cũng phải nỗ lực xử lý vấn đề thất nghiệp gia tăng, chi phí bảo hiểm thất nghiệp tăng và việc cắt giảm LĐ hàng loạt do nhiều DN không thể trụ nổi dưới những tác động của các quy định trong Dự thảo Bộ Luật LĐ mới.

Chẳng hạn như: Tập đoàn Samsung tại Việt Nam hiện quản lý hàng trăm nghìn LĐ, nhưng với xu hướng giảm giờ làm việc bình thường, giới hạn thời gian làm thêm và tăng lương lũy tiến giờ làm thêm, có thể khiến một tháng Samsung mất thêm 2 triệu USD và một năm mất hơn 20 triệu USD, gây thiệt hại lớn cho DN cũng như bất ổn cho hoạt động sản xuất. Chính những áp lực này sẽ khiến DN có khả năng chuyển nhà máy sang quốc gia khác, dẫn đến tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia giảm đi, kéo theo các chuỗi DN cung ứng cho Samsung tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn, không còn khả năng để duy trì hoạt động.

Hay đối với ngành dệt may, da giày – những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn đều mang “tính mùa vụ”, thời gian làm việc là 48 giờ/tuần như hiện nay, các máy móc, thiết bị trong nhà máy vận hành vẫn có thể đảm bảo công suất, tuy nhiên nếu giảm còn 44 giờ/tuần sẽ làm cho nhà máy chạy dưới công suất, hoạt động cầm chừng và khiến cho họ không còn lợi nhuận.

Ông Bùi Đức Thịnh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP May sông Hồng – cho rằng, “Tay làm hàm nhai, tay ngừng làm, hàm ngừng nhai. Nếu giảm thời gian việc làm từ 48 giờ xuống còn 44 giờ/tuần thì các DN sẽ không đủ tiền để chi trả phần lương vượt trội thời gian”.

Hơn nữa, vào mùa vụ thu hoạch/khai thác là thời điểm hầu hết các DN đều thực hiện quá số giờ làm thêm quy định. Theo ông Bùi Đức Thịnh, bất cập hiện hành còn chưa được khắc phục thì nay nếu quy định về thời gian làm thêm giảm 44 giờ/tuần có hiệu lực thi hành thì chắc chắn DN sẽ tiếp tục vi phạm.

Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam có nhiều hoạt động kinh tế đa dạng, không chỉ lao động đơn giản mà ngay cả LĐ có trình độ cao, có tính kết nối LĐ những khu vực có múi giờ chênh lệch thì nhu cầu làm thêm cũng rất cao. Theo ông Nguyễn Hưng Quang – Giám đốc Văn phòng Luật sư NHQuang và cộng sự, việc hạn chế thời gian làm thêm giờ ở những khu vực này sẽ làm ngăn cản khả năng kết nối của DN nói riêng và của nền kinh tế nói chung vào các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Cần sửa đổi phù hợp với đặc điểm lao động

Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn đang ở thứ hạng thấp theo số liệu tính theo PPP 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2017 đạt 10.232 USD, chỉ bằng 7,2% của Singapore; 18,4% của Malaysia; 36,2% của Thái Lan; 43% của Indonesia và bằng 55% của Philippines. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn của Việt Nam là tương đương với các quốc gia có cùng trình độ phát triển như Lào, Campuchia, thậm chí những quốc gia phát triển hơn Việt Nam như Thái Lan, Philippines, Maylasia vẫn duy trì 48 giờ/tuần. Giờ làm việc ở trong khoảng 40 – 44 giờ/tuần đa phần chỉ thuộc các quốc gia phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản, Singapore. Do vậy, để phù hợp với các quy định của Dự thảo Bộ Luật LĐ thì NSLĐ của người LĐ phải gia tăng để bù đắp cho các chi phí về tiền lương làm thêm, bảo hiểm xã hội gia tăng. “Nhưng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đó là điều mà người LĐ Việt Nam chưa thể làm được” – bà Trần Thị Lan Anh đánh giá.

Ngoài ra, người LĐ Việt Nam ý thức kỷ luật LĐ còn kém. Nếu giả định Dự thảo mới này có hiệu lực và tạo điều kiện cho người LĐ giảm giờ làm, hạn chế thời gian làm thêm, với ý thức kỷ thuật như hiện nay của nhiều người LĐ nông thôn, chắc chắn các DN sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo sản lượng “đầu ra” và đáp ứng tiến độ của các đơn hàng. Bên cạnh đó, nhiều người LĐ vẫn có nhu cầu mong muốn làm thêm giờ, để họ lo cho bản thân và gia đình.

Do vậy, xuất phát từ “lợi ích quốc gia” với mục tiêu quan trọng hàng đầu là gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng GDP và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhiều chuyên gia cho rằng, một số các quy định trong Dự thảo Bộ Luật lao động mới cần phải được xem xét và tính toán kỹ lưỡng, hợp lý, phù hợp với hiện thực khách quan, đặc biệt là thực trạng nguồn nhân lực và chất lượng LĐ Việt Nam.

Trong số các quy định mới của Dự thảo, một số quy định tiêu biểu mà nếu được áp dụng sẽ tác động không nhỏ tới nền kinh tế nói chung cũng như lợi ích của người LĐ và DN nói riêng là: Không thay đổi về trần làm thêm giờ, trả lương lũy tiến làm thêm giờ, cắt giảm thời giờ làm việc tiêu chuẩn.
Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả.
Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Bộ Nội vụ vừa có công văn 1814 gửi các bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn triển khai thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2024-2026.
Đề xuất địa phương quyết định lương tối thiểu vùng

Đề xuất địa phương quyết định lương tối thiểu vùng

Dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ sửa đổi danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực từ 15/6

Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực từ 15/6

Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Trong năm 2026, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục báo cáo Ban chỉ đạo và các cấp có thẩm quyền liên quan đến việc trả lương theo vị trí việc làm.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Hơn 3.000 nghìn việc làm được hơn 30 doanh nghiệp đem đến Ngày hội việc làm Trường Đại học Điện lực 2025 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 25/4.
Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ cho biết, các khoản tiền lương và phụ cấp được tính để hưởng chế độ tinh giản biên chế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Đề án của Chính phủ nêu rõ giữ nguyên chế độ, lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

Hơn 60 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Ngày hội tuyển dụng, việc làm IUH 2025, mang đến 10.000 vị trí hấp dẫn cho sinh viên khối kỹ thuật, kinh tế.
Số lượng lãnh đạo xã khi thực hiện chính quyền hai cấp

Số lượng lãnh đạo xã khi thực hiện chính quyền hai cấp

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp vừa ban hành công văn hướng dẫn các địa phương, trong đó có số lượng lãnh đạo cấp xã.
Cách xác định tuổi nghỉ hưu, trợ cấp cho quân nhân

Cách xác định tuổi nghỉ hưu, trợ cấp cho quân nhân

Thông tư số 19/2025/TT-BQP hướng dẫn cách xác định hạn tuổi phục vụ cao nhất hoặc tuổi nghỉ hưu để tính hưởng chính sách, chế độ đối với quân nhân.
Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ được sắp xếp ra sao theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp?
Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Ban Chỉ đạo về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp của Chính phủ thông tin chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã, đồng thời có thể tăng cường biên chế cán bộ.
PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

Báo cáo PAPI 2024 đánh giá cao hoạt động tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương và cho rằng, đây là cơ hội mang tính lịch sử giúp Việt Nam bứt phá.
Đề xuất cách làm mới về quy hoạch công chức

Đề xuất cách làm mới về quy hoạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất có thể cân nhắc xem xét nhằm đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ nhằm thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài.
Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đề xuất hướng xử lý ra sao để tránh tình trạng nể nang, không thực chất khi đánh giá công chức?
Đề xuất bỏ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Đề xuất bỏ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đề xuất chú trọng tăng lương cho viên chức và bỏ cơ chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Không hoàn thành nhiệm vụ, công chức bị xử lý ra sao?

Không hoàn thành nhiệm vụ, công chức bị xử lý ra sao?

Công chức có thể bị thôi việc nếu xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ và sau 6 tháng vẫn không đáp ứng được yêu cầu, không bố trí được vị trí việc làm phù hợp.
Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Bộ Nội vụ đề xuất sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ được liên kết với tài khoản định danh điện tử (VNeD) mức độ 2 và có giá trị pháp lý như bản giấy.
Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Tại dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức.
Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức, Bộ Nội vụ có đề xuất ra sao để áp dụng trong lần thực hiện dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)?
Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ khuyến nghị Việt Nam cân nhắc việc rút ngắn thời gian tập sự, thử việc cho công chức để sớm được bổ nhiệm chính thức và thực hiện quản lý công chức.
Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nghị định số 78/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Xét theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm quý I/2025 trong khu vực dịch vụ là 21,1 triệu người, chiếm 40,7%, tăng 100,3 nghìn người so với quý trước.
Mobile VerionPhiên bản di động